(CLO)Chúng tôi, những người công tác tại Bảo tàng Báo chí VN vinh dự được trực tiếp tiếp cận nhân chứng và lập hồ sơ di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Từ khi lập hồ sơ khoanh vùng di tích đến khi khánh thành bia di tích là cả một hành trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tâm huyết.
Tôi được về công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam năm 2017. Tôi nhớ ngày đầu gặp Nhà báo Phan Hữu Minh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, anh vỗ vai tôi: “Vũ ạ, phải đặt được bia di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ở Đại Từ, Thái Nguyên nữa thì mới yên tâm”. Sự yên tâm ở đây mà anh Minh nhắc đến, theo tôi nghĩ đó là sự yên tâm với lịch sử, với các vị tiền bối, với bề dày của việc đào tạo báo chí nước nhà, lớp học đầu tiên hơn 40 học viên ấy đã tỏa đi khắp các chiến trường, các nẻo đường đất nước đưa tin chiến sự, cổ vũ lòng dân đồng lòng đánh giặc xây dựng quê hương Việt Nam.
Chúng tôi bắt tay vào sưu tầm các hiện vật của các nhà báo đã từng là học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đi phỏng vấn từng nhân vật còn sống. Tôi còn nhớ, ngày 31 tháng 10 năm 2017, tôi và đồng chí Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, cùng Nguyễn Văn Ba, Bảo tàng viên đến nhà cụ Trần Kiên, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân. Cuộc gặp tại đây có bà Phạm Thị Mai Cương, bà Lý Thị Trung và bà Dung vợ ông Trần Kiên.
Tại đây mọi người như trở về thời trai trẻ, từ những câu chuyện về học hành, sinh hoạt của trường dạy làm báo ở chiến khu ấy, những tình cảm lứa đôi, những câu chuyện vui từ những món ăn như cà bung, làm báo tường... như làm chúng tôi sống lại thời kỳ hào hùng ấy. Bà Mai Cương kể lại, mắt vẫn ánh lên hãnh diện: “Trong lớp học, ba chị em phụ nữ được ngồi bàn đầu các thầy giáo vào dạy hoặc các đồng chí lãnh đạo đến thăm lớp đều được bắt tay trước, hãnh diện lắm so với cánh đàn ông”.
Bà Lý Thị Trung tâm sự: “Hồi ấy, nhà bếp cho ăn mãi món cà, hết cà nấu canh đến cà bung mắm tôm, nướng hấp đủ các kiểu đến nỗi chán không muốn ăn”. Ông Kiên thì trầm tĩnh: “Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng ai cũng hăng hái muốn trang bị cho mình kiến thức làm báo để phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân nhân”.
Nhiều lần đến thăm Nhà báo Phạm Viết Thiệu, ông tâm sự rằng sau khi học xong, đi thực tập phỏng vấn đồng chí Võ Nguyên Giáp, ông mất bình tĩnh run đến mức quên hết câu hỏi, nhờ bác Giáp trấn tĩnh động viên rồi ông cũng hoàn thành nhiệm vụ. Ông kể khu tập thể của học viên nam riêng, nữ riêng, nhà lớp lá, bàn ghế làm bằng tre chẻ đôi và xếp theo chiều cao dần về phía sau.
Những tấm ảnh, những bài viết, danh sách những buổi ghi hình về các nhân vật ... ngày một dày thêm. Đây là cơ sở để chúng tôi từng bước hoàn thiện hồ sơ, khoanh vùng di tích, trình các ngành chức năng xem xét, công nhận.
Đến quyết tâm của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam
Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam quyết tâm thực hiện việc lập hồ sơ để ngành chức năng công nhận Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích Quốc gia. Khi có văn bản của Hội Nhà báo Việt Nam giao cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên hoàn thiện hồ sơ khoanh vùng di tích là bước đầu để tiến tới xin công nhận di tích Quốc gia. Tôi và Nguyễn Văn Ba được đồng chí Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam giao nhiệm vụ phối hợp với cán bộ nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên bám sát việc lập hồ sơ khoanh vùng di tích.
Thực tế để làm được việc này chúng tôi đã phải đi lại cơ sở rất nhiều lần. Tôi nhớ, ngày đầu tiên đến xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tôi nhờ anh Thưởng, Giám đốc Đài Truyền thanh truyền hình thành phố cho xe chở đến xã, vào phòng chờ của Chủ tịch UBND xã, anh Nghị tiếp chúng tôi. Khi nghe chúng tôi trình bày về công việc, anh Nghị, Chủ tịch UBND xã đã báo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã và cho cán bộ địa chính đưa chúng tôi ra thực địa.
Khu vực Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xưa kia hiện nay phần lớn nằm dưới lòng Hồ Núi Cốc, một phần còn lại nằm trên địa phận của xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Sau khi đo đạc, xác định tọa độ khoanh vùng di tích, vẽ bản đồ… một việc rất quan trọng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Quốc gia.
Có lần khi đoàn công tác của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam có đồng chí Nguyễn Gia Thụy, Chánh Văn phòng và đồng chí Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra đi cùng về xã Tân Thái. Chiều đoàn phải về Hà Nội có việc gấp, tôi đã tình nguyện ở lại để xin 8 con dấu trên bản đồ khoanh vùng từ xã đến huyện lên tỉnh. Khi xác định được lô đất, đo đạc, cắm cọc san ủi tất cả đều làm rất rốt ráo, đúng quy trình.
Có lần, một mình bắt taxi từ Hà Nội lên Thái Nguyên, từ thành phố đi xe ôm về Tân Thái làm việc. Xong việc lại về, về rồi lại lên... đi về rất nhiều lần, có lần được việc, có lần về không. Tuy nhiên chúng tôi không nản, thời gian kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng càng đến gần, chúng tôi càng phải chạy nước rút bất kể ngày đêm.
Khi hoàn thiện thủ tục, chỉ chờ một chữ ký trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, tôi hồi hộp đứng chờ ở hành lang UBND tỉnh, vừa xong hồ sơ tôi lại cấp tốc bắt taxi về Hà Nội để cơ quan kịp trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận di tích cấp Quốc gia.
Rồi ngày đó cũng đến. Khi biết thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định công nhận Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích Quốc gia, trong lòng chúng tôi ai cũng dâng trào niềm vui. Công việc lớn và khó hoàn thành được là nhờ tâm huyết, nỗ lực rất cao của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, của các cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam, sự ra sức của các học viên, gia đình giảng viên và học viên. Đặc biệt, có sự quyết tâm và hỗ trợ đắc lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên, của nhân dân, chính quyền huyện Đại Từ và xã Tân Thái cùng sự đồng thuận, tạo điều kiện của các bộ, ban, ngành Trung ương.
Những ký ức của học viên như lời kể của các nhà báo Trần Kiên, Mai Cương, Lý Thị Trung... những bút tích của những giảng viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, những tấm ảnh, bài viết; những thước phim về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, rồi đây sẽ được phổ biến, trưng bày trang trọng nơi cách đây 70 năm là địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là những bằng chứng sinh động của Di tích lịch sử quốc gia này; sẽ là những tài liệu giáo dục truyền thống vô giá về lòng yêu nước, về truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng./.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Chiều 21/11, tại Hà Nội, đoàn công tác Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh Tuấn làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều lệ tại Chi hội Tạp chí Mặt trận.
(CLO) Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa quyết định ban hành Thể lệ giải báo chí viết về TP Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên UBND TP Buôn Ma Thuột phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải.
(CLO) Ngày 19/11, chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Hội Nhà báo TP HCM phối hợp với Tạp chí Giáo dục TP HCM tổ chức Lễ trao giải báo chí viết về giáo dục TP HCM lần thứ 2 năm 2024, với chủ đề “Vì sự nghiệp phát triển giáo dục TP HCM”.
(CLO) Chiều 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024.
(CLO) Ngày 15/11, Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang (đơn vị Thường trực Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2024) đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2024 và triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2025.
(CLO) Theo đề nghị của UBND thành phố Uông Bí, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh là đơn vị đồng tổ chức giải Chạy "YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản".
(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(NB&CL) Giải Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam luôn là sự kiện thể thao đặc biệt đối với người làm báo đam mê bóng bàn trong cả nước, uy tín và thương hiệu của giải đã được khẳng định sau 16 lần tổ chức. Năm nay với tên gọi mới, Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh Cúp Sao Vàng năm 2024 hứa hẹn nhiều hấp dẫn và bất ngờ.