Xuất nhập khẩu: “Điểm sáng” kinh tế mùa dịch bệnh

Thứ năm, 02/09/2021 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, chính là các chỉ số xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo: sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay chỉ có tính chất tạm thời.

Trong gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam. Hầu hết, các chỉ số tăng trưởng kinh tế đều thấp hơn so với mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, “điểm sáng” của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, chính là các chỉ số xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo: sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay chỉ có tính chất tạm thời.

Các chỉ số xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng

Nhận định về điều này, PGS.TS Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định: Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầy hứa hẹn của các doanh nghiệp FDI, sau khi các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực. Tất cả những yếu tố này sẽ là động lực cho kinh tế vĩ mô Việt Nam tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, bất chấp các tác động của đại dịch Covid-19, trong 7 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu tăng lên 185,3 tỷ USD, tăng 25%. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng lên 188,0 tỷ USD, tăng 35,3%.

xuat nhap khau diem sang kinh te mua dich benh hinh 1

Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.

Còn theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính riêng cho 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế EVFTA với hàng xuất khẩu lên đến 29,09%. Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, sản phẩm từ cao su đạt 61 triệu USD tăng 56,91%; gạo đạt 5,2 triệu USD tăng 3,73%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 70,5 triệu USD tăng 33,75%; rau quả đạt 63,8 triệu USD tăng 12,5%.

Trong EU, Italia là thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu “thần kỳ”. Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Italia đạt 2,29 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương khẳng định: Việc Việt Nam tham gia vào một trong những hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA với một đối tác lớn như EU đã tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều lĩnh vực tiềm năng đi kèm với mức độ áp dụng công nghệ cao vào những lĩnh vực đó.

Có thể nói đến việc hợp tác với EU trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đây là lĩnh vực tiềm năng mà trong đó nước ta có thể nhận được sự chuyển giao giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm. EVFTA và EVIPA là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được tiềm năng về vốn, công nghệ của EU.

“Sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu chỉ là tạm thời”

Cũng có cùng quan điểm xuất nhập khẩu là “điểm sáng” của nền kinh tế, song bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho rằng, sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay chỉ có tính chất tạm thời.

Giải thích rõ hơn về điều này, bà Chi Lan nói: Hiện nay, sự tăng trưởng của xuất khẩu đến từ các hợp hợp đồng cũ, các doanh nghiệp đã ký trước đó. Do đó, trong hoàn cảnh cảnh dịch bệnh phức tạp, họ vẫn phải làm, vẫn phải tăng cường sản xuất. Một phần là vì chữ “tín”, một phần sợ bị phạt nếu vi phạm hợp đồng.

xuat nhap khau diem sang kinh te mua dich benh hinh 2

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng của đại dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong trường hợp, các doanh nghiệp này hoàn thành hợp đồng đã ký, rất khó để đoán định tương lai của ngành xuất nhập khẩu. Vì mọi người đều thấy, nội bộ nền kinh tế Việt Nam chúng ta thấy các chuỗi cung ứng bị đứt gãy như thế nào, doanh nghiệp khó khăn ra sao ai cũng rõ”, bà Phạm Chi Lan nói.

Bên cạnh đó, theo bà Phạm Chi Lan, đặc điểm của kinh tế Việt Nam là bị phụ thuộc vào hàng hóa FDI, xuất khẩu đa phần cũng là doanh nghiệp “ngoại”. Về lâu dài, sự phụ thuộc này không hẳn đã là điều tốt.

“Từ trước đến nay, xuất khẩu của Việt Nam lên đến 72% là của đầu tư nước ngoài. Và ở thời điểm này, chuỗi hàng điện tử thì chỉ có một doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đạt được tăng trưởng kỳ vọng. Nếu nhìn vào các con số, đây là tín hiệu mừng. Nhưng, không thể lấy điều này làm điểm sáng chung cho cả nền kinh tế. Bởi, nếu không biết lo cho phần nội địa, không có bản sắc, thì kinh tế Việt Nam vẫn bị phụ thuộc”, bà Chi Lan cho biết.

 Phân tích tình hình dịch bệnh hiện nay, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh: Một số nhà đầu tư nước ngoài nhất là ở phía Nam, những nơi có thu hút đầu tư nước ngoài lớn như: Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Long An… cũng đang bị ảnh hưởng rất nặng nề của dịch Covid-19. Nên, về cuối năm nền kinh tế không được như những tháng vừa qua.

Tạm gọi là “điểm sáng” lúc này vì con số vẫn đang duy trì được, nhưng cho cả năm thì sẽ khó”, bà Chi Lan nhấn mạnh.

Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, ngắn hạn là dập dịch, dài hạn tập trung vào một số thị trường FTA

Kể từ đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, Chính phủ cùng nhiều Bộ, ngành đã ban hành hàng loạt giải pháp, duy trì  chủ yếu ở khối đầu tư nước ngoài, nhờ đó xuất nhập khẩu vẫn tạo được dấu ấn.

Tuy nhiên, với tình trạng dịch bệnh phức tạp và kéo dài như hiện nay, tốc độ tăng trưởng của ngành xuất nhập khẩu khó có thể duy trì tới cuối năm.

Dịch bệnh đang bùng phát ở các tỉnh, thành phố phía Nam, khu vực “đầu tàu” kinh tế, chiếm tới 45% - 50% sản xuất công nghiệp, vì vậy duy trì tốc độ tăng trưởng là rất khó”, bà Phạm Chi Lan nói.

Bàn về giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng, bà Phạm Chi Lan cho rằng, trước mắt, quan trọng nhất chính là tập trung chống dịch, làm sao có vắc-xin nhanh để ổn định được cuộc sống, có như vậy các hoạt động của doanh nghiệp mới phục hồi được. Tuy nhiên, nhanh nhất là phải hết năm nay.

Về dài hạn, giới chuyên gia đề nghị, Chính phủ đa dạng hóa ngành nghề và tăng cường xuất khẩu hàng hóa “nội”, tạo thế cân bằng với hàng hóa FDI. Đồng thời, Chính phủ chỉ nên tập trung vào một số thị trường FTA có trọng tâm, có lợi thế, thay vì phát triển dàn trải như hiện nay.

Việt Nam ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại, tổng cộng là 17 Hiệp định, nhưng không phải thị trường nào cũng cho ra “quả ngọt”. Vì vậy, Việt Nam khai thác FTA phải có trọng điểm, trình tự, thị trường, doanh nghiệp chọn lựa… Nếu khắc phục được dịch bệnh thì hy vọng sẽ cải thiện được tốt hơn nhất là với những nước có hiệp định FTA lớn như châu Âu, hay là châu Á Thái Bình Dương hoặc CPTPP”, bà Lan nói.

Trong khi đó, TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế đang bị sụt giảm và phụ thuộc vào câu chuyện dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh. Nếu ở trong điều kiện bình thường thì mới đạt, còn hiện nay tình hình là không bình thường cho nên chúng ta không bàn đến.

Theo ông Ánh, hai điều này đang có những diễn biến phức tạp, vì thế tất cả dự báo về kinh tế đều không chuẩn xác. Đặc biệt, những biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa cách ly làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế. Do đó, trước mắt, Việt Nam phải làm mọi cách để dập dịch thành công, tạo tiền đề cho kinh tế tăng trưởng trở lại.

Ông Phan Ðức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) nhận xét: Kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19, Chính phủ cùng các Bộ, ngành đã nhanh chóng thông qua hàng loạt các giải pháp, gói tín dụng hỗ trợ cho nền kinh tế. Ông Hiếu đánh giá, các giải pháp hỗ trợ kinh tế hiện nay khá đầy đủ, có tính bao quát cao và đây cũng là một xung lực hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng trong thời gian tới.

Việt Vũ

xuat nhap khau diem sang kinh te mua dich benh hinh 3
Bình Luận

Tin khác

Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp