Xây dựng hệ giá trị quốc gia: Sợi dây vô hình gắn kết hàng triệu người con đất Việt

Thứ sáu, 25/11/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc xây dựng hệ giá trị quốc gia trong thời kỳ mới có vai trò quan trọng để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa là nhu cầu khách quan trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh’’. Trong mỗi một bước chuyển của dân tộc đòi hỏi có một hệ giá trị nhằm định hướng, đánh giá và điều chỉnh hành vi của xã hội. Việc xây dựng hệ giá trị quốc gia trong thời kỳ mới có vai trò quan trọng để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.

Xây dựng hệ giá trị quốc gia thời kỳ mới

Trong Văn kiện Đại hội XIII và bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24/11/2021 đã định hướng rất rõ việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời đại mới. Xây dựng những hệ giá trị này cũng chính là góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa, giá trị của con người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây cũng chính là khát vọng và đích đến của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

Năm 2021, tại Hội Nghị Văn hóa toàn Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, hệ thống, khái quát và định hướng khá rõ về những nội dung cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. 

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời đại mới là vấn đề hệ trọng mà quốc gia nào cũng quan tâm. Đây cũng không phải là vấn đề hoàn toàn mới, bởi Bác Hồ cũng như Đảng ta đã nhiều lần đề cập đến trong các văn kiện, nghị quyết… Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa, Đại hội VIII (1996) Đảng ta đã yêu cầu phải: “Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại”. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998) cũng đã yêu cầu: “Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội…

Đại hội X của Đảng (năm 2005) nhấn mạnh: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức với bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”. Đại hội XI của Đảng yêu cầu: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và ban hành Nghị quyết số 33 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ta đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng đầu tiên phải thực hiện là: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước”. Đại hội XII của Đảng (2016) cũng yêu cầu: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Kế thừa và phát triển các quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội và các Hội nghị Trung ương về lĩnh vực văn hóa trước đây, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.

xay dung he gia tri quoc gia soi day vo hinh gan ket hang trieu nguoi con dat viet hinh 1

Thực hiện tốt 4 hệ giá trị này góp phần quan trọng trong việc chấn hưng văn hóa và xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Ảnh: dangcongsan.vn

Như vậy, quá trình nhận thức về xây dựng hệ giá trị đã được Đảng ta nêu ra từ Đại hội VIII và liên tục được khẳng định, tiếp nối, bổ sung và hoàn thiện từng bước. Đến Đại hội XIII, những vấn đề này đã được Đảng ta đề cập ở tầm nhận thức mới. Nghị quyết Đại hội XIII nói về định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người đặt lên hàng đầu là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người gắn với việc phát huy, gìn giữ giá trị gia đình..., coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cơ bản trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Định hướng này rất phù hợp với tư tưởng chỉ đạo Đại hội XIII. Trong tư tưởng Đại hội XIII có nhấn mạnh là phải phát huy cho được tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh giá trị văn hóa và giá trị con người Việt Nam, xem đó như là động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Chính vì vậy, việc xây dựng những hệ giá trị này có ý nghĩa đầu tiên đó là góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa, giá trị của con người trực tiếp cho sự phát triển đất nước.

Việc xây dựng 4 hệ giá trị này sẽ tạo ra một cơ sở rất vững chắc để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc xây dựng được 4 hệ giá trị này thì văn hóa sẽ thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của đất nước trên con đường phát triển. Và chính những hệ giá trị này sẽ tạo nên tầm vóc của văn hóa, để văn hóa có thể thực sự “soi đường cho quốc dân đi”.

Tự tin hội nhập bằng bản lĩnh văn hóa dân tộc kết tinh từ các giá trị phù hợp với thời đại

Hệ giá trị quốc gia - một vấn đề tưởng vĩ mô nhưng thực ra lại rất bình dị, là sợi dây vô hình gắn kết hàng triệu người con đất Việt. Một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam nhưng chiến thắng nhiều kẻ thù mạnh hơn mình trong lịch sử của đất nước. Nguyên nhân không gì khác bởi cả dân tộc chung một ý chí, chung một khát vọng tự do hòa bình. Đó cũng chính là biểu hiện sinh động nhất của hệ giá trị quốc gia.

Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu phát triển, triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia sau hơn 25 năm nghiên cứu, hoàn thiện qua nhiều kỳ đại hội. Ngay từ Đại hội lần thứ 8 năm 1996, khi đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đảng đã đặt ra vấn đề phải hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới, phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại. Trải qua hơn 25 năm, những nghiên cứu đúc rút về hệ giá trị quốc gia được thực hiện qua hàng chục công trình nghiên cứu lớn và tổng kết qua các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt, đến Đại hội XIII, khái niệm hệ giá trị quốc gia chính thức được xác định, như một trong 4 hệ giá trị quan trọng nhất.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11 năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổng kết 9 giá trị tiêu biểu của hệ giá trị quốc gia là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Trong đó, giá trị được đặt lên đầu tiên là hòa bình. Bởi cùng với độc lập, thống nhất, đây là những giá trị thiêng liêng nhất, là khát vọng muôn đời của cả dân tộc Việt Nam.

Không chỉ đúc rút từ trong quá khứ mà hệ giá trị quốc gia, hay nói chính xác là hệ giá trị quốc gia dân tộc, còn là hệ giá trị lý tưởng, nó có ý nghĩa định hướng hoạt động của con người nói chung. Bằng hai vế ý nghĩa như vậy từ bản chất của giá trị, hệ giá trị quốc gia dân tộc được chúng ta đánh thức vào thời điểm này là vô cùng có ý nghĩa để đạt được mục đích Đại hội XIII ghi rõ đến năm 2030 – 2045 và xa hơn”, GS.TS Hồ Sĩ Quý - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ.

“Khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam có ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm. Dù ở lúc hòa bình thì vẫn mong cuộc sống đó được kéo dài, làm sao để bền vững”, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết.

Khi chiến tranh đi qua, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, phát triển và hội nhập, tất yếu sẽ hình thành những giá trị mới của quốc gia. Đó là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đến nay, khát vọng đó càng mạnh mẽ, thôi thúc hơn bao giờ hết. Đó là nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, từ người nông dân đến tri thức trẻ, để Việt Nam giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.

Với Việt Nam, dân giàu là gắn với cả vật chất và tinh thần, là gắn với xóa bỏ bình đẳng, đảm bảo an sinh xã hội để mọi người dân đều được hưởng thụ thành quả của phát triển chứ không dành riêng cho nhóm người nào. Dân giàu phải gắn liền với khát vọng cống hiến để phát triển đất nước hùng mạnh. Có thể thấy, một nền tảng xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh cho đến hệ thống lý luận của Đảng về hệ giá trị, đó là tinh thần vì dân.

Dân quyền được tôn trọng, dân quốc được đánh thức thì toàn bộ ý chí và sức mạnh dân tộc được vươn lên. Trong giai đoạn tới, từ nay cho đến giai đoạn 2030 – 2045, tất cả sức mạnh của quốc tế, của thời đại có thể được tích lũy và tập hợp trên cơ sở phát huy sức mạnh của dân. Khi tất cả sức mạnh tổng hợp của nhân dân được nhân lên, tích hợp lại thì mới tạo thành sức mạnh to lớn để đạt được mục tiêu kỳ vọng đặt ra vào năm 2030 – 2045”, TS. Hồ Sĩ Quý nói thêm.

Dân giàu nước mạnh phải dựa trên nền tảng của dân chủ, công bằng và văn minh. Đích đến cuối cùng là hạnh phúc. Đây là những giá trị mới mang tính thời đại, cần các nhà nghiên cứu, tầng lớp nhân dân phân tích, hoàn thiện để sớm đi đến thống nhất. Sắp tới đây, hội thảo quốc gia bàn về nội dung này sẽ được tổ chức. Hệ giá trị quốc gia chính là hồn cốt văn hóa, âm thầm chảy trong trái tim, suy nghĩ của mỗi chúng ta. Giờ đây, chúng ta cùng nhận diện, gọi đúng tên, đánh thức và cùng nhau thắp lửa cho những giá trị ấy.

Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương; Hội đồng Lý luận Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ quan liên quan phối hợp sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Hà Nội và các điểm cầu Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh vào 29/11.

Hội thảo sẽ tập trung làm rõ các nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia: hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc; hệ giá trị văn hóa: dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; hệ giá trị gia đình: ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; hệ giá trị con người: yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo…

Đồng thời, xác định những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức và quần chúng nhân dân thực hiện trong việc nghiên cứu, xác định và tổ chức thực hiện các hệ giá trị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hội thảo cũng xác định các định hướng, quan điểm, giải pháp xây dựng các hệ giá trị và từng giá trị cụ thể, để thúc đẩy sự phát triển đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 90 tham luận của các tác giả với các góc độ tiếp cận, kiến giải khác nhau nhưng về cơ bản thống nhất nêu bật các thành tố căn bản của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới…

Khánh An

Tin mới

Google ra mắt bản xem trước Android 16: Những tính năng mới đáng chú ý

Google ra mắt bản xem trước Android 16: Những tính năng mới đáng chú ý

(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.

Sức sống số
Ông Trump thay ứng viên Tổng chưởng lý, sau khi Matt Gaetz rút lui vì nhiều cáo buộc nhạy cảm

Ông Trump thay ứng viên Tổng chưởng lý, sau khi Matt Gaetz rút lui vì nhiều cáo buộc nhạy cảm

(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.

Thế giới 24h
Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man City vs Tottenham cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Nga sắp sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây

Nga sắp sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây

(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP.HCM: Nhiều rạp hát xuống cấp, chỉ 2/12 cơ sở đủ điều kiện hoạt động

TP.HCM: Nhiều rạp hát xuống cấp, chỉ 2/12 cơ sở đủ điều kiện hoạt động

(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.

Đời sống văn hóa
Ông Putin nói chiến tranh Ukraine đang lan rộng toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi 'hạ nhiệt'

Ông Putin nói chiến tranh Ukraine đang lan rộng toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi 'hạ nhiệt'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.

Thế giới 24h
Sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng làm đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

Sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng làm đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Giao thông
Làm rõ trách nhiệm quản lý, vận hành thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

Làm rõ trách nhiệm quản lý, vận hành thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.

Giao thông
Đoan Hùng (Phú Thọ): Dự án đường giao thông trăm tỷ thi công kiểu 'tiền trảm hậu tấu'!

Đoan Hùng (Phú Thọ): Dự án đường giao thông trăm tỷ thi công kiểu 'tiền trảm hậu tấu'!

(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.

Điều tra
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam nhận thưởng 'khủng' sau chức vô địch Đông Nam Á

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam nhận thưởng 'khủng' sau chức vô địch Đông Nam Á

(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.

Thể thao
Những phản ứng trước việc Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel

Những phản ứng trước việc Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel

(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.

Thế giới 24h
Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á

Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á

(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.

Thể thao
Củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia

Củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia

(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tin tức
Đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam

Đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam

(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Tin tức
Doanh nghiệp Hàn Quốc cần coi Việt Nam là điểm đến chiến lược để phát triển, ứng dụng công nghệ cao

Doanh nghiệp Hàn Quốc cần coi Việt Nam là điểm đến chiến lược để phát triển, ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Góc nhìn
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Góc nhìn
Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Góc nhìn
Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn