Xuân về bên thềm giếng

Thứ ba, 05/02/2019 16:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cũng như những đứa trẻ khác, chỉ cần trời hửng nắng sau những cơn mưa dằng dặc là tôi nhảy đứng nhảy ngồi ngó chừng Tết.

Bụng dạ cứ nao nao, làm gì, chơi gì cũng bồn chồn trông Tết. Nhưng tôi không xé lịch, không phải đếm lùi như mấy đứa nhỏ khác, vì tôi có một tín hiệu riêng để “dự báo” Tết. Thật dễ dàng, chỉ cần nhìn ra… luống gừng bên cạnh thềm giếng nhà bà thì sẽ biết Tết đang về tới đâu.

Không thế sao được, khi đã thành lệ là cỡ nửa tháng Chạp trở đi thì bà nội ở ngoài đám gừng nhiều hơn trong nhà. Cứ lui cui lo mấy bụi gừng mà quên luôn cô cháu gái đã ướm xong bộ đồ Tết và chờ ngắm, chờ khen. Bỏ mặc cô cháu gái hớn hở khoe áo mới, bà còn thủng thẳng dòm bụi gừng, đưa tay cào nhẹ một lớp đất thăm dò rồi bảo “Trúng Tết rồi!”. Lạ lắm. Nghe được câu đó, tôi thấy vui… gấp đôi chuyện được bà khen mặc đồ mới. Bởi hồi ấy tôi mặc định rằng, chỉ cần nghe câu đó của bà nội là thấy Tết.

Mua-dong-moc-chau-5

Thấy gừng là thấy Tết. “Gia quy” của bà tôi thì mứt gừng sẽ là lựa chọn số 1 cho thực đơn Tết. Với bà nội, Tết thiếu cái gì cũng được nhưng nhất định phải có mứt gừng. Tôi không thích vì gừng cay, bà bảo, gừng phải cay mới ngon. Hương vị cay nồng ngọt nhẹ mới đích thị là hương vị Tết. Ông nội xác nhận liền, còn gì sung sướng bằng ba bữa Tết được ngồi bên ấm trà nóng nhâm nhi mứt gừng.

Nói đến mứt gừng thì nhớ ngay cái thềm giếng nhà bà.

Gừng được nhổ, giũ đất cát rồi đem vô thềm giếng rửa sạch sẽ để chuẩn bị làm mứt. Được cái thềm giếng nhà nội núp dưới cây cam to nên mát rượi - cảnh hai bà cháu loay hoay với mấy củ gừng chắc là giống cái quang cảnh của những ngôi nhà trong truyện cổ tích ngày giáp Tết.

Gừng được bóc vỏ, rửa, ngâm, luộc, sên… tất cả các công đoạn đều được bà tôi thực hiện ngoài thềm giếng. Tôi không muốn ăn nhưng thích hít mùi thơm của gừng đem sên với đường nên cứ lẽo đẽo theo bà, à, điều quan trọng hơn là vì cứ hết một công đoạn làm mứt gừng thì tôi thấy mùa xuân nhích lại gần mình hơn một chút.

 ***

Cháu gái trưởng thành, xa quê, xa nội. Những mùa xuân nối tiếp đi qua, ngôi nhà lợp ngói vảy đã tan tành theo thời gian, bà nội đã thành người thiên cổ. Nơi ngày xưa, những ngày giáp Tết bà hay ngồi bên thềm giếng làm mứt gừng bây giờ chỉ còn lại một khu vườn hoang.

Tết về thăm lại nơi xưa, cháu gái đứng tần ngần, lùng tìm trong đám cỏ dại mùi thơm cay của mứt gừng, bỗng lặng người vì như thấy bóng bà lặng lẽ bên thềm giếng. Tâm thức lội ngược về tuổi thần tiên, nhớ những lần lén bà lấy trộm những miếng mứt gừng, ngậm hết phần ngọt rồi bỏ lại xác gừng vào chén, một chén đầy. Cũng hôm đó trời mưa nhưng một hai cũng thích đi chơi vì mưa xuân rất đẹp, đi chơi nhà các bạn, gặp gì cũng ních, hậu quả là bụng đau ê ẩm. Về nhà bà cho uống nước gừng thấy đỡ liền – mủi lòng muốn khóc khi hay bà lấy xác gừng cháu bỏ trong chén đem nấu nước để uống, trị đau bụng, cảm lạnh.

Lại xuân…

Mùa xuân này không còn bà, chỉ có cô cháu gái ngồi bên thềm giếng, nghe lòng ấm lại như vừa được uống ly nước gừng bà nấu.

Nguyễn Thị Bích Nhàn

Tin khác

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Các Nghị quyết, chỉ đạo quan trọng của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng quyết định thắng lợi Điện Biên Phủ

Trong bối cảnh cuộc chiến Điện Biên Phủ đang dần bước vào những thời khắc quyết định, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã đưa ra các nghị quyết, chỉ đạo quan trọng mang tính định hướng cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

Đời sống văn hóa
Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa