Xây dựng Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Thứ sáu, 23/06/2023 21:31 PM - 0 Trả lời

CLO) Ngày 23/6, thảo luận về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, các Đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân…

Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có bố cục gồm 6 Chương, 34 Điều. Nội dung của dự thảo Luật gồm: Hoàn thiện quy định về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, nội dung quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Chế độ quản lý, bảo vệ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn, vành đai an toàn kho đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự của các công trình quốc phòng và khu quân sự; Chuyển đổi mục đích sử dụng, phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự; Chính sách đối với địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn, khu vực bị ảnh hưởng do yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

xay dung luat quan ly bao ve cong trinh quoc phong va khu quan su de dap ung yeu cau trong tinh hinh moi hinh 1

Toàn cảnh phiên họp.

Mục đích việc xây dựng Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong tổ chức thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu tiên các chương trình đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội đối với địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn bị ảnh hưởng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế đầu tư nước ngoài; chính sách đối với các khu vực bị hạn chế về quyền sử dụng đất và các quyền, lợi ích hợp pháp khác do yêu cầu quản lý, bảo vệ, bảo đảm an toàn cho công trình quốc phòng và khu quân sự.

Qua thảo luận, các Đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật với các lý do như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ. Các Đại biểu cũng cho rằng nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với Hiến pháp; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

xay dung luat quan ly bao ve cong trinh quoc phong va khu quan su de dap ung yeu cau trong tinh hinh moi hinh 2

Đại biểu Quốc hội Hà Thọ Bình (đoàn Hà Tĩnh) tham gia thảo luận.

Đại biểu Quốc hội Hà Thọ Bình (đoàn Hà Tĩnh) nhấn mạnh, việc ban hành Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên cơ sở nâng cấp Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994 và Luật hóa các quy định, Nghị định, Thông tư đã được kiểm nghiệm trên thực tế về việc quản lý, bảo vệ công trình có hiệu quả sẽ góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng cùng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại biểu nhấn mạnh, việc xây dựng Luật đã có cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn vững chắc.

Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự quy định tiêu chí về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự; phân loại cụ thể thành 4 loại (A, B, C, D) theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng; phân nhóm thành thành 4 nhóm (Nhóm đặc biệt, I, II, III) theo tính chất quan trọng, yêu cầu quản lý, bảo vệ; từng loại được phân thành các nhóm cụ thể.

xay dung luat quan ly bao ve cong trinh quoc phong va khu quan su de dap ung yeu cau trong tinh hinh moi hinh 3

Các Đại biểu Quốc hội tại phiên họp.

Nêu quan điểm tại phiên họp, Đại biểu Hà Thọ Bình bày tỏ đồng tình với sự cần thiết của việc phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự của dự thảo Luật. Theo Đại biểu, mục đích của việc phân loại, phân nhóm là để làm cơ sở xác định phạm vi bảo vệ, yêu cầu nội dung quản lý, biện pháp tổ chức quản lý phù hợp với từng loại, từng nhóm công trình khu quân sự. Mặt khác, việc phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự còn làm cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách cho các đối tượng liên quan đến công tác quản lý. Đại biểu Hà Thọ Bình cho rằng, việc phân loại, phân nhóm của dự thảo Luật đã được kế thừa, phát triển, bổ sung theo quy định Nghị định 04/CP ngày 16/01/1995.

xay dung luat quan ly bao ve cong trinh quoc phong va khu quan su de dap ung yeu cau trong tinh hinh moi hinh 4

Đại biểu Cầm Thị Mẫn (đoàn Thanh Hóa) đóng góp ý kiến cho dự án Luật.

Góp ý về nội dung này, Đại biểu Cầm Thị Mẫn (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, việc phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự thành nhiều nhóm, vừa phân loại theo chiều dọc, vừa phân loại theo chiều ngang có thể sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Do vậy, Đại biểu Mẫn đề xuất, dự thảo Luật nghiên cứu quy định phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo căn cứ yêu cầu quản lý, bảo vệ để quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.

Mặt khác, Đại biểu Cầm Thị Mẫn cũng đề nghị nghiên cứu chỉ nên giao cho Bộ Quốc phòng mà không cần giao cho Chính phủ ban hành danh mục loại, nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự. Bởi vì Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề này. Việc giao cho Bộ Quốc phòng ban hành danh mục loại, nhóm công trình quốc phòng, khu quân sự sẽ bảo đảm tính nhanh chóng, linh hoạt và giảm bớt thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu tác chiến của Quân đội nhân dân.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp của Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Tin tức
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.

Tin tức
Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tin tức
Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tin tức
Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.

Tin tức