Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

Thứ tư, 16/06/2021 19:16 PM - 0 Trả lời

 (CLO) Sáng 16/6/2021, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí xuất bản. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu. Ảnh: Anh Thế

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu. Ảnh: Anh Thế

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, bám sát tình hình thực tiễn

Tham dự Hội nghị còn có: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh; Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng Vĩnh Bảo...Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí xuất bản.

Báo cáo về công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản 6 tháng đầu năm 2021, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Trần Thanh Lâm nhấn mạnh 6 tháng đầu năm 2021, công tác báo chí, xuất bản tiếp tục phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục, định hướng dư luận xã hội, tích cực triển khai nhiệm vụ chính trị được giao.

Công tác chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, bám sát tình hình thực tiễn; tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc thống nhất một đầu mối trong chỉ đạo, định hướng thông tin, bảo đảm việc chỉ đạo, cung cấp thông tin thống nhất, kịp thời và thuyết phục, nhất là những vấn đề quan trọng, nhạy cảm, phức tạp.

Cơ quan chức năng chủ động ban hành các văn bản kế hoạch hướng dẫn thông tin, tuyên truyền về các vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong cung cấp thông tin cho báo chí; đẩy mạnh áp dụng công nghệ để đo kiểm, đánh giá, nhận định về xu thế thông tin, từ đó phân tích, đánh giá để có các biện pháp, giải pháp chỉ đạo, quản lý kịp thời, bám sát và phù hợp với tình hình thực tiễn…

Công tác chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí tiếp tục được tăng cường, nhất là đối với những sai phạm liên quan thực hiện tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không phù hợp lợi ích quốc gia, dân tộc. Cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ phục vụ các sự kiện chính trị, kỷ niệm lớn của đất nước và các hoạt động phát triển ngành. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý đã chỉ đạo các nhà xuất bản tập trung xuất bản một số loại sách đấu tranh chống lại các quan điểm, luận điệu thù địch sai trái, chống phá Đảng, Nhà nước; tuyên truyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia…

Sáu tháng đầu năm, các cơ quan báo chí chủ động, kịp thời thông tin, tuyên truyền về các sự kiện chính trị, sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Trần Thanh Lâm báo cáo về công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Phạm Đông

Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Trần Thanh Lâm báo cáo về công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Phạm Đông

Nhiều nhà xuất bản chủ động khắc phục khó khăn, đa dạng hóa đề tài, nội dung, hình thức, mẫu mã, xuất bản nhiều đầu sách giá trị về lý luận, văn hóa, văn học, lịch sử... đáp ứng như cầu đa dạng của bạn đọc.

Mạnh dạn hơn nữa trong rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo chí cho hợp lý

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo có nhấn mạnh về vấn đề thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, các cơ quan báo chí có giảm về số lượng, quản lý việc thực hiện theo tôn chỉ đã có tiến bộ…Tuy nhiên, việc xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, chấn chỉnh tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích chưa thực sự đạt hiệu quả thực chất, vẫn còn gây bức xúc trong dư luận xã hội...

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Anh Thế

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Anh Thế

Thứ trưởng nhấn mạnh tính cần thiết phải thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đồng thời cho rằng các cơ quan chủ quản báo chí phải nắm chắc, hiểu rõ về các cơ quan báo chí trực thuộc và mạnh dạn hơn nữa trong rà soát, sắp xếp lại các cơ quan báo chí cho hợp lý.

Sau nửa ngày làm việc khẩn trương với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, hội nghị đã tập trung thảo luận, trao đổi, phát biểu nhiều ý kiến xác đáng, có trọng tâm, trọng điểm, rất sâu sắc về công tác báo chí xuất bản, qua đó đánh giá toàn diện về hoạt động báo chí, xuất bản 6 tháng đầu năm 2021; phát hiện, đề cập đến những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề cần quan tâm trong công tác chỉ đạo, quản lý, cũng như tình hình hoạt động báo chí, xuất bản, đồng thời đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới.

