Ý tưởng bán trường Ams: Nếu làm được sẽ thúc đẩy giáo dục phát triển

Thứ ba, 23/06/2020 07:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ở góc nhìn tích cực về xã hội hóa giáo dục, tiến sĩ Đặng Minh Chưởng – một nhà đầu tư về giáo dục ở Nghệ An đã rất ủng hộ ý tưởng này. Ông đánh giá việc bán trường Ams là ý tưởng đột phá, nếu làm được sẽ thúc đẩy giáo dục phát triển, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Sự kiện: Giáo dục

Tiến sĩ Đặng Minh Chưởng cho rằng, giữa ý tưởng bán trường Ams và đưa trường Ams trở về trường phổ thông bình thường thì ông Chưởng ủng hộ việc bán. Vì khi bán vẫn giữ nguyên được trường Ams, tận dụng được nguồn lực rất lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình để phục vụ cho giáo dục chất lượng cao.

Tiến sĩ Đặng Minh Chưởng cho rằng, việc bán trường Ams mang lại rất nhiều lợi ích và hạn chế được bất công trong chính sách về giáo dục (ảnh Trinh Phúc).

Tiến sĩ Đặng Minh Chưởng cho rằng, việc bán trường Ams mang lại rất nhiều lợi ích và hạn chế được bất công trong chính sách về giáo dục (ảnh Trinh Phúc).

Hiện trường Ams có được cơ sở vật chất, đội ngũ chất lượng cao và đã hình thành một lượng lớn khách hàng có tiền đó là những phụ huynh có điều kiện gửi con vào học. Vì vậy, đây là lợi thế lớn khi đem bán trường Ams cho tư nhân.

Hiện nay việc duy trì trường Ams hay những trường chuyên khác rất tốn kém. Việc lấy tiền thuế để đầu tư trường chuyên như vậy bất cập trong khi có thể xã hội hóa được.

Nhà nước bao cấp cho các trường chuyên thời điểm này không cần thiết. Trong khi, nhiều mô hình trường tư chất lượng cao đang phát triển, khẳng định được vai trò của mình trong đào tạo giáo dục. Đó là minh chứng cho thấy cần thiết phải xã hội hóa các trường chuyên, tư nhân có thể đảm nhận được khâu cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao.  

“Nếu duy trì mãi mô hình trường chuyên là lấy nguồn lực của nhà nước để phục vụ một nhóm người của xã hội là không đúng.

Nguồn ngân sách đó phải dành số tiền để đầu tư mức cơ bản cho những trường khó khăn, những vùng quê khó khăn, ở những bậc học phổ cập, các trường tại miền núi, nông thôn còn thiếu thốn để phát triển” – tiến sĩ Đặng Minh Chưởng nhấn mạnh.

Trước việc nhiều người hoang mang, thậm chí lo lắng về việc bán trường Ams, tiến sĩ Đặng Minh Chưởng cho rằng lợi ích của việc bán trường Ams không chỉ bớt đi gánh nặng chi phí của nhà nước mà còn có thể nâng cao được chất lượng.

Theo ông Đặng Minh Chưởng, khi bán cho tư nhân những nhà đầu tư đủ tầm thì chắc chắn vẫn giữ nguyên chất lượng đào tạo, thậm chí còn phát triển hơn nữa về quy mô mà còn có ảnh hưởng lớn hơn đối với các trường tư khác.

Việc bán trường Ams là một sự kích cầu, kích thích để giáo dục cùng nhau tiến lên. Với quy chế công lập có nhiều ràng buộc nếu được cởi trói thì đội ngũ thầy cô trường Ams sẽ còn phát triển hơn nữa và mang lại được những thành quản lớn.

Chắc chắn nếu như các trường chuyên như Ams vào vòng tay tư nhân thì các nhà trường còn phát triển hơn nữa từ chất lượng đào tạo đến quy mô. Điều này, tạo ra được sự cạnh tranh với các trường tư thục chất lượng cao khác nữa góp phần thuốc đẩy sự phát triển của xã hội.

Không những trường Ams mà một số trường chuyên, trường công ở những nơi trung tâm của tất cả các bậc học có thể chuyển sang tư nhân hóa hoặc tự chủ tài chính.

Việc này là cần thiết để dành nguồn lực hỗ trợ cho những nơi khó khăn hơn. Hiện nay, tất cả các bậc học đều có bóng dáng của các trường tư thục. Các trường tư phát triển tốt, mang lại nhiều sự lựa chọn cho phụ huynh. Nếu chuyển trường công thành trường tư thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Mọi người có quyền được học nhưng nếu như một học sinh ở Hà Nội vào học trường Ams nhà nước đầu tư nhiều thứ trong khi một bé vào học trường thường lại đầu tư ở mức thấp, còn đối với một bé ở vùng nông thôn lại càng thấp.

Tiến sĩ Đặng Minh Chưởng nhấn mạnh: “Duy trì cách làm giáo dục hiện nay thì học sinh ở trung tâm được nhiều thứ còn ở vùng sâu, vùng xa lại quá thiệt thòi, điều này là không có sự công bằng.

Mô hình trường chuyên phải trở thành trường tự chủ chất lượng cao hoặc chuyển sang tư nhân để có sự cạnh tranh đồng bộ đó mới phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay”.

Được biết, tại Nghị quyết phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 cho thấy, mức chi hàng năm đối với học sinh phổ thông bình thường của Hà Nội là 7,3 triệu đồng/học sinh/năm học trong khi các trường chuyên như Ams, chuyên Nguyễn Huệ là 18 triệu đồng/học sinh/năm học.

Điều này cho thấy sự chênh lệch lớn giữa học sinh phổ thông bình thường với việc đầu tư học sinh trường chuyên Ams. Do đó, nhận định của tiến sĩ Nguyễn Đức Thành là hoàn toàn có căn cứ.

Trước đó, Báo Nhà báo và Công luận đưa tin, Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) đang khiến dư luận chú ý với ý kiến bán trường Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Ams) hoặc đưa nó về một trường công bình thường.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng đây là quan điểm được ông suy nghĩ rất chín chắn. Mặc dù hiện có nhiều quan điểm phản đối nhưng tiến sĩ Nguyễn Đức Thành vẫn bảo vệ quan điểm của mình.

Theo đó, để đề xuất bán trường Ams hoặc đưa trường Ams trở thành trường học bình thường, vị này đã đưa ra 4 lập luận:  Thứ nhất, mô hình trường chuyên là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.

Giả định bố mẹ các bạn học sinh nghèo lại học kém sẽ phải đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn và đó cũng đó là một giả định. Như vậy, mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.

Những gia đình nhà giàu cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia.

Thứ hai, mô hình này sẽ chấp nhận được nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn.

Như mô hình Trường chuyên Ams như hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.

Thứ ba, việc bố mẹ phải “tác động” để con mình có bảng điểm không thể đẹp hơn tức bảng điểm toàn điểm 10 hoặc làm cách nào đó để con mình đeo trên người đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu.

Không loại trừ có tiêu cực khi học tại trường chuyên như Ams để cha mẹ đạt được mục đích cho con.

Điều này cho thấy việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo lớn hơn phần họ đã bỏ ra để nhờ vả. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều thứ hai ở trên.

Cuối cùng, mục đích của trường chuyên lớp chọn như Trường chuyên Ams đã hết vai trò lịch sử của nó.

Trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, trường chuyên được mở ra để chọn được những người trí tuệ để xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Việc hình thành các trường chuyên đào tạo ra không ít gà nòi tham gia các cuộc thi trên thế giới như kỳ thi Toán, Lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ đất nước vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ và cũng mong muốn có nguồn tài trợ từ nước ngoài vào.

Trinh Phúc

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục