Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để trục lợi

Thứ bảy, 07/03/2020 20:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có công văn hỏa tốc 430/TCQLTT-CNV chỉ đạo các Cục QLTT tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để mua vét, mua gom hoặc định giá bán bất hợp lý đối với các mặt hàng thiết yếu, các thiết bị y tế như khẩu trang, nước sát khuẩn.

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tính đến 17h ngày 7/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc mới nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước ta lên con số 20.

Đặc biệt sau khi Hà Nội xuất hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19 khiến người dân lo lắng đổ xô tới các trung tâm thương mại, siêu thị mua tích trữ các mặt hàng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Đồng thời mặt hàng vật tư, thiết bị y tế bảo vệ sức khỏe như nước sát trùng, dung dịch rửa tay,...nhất là khẩu trang y tế vẫn khan hiếm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Để góp phần ổn định cung cầu thị trường, bảo đảm quyền lợi của người dân, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Tổng cục QLTT chỉ đạo các Cục QLTT địa phương; đặc biệt là Cục QLTT các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Chỉ đạo các Đội QLTT giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế  phòng, chống dịch bệnh trong điều kiện thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh Covid-19.

Đặc biệt chú trọng xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng là hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh. Trường hợp nếu phát hiện các hành vi nói trên có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các Cục QLTT cần bố trí nguồn lực hợp lý, ưu tiên cao cho việc khẩn trương xử lý triệt để số khẩu trang đang tạm giữ, đã tịch thu. Chuẩn bị giải pháp cụ thể để xử lý số khẩu trang đang tạm giữ, tịch thu báo cáo với cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm nhanh chóng sử dụng số hàng hóa này phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục QLTT, ngay trong đêm ngày 6/3 và rạng sáng ngày 7/3, Cục QLTT TP.Hà Nội đã họp và ban hành văn bản số 227/QLTTHN chỉ đạo các phòng, Đội QLTT huy động cán bộ, công chức xuống địa bàn tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh thương mại.

Đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân như: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh); các sản phẩm khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng,... 

Ngoài ra yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và thực hiện ký cam kết không tăng giá, bán hàng hóa đúng giá niêm yết, đảm bảo ổn định thị trường. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng, cửa hàng tạp hóa, tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh.

Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các đối tượng có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán hàng hóa bất hợp lý; bán hàng không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết; trà trộn hàng giả, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ… thu lợi bất chính.

Thế Anh

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Thị trường - Doanh nghiệp