Ý nghĩa Lễ Khai bút đầu Xuân tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An

Thứ tư, 13/02/2019 15:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ Khai bút và khai mạc Hội sách Xuân Kỷ Hợi 2019 tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An đã diễn ra ngày 12/2 (mùng 8 tháng Giêng âm lịch), tại thị xã Chí Linh, Hải Dương, thu hút đông đảo đại biểu, nhân dân về dự lễ.

Nhà thư pháp Phạm Hùng - Khai bút 4 chữ “Khánh – Thịnh – Phồn – Vinh”. Ảnh: HNM

Nhà thư pháp Phạm Hùng - Khai bút 4 chữ “Khánh – Thịnh – Phồn – Vinh”. Ảnh: HNM

Tại Lễ Khai bút, các đại biểu cùng nhân dân đã ôn lại những hình ảnh, kỷ niệm tốt đẹp về thầy giáo Chu Văn An - người thầy giáo của muôn đời và nêu bật nét đẹp của phong tục Khai bút đầu xuân. Lễ Khai bút nhằm giáo dục truyền thống hiếu học của các thế hệ hôm nay và tỏ lòng tri ân bậc tiền nhân. Thầy giáo Chu Văn An được mệnh danh là “Vạn thế sư biểu”, ổng tổ của ngành giáo dục Việt Nam…

BTC làm Lễ Khai bút đầu Xuân Kỷ Hợi 2019. Ảnh: TTVN

BTC làm Lễ Khai bút đầu Xuân Kỷ Hợi 2019. Ảnh: TTVN

Theo sử sách, nhà giáo Chu Văn An sinh năm 1292, tên thật là Chu An (1292-1370), hiệu là Tiều Ẩn, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội). Ông đỗ thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Ông có công lớn trong việc quảng bá, hình thành đạo đức, tư tưởng Khổng giáo mang bản sắc Việt Nam. Ông được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Thời vua Trần Dụ Tông, ông dâng “Thất trảm sớ” xin chém 7 gian thần nhưng không được chấp thuận. Sau đó, ông từ quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng (xã Văn An, TX. Chí Linh, tỉnh Hải Dương) dạy học, viết sách cho đến khi mất.

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An tại Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: HNM

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An tại Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: HNM

Tương truyền, xưa kia học trò đến thăm thầy Chu Văn An và được thầy thăm hỏi, trò chuyện… Qua đó, thầy thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng, công việc, cuộc sống của mỗi người. Khi chia tay, thầy viết tặng mỗi người một chữ ứng với những nhận định hoặc là ngầm ý gửi phương châm sống, phấn đấu. Ai được tặng chữ đều coi như báu vật, mang về treo ở nơi trang trọng nhất để chiêm nghiệm. Đặc biệt, tại đây, xưa có khu giếng son, ở đáy giếng có lớp bùn son, màu đỏ tươi, thầy Chu Văn An thường dùng để viết chữ. Để tưởng nhớ và lưu giữ nét chữ son độc đáo đó, năm 2012 tục Khai bút đầu xuân được phục dựng tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An và trở thành hoạt động văn hóa, giáo dục ý nghĩa.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Bộ, Sở, ban ngành dâng hương đền thờ nhà giáo Chu Văn An - Ảnh: TTVH

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Bộ, Sở, ban ngành dâng hương đền thờ nhà giáo Chu Văn An - Ảnh: TTVH

Sau nghi lễ dâng hương thầy giáo Chu Văn An và diễn văn Khai bút, nghệ nhân thư pháp thuộc Câu lạc bộ thư pháp tỉnh Hải Dương Phạm Hùng đã khai 4 chữ Hán: Khánh, Thịnh, Phồn, Vinh với ý nghĩa mừng vui trước sự đổi mới, thịnh vượng của dân tộc. Tiếp đó, đại biểu Trung ương, tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã thực hiện nghi thức khai bút chữ quốc ngữ với 9 chữ: Trí, Đức, Tài, Thành, Đạt, Vinh, An, Khang, Phát.

Các đại biểu khai bút. Ảnh: HNM

Các đại biểu khai bút. Ảnh: HNM

Cùng với Lễ Khai bút, tại Đền thờ thầy giáo Chu Văn An còn khai mạc Hội sách Xuân Kỷ Hợi 2019 nhằm hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4, tôn vinh giá trị của tri thức, giá trị của sách, qua đó góp phần phát triển văn hóa đọc. Với quy mô khoảng 1.000 đầu sách giới thiệu đến công chúng, độc giả, Hội sách sẽ diễn ra hết tháng Giêng năm Kỷ Hợi.

Các em học sinh đến xin chữ. Ảnh: HNM

Các em học sinh đến xin chữ. Ảnh: HNM

Để chung sức xây dựng thư viện các nhà trường, nhân dịp này, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương đã trao tặng tủ sách cho Trường Tiểu học Chu Văn An, thị xã Chí Linh. Các doanh nghiệp trong tỉnh cũng trao 100 triệu đồng hỗ trợ Quỹ khuyến học; tặng 100 suất học bổng cho học sinh vượt khó, học giỏi của địa phương.

PV

Tin khác

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa