Xu hướng bạo lực học đường: Cần tăng nặng hình phạt để răn đe

Thứ bảy, 20/06/2020 09:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các hình phạt áp dụng trong xử lý bạo lực học đường hiện không đủ mạnh để răn đe, giáo dục nên cần thiết phải bổ sung các hình phạt mới nghiêm khắc hơn.

Bạo lực học đường đang cho thấy nhiều biến tướng mới mà nổi cộm hơn trong những ngày gần đây là tình trạng nữ sinh đánh nhau.

Chỉ trong thời gian ngắn, ở nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ninh một số học sinh nữ cấp 2, cấp 3 vì mâu thuẫn nhỏ đã đánh hội đồng bạn mình. Điều đáng bàn ngoài việc “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” thì các nữ sinh tìm nhiều cách để lăng mạ, hạ nhục nhân phẩm của bạn.

Vụ việc gần đây nhất xảy ra ở Trường Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên Kim Sơn, Đông Triều, Quảng Ninh.

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, cần thiết bổ sung các hình phạt nghiêm khắc để răn đe giáo dục nhằm ngăn chặn bùng phát bạo lực học đường (ảnh Trinh Phúc).

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, cần thiết bổ sung các hình phạt nghiêm khắc để răn đe giáo dục nhằm ngăn chặn bùng phát bạo lực học đường (ảnh Trinh Phúc).

Ngoài việc đánh bạn, các nữ sinh còn lột đồ trong tiếng hò reo của bạn bè xung quanh.

Những học sinh này đều chưa đủ 16 tuổi nhưng mức độ, hành vi cho thấy những toan tính rất phức tạp trong đó.

Đây là xu hướng nguy hiểm, cần thiết phải được chấn chỉnh kịp thời.

Một trong những nguyên nhân được tiến sĩ tâm lý Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Việt Nam chỉ ra khi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận là tình trạng pháp luật chưa nghiêm, các hình phạt chưa đủ sức nghiêm trị đối với các hành vi nguy hiểm.

Thời gian qua, bạo lực học đường được các cấp, các ngành tìm cách chấn chỉnh thể hiện ở việc nhiều văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thậm chí là buộc phải cam kết đến tận các trường học nhưng vấn nạn này vẫn bùng phát nhiều nơi.

Nguyên nhân công tác giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi gia đình hiệu quả chưa cao đến với từng học trò.

Bạo lực học đường trước hết do nhận thức giá trị của mỗi người không đầy đủ. Nếu mỗi học sinh biết có tôn trọng mình, tôn trọng mọi người, yêu thương mình và yêu thương mọi người, biết khoan dung với lỗi lầm của người khác thì sẽ không có những chuyện bạo lực như thế.

Giáo dục giá trị cho học sinh hiện đang còn yếu, trong các nhà trường đang chú ý về mặt giáo dục kỹ năng sống. Trong khi phải giáo dục giá trị sống trước, giáo dục kỹ năng phải đi theo chuẩn giá trị nếu không nhận thức hạn chế và sẽ bùng phát bạo lực.

Ngoài vấn đề giáo dục thì công tác quản lý của nhà trường, gia đình chưa tốt.  Mỗi học sinh có lối sống, cách sống khác nhau nên công tác quản lý mỗi gia đình hết sức chặt chẽ.

Nhà trường với hệ thống quản lý như cô thầy chủ nhiệm, bảo vệ cần quan tâm tới các em. Để xảy ra những việc như vậy cho thông việc quản lý chưa chặt chẽ.

Một trong những nguyên nhân của bạo lực học đường bùng phát chính là việc xử lý về mặt pháp luật các hành vi xâm phạm chưa đủ sức răn đe.

Nếu bạo lực học đường chỉ dừng lại ở cảnh cáo, phê bình, đình chỉ học mà chưa có những hình thức bổ sung khác thì rất khó để ngăn chặn.

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, cần có hình phạt hành chính như lao động công ích để cá em nhận thức được lỗi lầm và trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Một vấn đề cần thiết phải được quan tâm đó là giáo dục giới tính cho các nữ sinh. Các em cần biết được con gái phải tế nhị, đoan trang. Các gia đình khi giáo dục con chưa lấy giới tính làm đầu như học ăn, học nói, học gói, học mở… thành nếp.

“Có bao giờ thấy con gái đánh nhau kiểu đó đâu. Chửi bới nhau nhiều nhưng đánh nhau như bây giờ mới phát triển.

Làm sao, các clip bạo lực học đường được ngăn chặn kịp thời, tránh lan truyền đó là vấn đề cần thiết được quan tâm lúc này” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục