Hình sự hóa tranh chấp thương mại có là giải pháp tối ưu để thu hồi nợ?

Yêu cầu điều tra bổ sung chưa được thực hiện

Thứ tư, 17/04/2019 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Để tránh gây oan sai cũng như tránh bỏ lọt tội phạm, tòa sơ thẩm- TAND tỉnh Đồng Nai đã liên tiếp có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy nhiên, Viện KSND Tối cao cho rằng yêu cầu này của TAND tỉnh Đồng Nai đã được điều tra, làm rõ nên vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.

Như đã thông tin, sau hai ngày (27-28/9/2018) đưa 3 bị cáo nguyên là Giám đốc, quản đốc và thủ kho của Công ty TNHH Thái Nguyên I (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom - Đồng Nai) ra xét xử sơ thẩm về hành vi “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, TAND tỉnh Đồng Nai cho rằng, để tránh gây oan sai cho các bị cáo cũng như tránh bỏ lọt tội phạm, TAND tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 22/2018/HSST-QĐ trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung. Đây là lần thứ 3 TAND tỉnh Đồng Nai quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.

Nhiều dấu hiệu hình sự hóa tranh chấp thương mại trong vụ án sẽ được tòa sơ thẩm làm rõ để tránh gây oan sai cho các bị cáo.

Nhiều dấu hiệu hình sự hóa tranh chấp thương mại trong vụ án sẽ được tòa sơ thẩm làm rõ để tránh gây oan sai cho các bị cáo.

Sau hơn 3 tháng Tòa trả hồ sơ, ngày 5/1/2019, Viện KSNDTC có công văn số 07/VKSTC-V3, tiếp tục chuyển vụ án để xét xử với quan điểm: “Căn cứ hồ sơ vụ án, VKS thấy rằng yêu cầu điều tra bổ sung của TAND tỉnh Đồng Nai đã được điều tra, làm rõ vì vậy VKS giữ nguyên quan điểm truy tố thể hiện tại bản cáo trạng số 19/CT-VKSTC-V3 ngày 12/05/2017”.

Theo cáo trạng số 19/CT-VKSTC-V3, trong năm 2013, Cty Khâm Thiên (TP.HCM)  và Cty Thái Nguyên 1 ký 3 Hợp đồng gồm Hợp đồng liên kết kinh doanh lúa mì số 27-13/HĐ-KT, Hợp đồng mua bán lúa mì số 63-13/HĐ-KT và số 71-13/HĐ-KT. Lợi dụng các hợp đồng nêu trên, lợi dụng sự tin tưởng của Cty Khâm Thiên giao hàng hóa gửi vào kho của Cty Thái Nguyên I, bị cáo Nguyễn Văn Sinh - nguyên là Giám đốc Cty Thái Nguyên I đã chỉ đạo nhân viên là Văn Công Đường, Đặng Văn Chiến phá niêm phong tại van của 2 silo 4,5 vào các ngày 16,17/10/2013, chiếm đoạt 4.213.444kg lúa mì, tương đương 37.922.627.762 đồng mang đi tiêu thụ. Số tiền thu được không thanh toán cho Cty Khâm Thiên mà sử dụng cho mục đích cá nhân dẫn đến không còn khả năng thanh toán.

Theo đó cả 3 bị cáo bị truy tố về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt 4.213.444kg lúa mì, tương đương 37.922.627.762 đồng.

 Tuy nhiên, theo luật sư Phạm Ngọc Quang (Văn phòng luật sư Hoàng Tân, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh):

Qua mỗi lần bị trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, đã lộ ra nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một vụ hình sự hóa tranh chấp trong hoạt động thương mại.

