(CLO) Sáng 12/4, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại công ty Gang thép Thái Nguyên.
Trong số 19 bị cáo của vụ án, 18 bị cáo đã có mặt tại phiên tòa. Riêng bị cáo Đậu Văn Hùng (nguyên Tổng Giám đốc VNS) đã có đơn xin phép được xét xử vắng mặt với lý do bị cáo mắc nhiều bệnh nan y, sức khỏe yếu, không thể ngồi phiên tòa trong thời gian nhiều ngày. Trong đơn, bị cáo Hùng nêu rõ bị cáo đã có lời khai chi tiết tại cơ quan điều tra, bị cáo không thay đổi lời khai và cũng không bổ sung gì thêm. Bị cáo nhận thức được hành vi vi phạm, ăn năn hối cải và xin được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 12/4.
Tại tòa, đại diện Viện KSND TP Hà Nội cho rằng trong phiên xử, ngoài bị cáo Đậu Văn Hùng, ngân hàng BIDV và một số người liên quan cũng vắng mặt nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét triệu tập.
Sau hội ý, Hội đồng xét xử thống nhất thấy cần thiết phải triệu tập giám định viên đến tòa. Về đề nghị triệu tập đại diện VINAINCON, chủ tọa cho biết đã triệu tập cả đại diện và Tổng giám đốc doanh nghiệp này nhưng chỉ có mặt đại diện, vắng Tổng giám đốc nên tòa án sẽ phối hợp với công an để tiếp tục triệu tập.
Với đề nghị của luật sư Nguyễn Đình Khỏe xin triệu tập thêm nhân chứng là nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vì ông là người ký những văn bản rất quan trọng trong vụ án. Tương tự, luật sư Trần Văn Tạo cũng đề nghị triệu tập ông Hoàng Trung Hải và ông Vũ Huy Hoàng – cựu Bộ trưởng Bộ Công thương.
Về đề nghị triệu tập nguyên Phó thủ tướng Chính phủ và nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, Hội đồng xét xử thấy họ đã có tài liệu tại giai đoạn điều tra; nếu luật sư thấy cần thiết, tòa sẽ công bố các tài liệu này.
Chủ tọa thông báo thêm, đề nghị giao tài liệu cho bị cáo của luật sư Đinh Anh Tuấn là đúng quy định nên chấp thuận. Do đó, phiên tòa tiếp tục bước vào phần xét hỏi.
Theo cáo trạng, dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO được triển khai năm 2007 và do VNS chỉ đạo, kiểm soát; đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Để triển khai, TISCO ký với MCC hợp đồng trọn gói EPC trị giá hơn 160 triệu USD. Hợp đồng cũng quy định MCC phải thi công, chạy thử, chuyển giao công nghệ, sửa chữa lỗi nếu có... trong vòng 30 tháng.
Thời điểm tháng 8/2007, hợp đồng EPC chưa có hiệu lực nhưng TISCO đã cho phía MCC ứng hơn 35 triệu USD. Đến cuối năm 2008, tức 11 tháng sau khi hợp đồng có hiệu lực, MCC vẫn chưa lựa chọn nhà thầu phụ cũng như hoàn thiện thiết kế; không đặt hàng máy móc… và ngược lại còn rút hết người rồi yêu cầu tăng giá trị EPC thêm 138 triệu USD.
Việc này vi phạm hợp đồng đã ký nhưng các bị cáo lại xin ý kiến để có thể chấp thuận yêu cầu tăng giá của MCC. Khi được hỏi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chỉ rõ, tăng giá là không có căn cứ; TISCO cần chấm dứt hợp đồng, xem xét hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
TISCO cũng thuê một hãng luật của Singapore tư vấn cho mình. Hãng luật này khẳng định, MCC không thể đơn phương tăng giá hợp đồng do đã thỏa thuận rõ khi kí hợp đồng trọn gói cố định; hợp đồng EPC cũng không có điều khoản về việc điều chỉnh giá do biến động tỷ giá hoặc tăng giá nguyên vật liệu... Nếu MCC bỏ dở công trình sẽ vi phạm hợp đồng và TISCO có thể yêu cầu bồi thường.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận, từ những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và hành vi thiếu trách nhiệm của các cá nhân thuộc TISCO và VNS đã dẫn đến hậu quả làm thất thoát, lãng phí, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước với tổng số tiền lên tới hơn 830 tỷ đồng. Đây là số tiền lãi suất thực tế mà TISCO đã phải trả cho các ngân hàng kể từ khi dự án chậm tiến độ (từ ngày 31/5/2011) đến thời điểm khởi tố vụ án (ngày 18/4/2019).
Vụ án này có 19 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó 14 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 360, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm: Trần Trọng Mừng (sinh năm 1949, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - TISCO), Mai Văn Tinh (sinh năm 1952, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNS), Trần Văn Khâm (sinh năm 1961, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc TISCO), Đậu Văn Hùng (sinh năm 1951, nguyên Tổng Giám đốc VNS), Đặng Thúc Kháng (sinh năm 1959, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát VNS), Nguyễn Trọng Khôi (sinh năm 1957, nguyên Phó Tổng Giám đốc VNS), Ngô Sỹ Hán (sinh năm 1950, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Quản lý Dự án mở rộng sản suất giai đoạn 2 TISCO), Đặng Văn Tập (sinh năm 1952, nguyên Phó Giám đốc thường trực Ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 TISCO), Đồng Quang Dương (sinh năm 1960, nguyên Phó Giám đốc kiêm Thư ký Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 TISCO), Trịnh Khôi Nguyên (sinh năm 1963, nguyên Trưởng Phòng Đầu tư phát triển VNS), Nguyễn Văn Tráng (sinh năm 1958, nguyên Ủy viên Ban kiểm soát VNS), Đỗ Xuân Hòa (sinh năm 1954, nguyên Kế toán trưởng TISCO), Uông Sỹ Bính (sinh năm 1953, nguyên Phó Trưởng Phòng Kế toán Thống kê Tài chính TISCO), Lê Thị Tuyết Lan (sinh năm 1963, nguyên Phó Trưởng Phòng Kế toán Thống kê Tài chính TISCO).
Ngoài ra, hai bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng quản trị VNS gồm Lê Phú Hưng (sinh năm 1962) và Nguyễn Minh Xuân (sinh năm 1958); 3 bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng quản trị TISCO gồm: Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1955), Hoàng Ngọc Diệp (sinh năm 1966) và Đoàn Thu Trang (sinh năm 1985) cùng bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 360, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
Liên quan đến vụ livestream sản phẩm kẹo rau củ Kera, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố một số bị can, trong đó có Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.