Xem xét kỹ các căn cứ của việc lùi thời điểm áp dụng chương trình SGK mới

Thứ năm, 02/11/2017 19:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 2/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Theo Tờ trình về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày, việc thực hiện Nghị quyết 88 tuy đã đạt được một số kết quả nhưng thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến. Nếu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ngay từ năm học 2018- 2019 sẽ khó yên tâm về chất lượng.

Báo Công luận
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh: TTXVN

Căn cứ tình hình trên, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019- 2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020- 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021- 2022.

Như vậy, so với lộ trình tại Nghị quyết số 88, việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu học chậm 1 năm, ở cấp trung học cơ sở chậm 2 năm và ở cấp trung học phổ thông chậm 3 năm. Theo phương án mới, sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình môn học, sách giáo khoa mới, tập huấn giáo viên…

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về nội dung này với 17 lượt đại biểu phát biểu và 1 lượt đại biểu tranh luận. 

Về việc điều chỉnh thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết lùi thời điểm bắt đầu áp dụng để có thêm thời gian chuẩn bị, bảo đảm chất lượng khi thực hiện. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị làm rõ tính khả thi của thời hạn lùi 1 năm và các giải pháp bảo đảm thực hiện, vì còn nhiều công việc phải triển khai. 

Đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận), đặt vấn đề: Để triển khai chương trình sách giáo khoa mới, cần xem xét liệu có đủ thời gian để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng hay không? Theo đại biểu, các công việc để triển khai chương trình sách giáo khoa mới đều ở trong tình trạng chậm tiến độ. Tới nay, quy định về các môn học vẫn chưa được hoàn thiện để có cơ sở trong việc biên soạn cho việc thẩm định và triển khai việc thực nghiệm sách giáo khoa... Việc chuẩn bị các điều kiện chuẩn bị cho chương trình sách giáo khoa mới như tập huấn cho đội ngũ giáo viên, kinh phí cho các hoạt động dạy học… cũng cần được xem xét cẩn trọng.

Ý kiến một số đại biểu cho rằng, lùi 1 năm, 2 năm hay 3 năm đều phải được cân nhắc thật kỹ và có căn cứ để báo cáo với Quốc hội. Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) cho rằng đây là việc hệ trọng, ảnh hưởng đến cả thế hệ. Do đó, việc chuẩn bị cần cẩn trọng để bảo đảm chất lượng là cần thiết. Nhất là trong điều kiện thực tiễn cho đến nay việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình mới còn chậm, chưa bảo đảm theo lộ trình và tiến độ đặt ra.

Báo Công luận
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu 

Lo ngại việc lùi thời gian áp dụng lộ trình thay mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới có thể kéo theo sự lãng phí, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho biết, đề án thực hiện đã được 3 năm, theo Nghị quyết của Chính phủ thì từ tháng 6/2016 đến tháng 7/2018, phải biên soạn xong sách giáo khoa của lớp 1, lớp 6 và lớp 10. Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu câu hỏi: Ngành giáo dục cần làm rõ, trong 3 năm, đã chi hết bao nhiêu tiền và triển khai việc này ra sao? Khi đã kéo dài thời gian thì kéo theo chi phí tăng thêm bao nhiêu? 

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần quyết liệt hơn trong triển khai Nghị quyết; xác định cụ thể lộ trình thực hiện từng công việc, bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện; có giải pháp bảo đảm sự đồng bộ chương trình, sách giáo khoa mới với việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII; hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục...


Thế Vũ


Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(CLO) Ngày 24/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý chủ chốt gắn với triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin tức
Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

(CLO) Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.

Tin tức