Cụ thể, theo quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can: “Sau khi chiếm đoạt tiền của công ty Khâm Thiên, Sinh bỏ trốn khỏi nơi cư trú và nơi làm việc”. Tuy nhiên, căn cứ vào biên bản ghi lời khai ngày 17/3/2015, giấy triệu tập ngày 6 - 8 - 10 /9/2015 thì bị cáo Sinh đều đến làm việc. Riêng ngày 12/9/2015, điều tra viên không đến làm việc như giấy hẹn nhưng bị cáo Sinh đã thận trọng nhờ công an huyện Trảng Bom xác nhận. Do đó, việc CQĐT cho rằng bị cáo Sinh bỏ trốn để từ đó ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định tại Điều 140 BLHS là không có căn cứ.

Và cũng từ đây, bắt đầu xuất hiện hàng loạt bất thường khác trong điều tra, thu thập chứng cứ. Đơn cử trong kết luận điều tra, cơ quan CSĐT đã trích dẫn nội dung Hợp đồng liên kết số 27-13/HĐ-KT ngày 10/01/2013: “Theo điều khoản ghi trong hợp đồng, Cty KT ứng trước 1.000 tấn lúa mì, trị giá 8.000.000.000 đồng cho công ty TN1 và Cty TN1 phải trả lãi hằng tháng theo lãi suất ngân hàng của phần ứng trước, số còn lại được đưa vào 02 silo của công ty TN1 Công ty KT niêm phong tại 02 khóa van của 02 silo chứa hàng của Cty KT. Cty TN1 thanh toán tiền đến đâu, Cty KT mở niêm phong để giao hàng đến đó. Việc giao hàng được thể hiện cụ thể bằng các biên bản mở niêm phong, biên bản xác nhận số hàng thực xuất cho Cty TN1, có chữ ký xác nhận của thủ kho KT và TN1 đóng dấu vuông và chữ ký xác nhận của Lãnh đạo công ty TN1 để xác nhận số lượng hàng thực xuất. Sau khi xuất hàng, thủ kho của Cty KT niêm phong lại như cũ, trên biên bản niêm phong gồm có chữ ký của thủ kho Cty KT, đóng dấu vuông của Cty KT trên Biên bản niêm phong. Việc xuất hàng giữa Cty KT và Cty TN1 được thực hiện theo đúng quy trình như trên”.

Tuy nhiên, sau khi xem xét lại Hợp đồng liên kết số 27-13/HĐ-KT ngày 10/01/2013 và cả Phụ lục Hợp đồng liên kết vẫn không tìm thấy nội dung tương tự mà cơ quan CSĐT đã dùng để trích dẫn. Thậm chí mở rộng tìm kiếm trong tất cả các văn bản có trong hồ sơ vụ án vẫn không hề thấy sự tồn tại nội dung đoạn trích dẫn này của cơ quan CSĐT.

Một chi tiết khác cũng ẩn chứa nhiều dấu hiệu không bình thường, đó là đơn tố giác “ông Sinh chiếm đoạt 37.922.627.762 đồng, chưa tính lãi chậm trả từ 10/10/2013” của Giám đốc Cty Khâm Thiêm – ông Nguyễn Ngọc Khang ký ngày 24/9/2014 bị “mất tích”; thay vào đó là đơn tố giác “Nguyễn Văn Sinh lợi dụng các HĐLK, HĐMB số 63 và HĐ số 71 để chiếm đoạt 4.213.444kg lúa mì, trị giá 37.922.627.762 đồng” ký ngày 29/11/2014. Như vậy hồ sơ vụ án có bất thường khi đơn tố giác đang tồn tại trong hồ sơ vụ án lại có sau Quyết định phân công giải quyết đơn tố giác (ngày 20/11/2014)?

Vẫn theo luật sư Phạm Ngọc Quang:

Sự bất thường này còn cho thấy, từ đầu, về mặt ý chí, Giám đốc Cty Khâm Thiên đã xác định Cty Khâm Thiên bán lúa mì cho Cty Thái Nguyên I nhưng Cty Thái Nguyên I trả không đủ tiền nên xác định ông Sinh đã chiếm đoạt 37.922.627.762 đồng, chưa tính lãi chậm trả từ 10/10/2013, chứ không phải là ông Sinh đã chiếm đoạt lúa mì như CQĐT đã xác định. Bởi lẽ, nếu có hành vi chiếm đoạt lúa mì xảy ra trên thực tế thì tại đơn tố cáo ngày 24/9/2014, ông Khang đã phải nêu rõ số lượng lúa mì bị chiếm đoạt? Giá trị? Thời điểm xảy ra?...

Và điều mà dư luận đặt ra là tại sao đơn tố giác ngày 24/9/2014 lại “biến mất” khỏi hồ sơ vụ án? Ai là người đã thực hiện việc này và nhằm mục đích gì? Và tại sao 66 ngày sau, Cty Khâm Thiên phải làm lại đơn tố giác với nội dung trái ngược?

Liên quan đến các chứng cứ quan trọng là Báo cáo phá niêm phong, Biên bản xác nhận phá niêm phong, tại các Biên bản lời khai và phiên tòa ngày 27, 28/9/2018, nhân viên Cty Khâm Thiên thừa nhận không lập các biên bản này. Và bản thân giám đốc Cty Khâm Thiên cũng đã thừa nhận các chứng cứ Báo cáo phá niêm phong và Biên bản xác nhận phá niêm phong ngày 30/9/2013 là do ông tự lập và đưa cho nhân viên của mình ký; đồng thời thay đổi ngày phá niêm phong là cuối tháng 10/2013 chứ không phải 30/9/2013 như trong biên bản đã lập nộp cho cơ quan điều tra.  Như vậy đã phần nào cho thấy các chứng cứ Báo cáo phá niêm phong và Biên bản xác nhận phá niêm phong ngày 30/9/2013 do ông Khang tự lập không đúng sự thật. Việc cơ quan CSĐT dựa vào các chứng cứ này để xác định ông Sinh có hành vi phá niêm phong lấy hàng để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành các hành vi tố tụng tiếp theo để nhằm mục đích buộc tội các bị cáo là không thể chấp nhận được.

Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin!

Thanh Hải

Tin khác

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

Nghệ An: Chính quyền buông lỏng quản lý để vi phạm xây dựng của Công ty Nhật Huy không được ngăn chặn?

(NB&CL) Tuy chưa hoàn thiện thủ tục về giao đất, cấp giấy phép xây dựng nhưng Công ty Cổ phần chế biến gỗ Nhật Huy vẫn ngang nhiên triển khai xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhựa kỹ thuật Mega, tại xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Điều tra
Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

Việt Yên (Bắc Giang): “Dở khóc, dở cười” chuyện hỗ trợ con giống dự án giảm nghèo tại xã Tiên Sơn

(NB&CL) Với mục tiêu giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, UBND xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) đã cấp phát con giống cho hộ nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, trái với mục tiêu ban đầu, việc triển khai đã khiến nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” với những con giống được hỗ trợ.

Điều tra
Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

Điều tra việc cung ứng hơn 20 tấn lạc giống nghi kém chất lượng cho nông dân Quảng Bình

(CLO) Gần 20 tấn lạc giống có dấu hiệu giả giống lạc L14 đã cung ứng cho bà con nông dân xã Trường Sơn là loại lạc dùng để ăn, không phải lạc giống nên Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan điều tra Công an tỉnh để điều tra.

Điều tra
Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

Công ty Việt Hùng gian lận đấu thầu tại xã Yên Lâm (Yên Mô): Công an tỉnh Ninh Bình đang xác minh vụ việc

(CLO) Thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và thương mại Việt Hùng gian lận doanh thu để trúng thầu dự án tại xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã được lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo và đang trong quá trình xác minh chưa có kết luận vụ việc.

Điều tra
Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

Cử nhân viên thời vụ đi xác minh thông tin đấu thầu, bị khiếu kiện vì ngừng thương thảo hợp đồng với nhà thầu?

(CLO) Câu chuyện Ban QLDA Xây dựng Giao thông tỉnh Bắc Ninh ký hợp đồng thời vụ với 1 số cá nhân, mang văn bản đến các đơn vị để xác minh thông tin đầu thầu khiến doanh nghiệp chưa hết bức xúc.

Điều tra