Xuất khẩu nông lâm, thủy sản sang Trung Quốc: Cơ hội và thách thức

Thứ tư, 18/09/2019 07:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ 1/10, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng. Quy định này là thách thức không nhỏ đối với các mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam đối với thị trường này.

Đóng gọi thanh long chuẩn bị cho xuất khẩu. Ảnh minh họa

Đóng gọi thanh long chuẩn bị cho xuất khẩu. Ảnh minh họa

Thị trường truyền thống, nhiều tiềm năng 

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam, với nhiều mặt hàng nông sản chiếm từ 40 đến 70% tổng thị phần xuất khẩu, với khoảng 70% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng rau, quả; hơn 22% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam... 

Hiện Trung Quốc còn là thị trường đứng thứ 1 về cao su, rau quả và sắn các loại; đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 4 về chè; đứng thứ 5 về thủy sản; đứng thứ 9 về cà phê... Đồng thời, đây vẫn đang là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác.

Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm.

Cùng với dân số hơn 1,4 tỷ dân, với nhu cầu phong phú về hàng hóa nông thủy sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng, dư địa tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc, khi đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng của sản phẩm.

Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng đang đặt ra cho Việt Nam những khó khăn, thách thức lớn, trong đó, thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp Việt Nam là việc Trung Quốc chuyển chính sách nhập khẩu nông sản theo nhiều hình thức, sang chỉ nhập khẩu chính ngạch, theo đúng quy tắc của quốc tế, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt bị động khi đưa hàng hóa tới biên giới nhưng không xuất khẩu được.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), việc Trung Quốc đưa ra những yêu cầu cao về chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch như hiện nay; chủ động hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, qua đó chúng ta hạn chế được rủi ro, giảm sự lệ thuộc trong khâu tiêu thụ tại thị trường này và giảm thiểu tình trạng bị ép giá hoặc “được mùa - mất giá...

Cùng với đó, Trung Quốc đang tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cho đầu tư phát triển nền nông nghiệp để giảm nhập khẩu.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất nhiều mặt hàng nông sản tại chỗ không có nghĩa là sẽ ảnh hưởng tới mức khiến Việt Nam không thể sản xuất và xuất kẩu được sản phẩm sang thị trường này nữa. Chúng ta cần phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ để tổ chức sản xuất, không xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm.

Tuy vậy, qua thống kê 7 tháng đầu năm 2019, quy mô xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc giảm so với cùng kỳ.

7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm trên 67%, hàng rau quả giảm hơn 8%, sắn và sản phẩm từ sắn giảm 9,6%, sản phẩm từ cao su giảm 9,8%, cà phê giảm gần 9%...

Tuy vậy, vẫn có nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh như xuất khẩu chè tăng gần 60%, đạt 14,8 triệu USD, điều tăng hơn 30% đạt 268 triệu USD, cao su tăng hơn 6% đạt 677 triệu USD và thủy sản tăng gần 6% đạt 592,7 triệu USD...

Nhằm giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này, các bộ, ngành cùng các hiệp hội, doanh nghiệp và người sản xuất đang tích cực đàm phán với các cơ quan chức năng Trung Quốc và bổ sung loại hình nông sản xuất khẩu theo chính ngạch.

Vượt thách thức, mở thị trường

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao những thành tích xuất khẩu nông sản, thuỷ sản thời gian qua. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra những bất cập, vấn đề tồn tại, hạn chế, chưa thực sự bền vững trong khâu tổ chức sản xuất, xuất khẩu, khó kiểm soát vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu về thị hiếu, nhu cầu của thị trường, giữ tập quán kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, không ổn định về thị trường, dẫn đến tình trạng tồn đọng, ùn ứ trong nước và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả xuất khẩu...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, những khó khăn về xuất khẩu sang Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm và các Bộ, ngành, doanh nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực giải quyết.

Đến thời điểm này không thể chậm trễ được nữa vì Trung Quốc ngày càng đặt ra các hàng rào với yêu cầu cao, chặt chẽ liên quan đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu…

Trong thời gian tới các cơ quan cùng phối hợp tiếp tục phổ biến về các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan đến xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

Kịp thời có hướng dẫn, giải đáp về các quy định, tiêu chuẩn của Trung Quốc để các địa phương nuôi trồng, xuất khẩu trọng điểm, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu có kế hoạch xuất khẩu phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường, qua đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Tập trung cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Phối hợp các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam... là những giải pháp chung.

Cùng với đó là các nhóm giải pháp mang tính cụ thể như trong sản xuất, phải bố trí thời vụ để lệch vụ so với sản phẩm cùng loại tại Trung Quốc. Đẩy mạnh vào khâu công nghệ bảo quản, đặc biệt là khâu chế biến sâu nhằm kéo dài thời vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu

Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh và đặc biệt là đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương mở nhiều lớp tập huấn và tạo kênh thông tin kịp thời về thị trường, về các quy định mới nhất của nước bạn; đặc biệt là vào thời điểm vụ thu hoạch từng loại nông sản. Qua đó, người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu có giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu từ thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc…

Trước đây các doanh nghiệp, tổ chức vẫn coi Trung Quốc là thị trường dễ tính; không đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao; sản xuất nông, thủy sản chỉ tập trung giao thương với các tỉnh biên giới mà chưa đi sâu vào nội địa Trung Quốc…

Nhưng nay đã khác, đã đến lúc, ra sân chơi lớn, Việt Nam giao thương với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng cần có những động thái tích cực hơn để vượt rào cản của các nước nhập khẩu.

Doanh nghiệp cần hoàn thiện các yêu cầu xuất khẩu hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phải coi đó vừa là thách thức và vừa là cơ hội tốt để từng bước thâm nhập, chinh phục thị trường Trung Quốc và các quốc gia có yêu cầu khắt khe với chất lượng nông sản. Đây cũng chính là điều kiện để nông dân và doanh nghiệp Việt Nam cải tiến phương thức theo hướng đồng bộ, bài bản trong chuỗi giá trị của mình.

Nhìn nhận vấn đề trên,Bộ trưởng Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, căn cơ của vấn đề vẫn nằm ở bài toán chất lượng nông sản. Không riêng thị trường Trung Quốc mà với bất cứ thị trường nào trong bối cảnh hội nhập, yêu cầu cao về chất lượng vẫn là đáp án của thành công. 

Lê Minh

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Thị trường - Doanh nghiệp