Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm

Bài 3: Vị tướng thao lược và loạt chiến thắng mở đường cho “trận quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Thứ sáu, 06/08/2021 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dưới sự chỉ huy đầy thao lược của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, ta đã có loạt chiến thắng mang ý nghĩa mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ mang tính quyết định năm 1954. Xin được giới thiệu hai trong số những chiến dịch ấy để thấy được phần nào tài thao lược của Đại tướng Tổng Tư lệnh.

Bài liên quan

Nói đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, người ta thường nghĩ ngay tới chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”. Nhưng trước khi có trận quyết chiến chiến lược mang tính quyết định để kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm, quân đội ta, dưới sự chỉ huy đầy thao lược của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã có loạt chiến thắng mang ý nghĩa mở đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ mang tính quyết định năm 1954. Xin được giới thiệu hai trong số những chiến dịch ấy để thấy được phần nào tài thao lược của Đại tướng Tổng Tư lệnh.

Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 : Đánh bại chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” 

Sau hơn một năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai, đến Thu - Đông năm 1947, đứng trước nguy cơ thất bại của chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” và áp lực từ những khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính tại nước Pháp, Chính phủ Pháp với mong muốn sớm kết thúc bằng được chiến tranh đã ráo riết chuẩn bị Kế hoạch tiến công lên Việt Bắc. Tướng Raoul Salan - một trong những sĩ quan được thưởng nhiều huân chương nhất của quân đội Pháp - được chính phủ Pháp cử sang Bắc Kỳ thay thế đại tá Dèbes trong chức vụ - Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Bắc Đông Dương. 

Cụ thể hóa cho Kế hoạch tấn công này là “Kế hoạch tiến công Việt Bắc” do tướng Jean - Etienne Valluy - Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương - giao cho tướng Raoul Salan soạn thảo, được Chính phủ Pháp thông qua đầu tháng 7/1947. Kế hoạch tấn công dự kiến chia làm 2 bước.

Bước 1, mang mật danh Léa, mục tiêu đánh chiếm là khu tam giác Bắc Cạn – Chợ Đồn – Chợ Mới. Bước 2, mang mật danh Ceinture, tức “Siết chặt vành đai”, tập trung lực lượng càn quét khu tam giác: Bắc Cạn - Chợ Chu – Chợ Mới.

Sau khi chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các đô thị lớn tại miền Bắc, theo chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, quân Pháp mở cuộc tấn công mới lên chiến khu Việt Bắc nhằm mục tiêu: “Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ…”.

Thời điểm đó, Raoul Salan từng tuyên bố: “Chỉ cần ba tuần lễ để đập tan đầu não của Việt Minh”.

bai 3 vi tuong thao luoc va loat chien thang mo duong cho tran quyet chien chien luoc dien bien phu hinh 1

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn phương án tác chiến cho Chiến dịch Biên giới 1950. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, mọi chuyện đã diễn ra theo cách mà hai vị danh tướng của Pháp cũng như nước Pháp ngờ tới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ huy trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân dân ta đã tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu và hành động của địch. Sự không cân bằng về thế và lực đã không nói lên được điều gì trong chiến dịch này.

Ngày 9/10/1947, khẩu đội pháo 12,7mm của Đại đội 675, Trung đoàn 74 tại Cao Bằng bắn rơi chiếc máy bay vận tải Ju5, chở 12 sĩ quan tham mưu cuộc hành binh. Ta thu được bản kế hoạch tiến công Việt Bắc của chúng.

Ở mặt trận sông Lô - Chiêm Hóa, ta bắn chìm một pháo thuyền, tiếp đó diệt hơn một tiểu đội quân địch, lập chiến công đầu tiên trên sông Lô.

Ở mặt trận Đường số 4, các đại đội độc lập và dân quân du kích Cao Bằng, Lạng Sơn phục kích, bắn tỉa địch trên đường hành quân, tiến công tiêu diệt địch tại Đông Khê, Thất Khê. Đường số 4 thành “con đường máu” của thực dân Pháp.

Ở mặt trận Đường số 3, các tiểu đoàn tập trung thuộc Bộ Tổng Chỉ huy và Bộ chỉ huy Chiến khu 1 đã tập kích, đánh địa lôi làm hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt trong công sự, cắt đứt đường tiếp viện của quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn. Các Binh đoàn lớn của thực dân Pháp càng đi sâu vào căn cứ Việt Bắc càng bị chia cắt và hao mòn lực lượng. 

Đến ngày 19/12/1947, trải qua 75 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 7/10 đến ngày 19/12/1947), chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 kết thúc thắng lợi, đại bộ phận quân Pháp buộc phải rút khỏi Việt Bắc. Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của quân đội ta trước thực dân Pháp, làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng. 

Chiến dịch Biên giới 1950 - bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến

Sau chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947, lực lượng kháng chiến của ta phát triển về mọi mặt. Trước tình hình đó, để đẩy mạnh kháng chiến tiến lên một bước mới, tháng 6/1950, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch quy mô lớn ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc”.

Ngày 25/7/1950, Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Biên giới và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng (Tư lệnh) kiêm Chính ủy chiến dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quyết định sẽ trực tiếp đi mặt trận tham gia chỉ đạo, theo dõi, động viên cán bộ, chiến sĩ, đồng bào. 

Theo nhiều tài liệu, để bảo đảm trận đầu ra quân chắc thắng, tránh sự chủ quan khinh suất, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ cơ quan tham mưu trực tiếp đi trinh sát nghiên cứu thực địa Cao Bằng. 

Từ thực tế nghiên cứu ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị thay đổi phương án tác chiến, đó là: Đánh Đông Khê trước để mở màn chiến dịch. Chiến dịch sẽ thực hiện theo hai bước: Bước thứ nhất, tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê, đồng thời đánh địch ra ứng cứu Đông Khê bằng cả đường bộ và đường không; sau đó chuyển lực lượng xuống đánh Thất Khê hoặc đánh địch vận động quanh Thất Khê. Bước thứ hai, sau 10 - 15 ngày nghỉ ngơi chỉnh đốn, bộ đội sẽ chuyển lên đánh Cao Bằng.

Dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng trước sự quyết đoán của Đại tướng Tổng Tư lệnh, đề nghị mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê đã được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp thuận. 

Sáng sớm ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch. Mặc dù địch chống cự hết sức quyết liệt và tình huống chiến đấu diễn ra rất gay go, phức tạp, nhưng sau 54 giờ chiến đấu, sáng ngày 18/9, bộ đội ta chiếm toàn bộ cụm cứ điểm Đông Khê. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch ở Đông Khê, Bộ Chỉ huy chiến dịch tập trung gần như toàn bộ lực lượng để đánh quân địch đi tiếp viện, lấy đó là đòn đánh then chốt quyết định giành toàn thắng...

Trải qua 29 ngày đêm chiến đấu (16/9 - 14/10/1950), Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950 kết thúc thắng lợi. Đây là chiến dịch đầu tiên mà quân đội ta chủ động tấn công, bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ và quan trọng nhất là góp phần mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Quyết định thay đổi hướng mở đầu chiến dịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là điểm nhấn đáng nhớ của chiến dịch này… như nhìn nhận của Trung tướng Vương Thừa Vũ - nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 trực tiếp tham gia chiến dịch Biên giới 1950: “Nếu nói đây là bài học về tác phong sâu sát thực tế cần có của một người chỉ huy quân sự cũng đúng; và, nếu nói đây là một trong những nội dung của nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch của người chỉ huy cũng hoàn toàn là điều có lý”.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức
Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 6 điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 6 điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(CLO) Hà Nội sẽ có 6 điểm bắn với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Tin tức