10 quốc gia sử dụng 75% lượng vắc xin COVID toàn cầu

Thứ năm, 18/02/2021 13:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Thật không công bằng khi 10 quốc gia sử dụng 75% lượng vắc xin COVID toàn cầu", Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ thất vọng về tình trạng phân phối vắc xin COVID trên toàn cầu hiện nay.

'Công bằng vắc xin là bài kiểm tra đạo đức lớn nhất trước cộng đồng toàn cầu', Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói. Ảnh: Stephane Mahe / Reuters

'Công bằng vắc xin là bài kiểm tra đạo đức lớn nhất trước cộng đồng toàn cầu', Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói. Ảnh: Stephane Mahe / Reuters

Bài liên quan

Ông Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia giàu có dẫn đầu nỗ lực toàn cầu để đảm bảo người dân ở mọi quốc gia được tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt.

Người đứng đầu Liên hợp quốc đã chỉ trích mạnh mẽ việc phân phối vắc xin COVID-19 là 'vô cùng không đồng đều và không công bằng', khi chỉ ra rằng chỉ có 10 quốc gia đã sử dụng 75% tổng số vắc xin.

Phát biểu tại cuộc họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư (17/2), ông Antonio Guterres cho biết 130 quốc gia chưa nhận được một liều vắc xin nào.

Ông nói: “Vào thời điểm quan trọng này, công bằng vắc xin là bài kiểm tra đạo đức lớn nhất trước cộng đồng toàn cầu".

Tổng thư ký LHQ Guterres kêu gọi Kế hoạch Tiêm chủng Toàn cầu khẩn cấp để tập hợp những người có quyền lực đảm bảo phân phối vắc xin công bằng - các nhà khoa học, nhà sản xuất vắc xin và những người có thể tài trợ cho nỗ lực - để đảm bảo tất cả mọi người ở mọi quốc gia được tiêm chủng càng sớm càng tốt.

Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong G20 thành lập một lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp cần có đủ năng lực để tập hợp “các công ty dược phẩm và các công ty chủ chốt và hậu cần”.

Ông Guterres cho biết một cuộc họp vào thứ Sáu của nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) “có thể tạo ra động lực để huy động các nguồn tài chính cần thiết”.

“Các nước giàu đang tiêm phòng cho người dân nhưng nhiều nơi khác trên thế giới thì không. Bạn sẽ không bao giờ loại bỏ được COVID-19 nếu nó lây lan ở một số nơi trên thế giới và có khả năng gây đột biến, và trong tương lai có khả năng khiến vắc xin không hoạt động”, James Bays - biên tập viên hãng thông tấn Al Jazeera nói.

“Ít hơn 1% vắc xin COVID-19 trên toàn cầu cho đến nay đã được sử dụng ở 32 quốc gia hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất”.

Kêu gọi ngừng xung đột vắc xin

Ngoại trưởng Vương quốc Anh Dominic Raab, quốc gia giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng này, đã thúc giục cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng xung đột để cho phép cung cấp vắc xin COVID-19 rộng khắp hơn.

Vương quốc Anh cho biết hơn 160 triệu người có nguy cơ không được tiêm vắc xin COVID vì họ sống ở các quốc gia chìm trong xung đột và bất ổn, bao gồm Yemen, Syria, Nam Sudan, Somalia và Ethiopia.

Barbara Woodward, Đại sứ Vương quốc Anh tại LHQ cho biết: “Các tổ chức nhân đạo và các cơ quan của LHQ cần sự hỗ trợ đầy đủ của hội đồng để có thể thực hiện công việc mà chúng tôi yêu cầu họ làm".

Đại sứ Woodward cho biết việc ngừng bắn trước đây đã được sử dụng để thực hiện tiêm chủng, chỉ ra việc tạm dừng hai ngày chiến đấu ở Afghanistan vào năm 2001, cho phép 35.000 nhân viên y tế và tình nguyện viên tiêm chủng cho 5,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chống lại bệnh bại liệt.

Mười ba bộ trưởng đã được lên kế hoạch để giải quyết cuộc họp về cải thiện khả năng tiếp cận COVID-19, bao gồm cả tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Hôm thứ Ba (17/2), Bộ trưởng Ngoại giao Mexico Marcelo Ebrard cho biết Mexico nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận bình đẳng cho tất cả các quốc gia đối với vắc xin COVID-19 tại cuộc họp hội đồng.

Ông chỉ trích gay gắt rằng các quốc gia sản xuất vắc xin có tỷ lệ tiêm chủng cao, trong khi các quốc gia Mỹ Latinh gặp khó khăn trong việc thu thập bất kỳ mũi tiêm nào.

Chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới, một dự án đầy tham vọng nhằm mua và cung cấp vắc xin cho những người nghèo nhất thế giới, đã bỏ lỡ mục tiêu bắt đầu tiêm chủng ở các nước nghèo cùng thời điểm triển khai tiêm chủng ở các nước giàu.

Trong những tuần gần đây, nhiều quốc gia đang phát triển đã vội vã ký kết các thỏa thuận tư nhân để mua vắc xin, không muốn chờ COVAX.

Ông Woodward cho biết Vương quốc Anh hỗ trợ dự trữ 5% liều COVAX như một “biện pháp cuối cùng” để đảm bảo rằng các nhóm dân số có nguy cơ cao được tiếp cận với vắc xin COVID-19.

Virus Corona đã chính thức lây nhiễm cho hơn 109 triệu người và giết chết ít nhất 2,4 triệu người trong số họ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn chưa bắt đầu các chương trình tiêm chủng và ngay cả các quốc gia giàu có đang phải đối mặt với tình trạng thiếu liều vắc xin khi các nhà sản xuất cố gắng hết sức để tăng cường sản xuất.

Mai Bùi

Tags:

Tin khác

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

Ông Putin nói căn cứ phương Tây chứa tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ là 'mục tiêu hợp pháp'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ khả năng Nga tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, song cảnh báo rằng bất kỳ căn cứ không quân nào của phương Tây có máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất dự kiến ​​triển khai ở Ukraine sẽ trở thành “mục tiêu hợp pháp” của Nga.

Thế giới 24h
Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

Video cho thấy khoảnh khắc tiêm kích Su-35 của Nga rơi ngoài khơi Crimea

(CLO) Một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga hôm 28/3 đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol của Crimea và phát nổ.

Thế giới 24h
Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h