Tận dụng tốt hơn thời cơ, quyết tâm hơn trong hành động

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: HV

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: HV

Kết luận tại Hội nghị giao ban Công tác báo chí xuất bản, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định rằng: “Sáu tháng đầu năm 2021, công tác báo chí, xuất bản triển khai trong điều kiện hết sức đặc biệt. Trong 6 tháng qua, công tác báo chí, xuất bản đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật”.

Bên cạnh việc ghi nhận kết quả, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng chỉ ra rằng, công tác báo chí, xuất bản 6 tháng qua có một số hạn chế, khuyết điểm đã được nhận diện và chỉ ra từ lâu nhưng chậm được khắc phục và những hạn chế, thiếu sót mới nảy sinh.

Đó là, chất lượng tham mưu chỉ đạo định hướng hoạt động báo chí, xuất bản chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; công tác định hướng chính trị, tư tưởng trong thông tin trên báo chí, xuất bản phẩm có lúc, có trường hợp chưa thật kịp thời, thiếu chiều sâu; Tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ, chưa đề cao việc tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị; Việc phát hiện, điều chỉnh, quản lý, xử lý thông tin sai sự thật, tiêu cực, thông tin bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự tổ chức, cá nhân…trên mạng xã hội chưa được kịp thời và nghiêm túc. Việc quản lý phóng viên, người làm báo, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú còn lỏng lẻo...

Trước tình hình này, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thời gian tới.

Theo đó, các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản phải bám thật sát, thật chắc các tư tưởng chỉ đạo tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng để triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, hướng đến “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển  hệ thống báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa. Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet”...

Đồng thời, tập trung thông tin tuyên truyền thật tốt những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2021 và nhiệm kỳ 2021- 2026... Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam và cơ quan chủ quản nhằm tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản; tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; tiến hành tổng kết Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Nhà nước về báo chí, xuất bản bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, đồng thời hỗ trợ, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, tạo điều kiện cho báo chí, xuất bản hoạt động, trong đó chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, xuất bản phát triển...

Ngoài ra, cơ quan chủ quản báo chí, xuất bản cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cơ quan báo chí, xuất bản trực thuộc…Chú trọng nắm bắt, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật tình trạng lợi dụng các nền tảng truyền thông trên internet để thông tin sai sự thật, kích động, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội. Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí, nhà xuất bản...

Thêm nữa, lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản, người làm báo, người làm xuất bản nêu cao tinh thần cách mạng, ý thức trách nhiệm, sứ mệnh nghề nghiệp, phát huy trí tuệ, tài năng, tâm huyết để xây dựng những sản phẩm báo chí, xuất bản phẩm có chất lượng chuyên môn cao, bám sát hơi thở cuộc sống, dẫn dắt, cổ vũ, tạo động lực, niềm tin hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp, tích cực... Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí, nhà xuất bản về mọi hoạt động của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn...

Tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là đối với quy trình xét duyệt nội dung báo chí, nội dung xuất bản, quy trình liên kết báo chí, xuất bản và khâu kiểm duyệt nội dung. Chú trọng quản lý hoạt động của phóng viên, cộng tác viên, phóng viên thường trú, biên tập viên nhà xuất bản; kiểm soát chặt chẽ hoạt động liên kết xuất bản, liên kết trong hoạt động báo chí...

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trả lời phỏng vấn phóng viên. Ảnh: Anh Thế

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trả lời phỏng vấn phóng viên. Ảnh: Anh Thế

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Ngoài những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 mang lại, báo chí, xuất bản còn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ tác động trực tiếp của các loại hình truyền thông mới. Tôi chia sẻ và cảm thông với những khó khăn, thách thức của báo chí, xuất bản. Tuy nhiên, không vì khó khăn mà nản lòng. Ngược lại, lường trước khó khăn, phức tạp để chúng ta chủ động hơn, nỗ lực hơn, đổi mới, sáng tạo, khoa học hơn; phát huy, khai thác tốt hơn mặt thuận lợi cơ bản; tận dụng tốt hơn thời cơ; quyết tâm hơn trong hành động; triển khai có hiệu quả những giải pháp công tác cơ bản đã được thảo luận, nhất trí, góp phần “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.

Hà Vân

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo