“Lỗ hổng” thực thi công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy trên sản phẩm dệt may:

Bài 4: Cần hành động vì người tiêu dùng và sự nghiêm minh của pháp luật!

Thứ năm, 10/06/2021 08:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước việc phát hiện loạt doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc chưa đủ điều kiện lưu thông thị trường - thậm chí “phớt lờ” qui định pháp luật thì điều đáng lo ngại nhất vẫn là người tiêu dùng. Bởi chính họ đang là đối tượng phải gánh chịu nguy cơ mất an toàn cho sức khoẻ mà không hề hay biết.

Bài 1: “Điểm mặt” loạt cửa hàng thời trang bán hàng không gắn dấu hợp quy!

Bài 2: “Khe hở quản lý” - nhìn từ thực tế trên thị trường?

Bài 3: Bài toán “trách nhiệm” ai đang gánh?

Gắn dấu hợp quy CR trên sản phẩm may mặc sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, hàng hoá đó đã được kiểm tra, có chứng nhận hợp quy, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn cho sức khoẻ - cũng như đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định pháp luật và được phép lưu hành trên thị trường. (Ảnh: Chính Kỳ)

Gắn dấu hợp quy CR trên sản phẩm may mặc sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, hàng hoá đó đã được kiểm tra, có chứng nhận hợp quy, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn cho sức khoẻ - cũng như đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định pháp luật và được phép lưu hành trên thị trường. (Ảnh: Chính Kỳ)

Tác hại “rình rập” khi sản phẩm may mặc chưa đủ điều kiện lưu thông thị trường!

Theo các nghiên cứu khoa học, chất formaldehyde có trong sản phẩm dệt may có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như có khả năng gây ung thư, đặc biệt là ung thư đường hô hấp gồm mũi, họng, phổi.

Nghiêm trọng hơn, formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể. Phụ nữ có thai bị nhiễm có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm cũng có tác động thâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổi chất của cơ thể và sản sinh ra chất aromatic amine. Đây đều là các tác nhân có thể gây nhiều loại ung thư.

Chính vì những tác hại đó mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy định pháp luật để kiểm soát mức giới hạn hàm lượng formaldehyde trong sản phẩm tiêu dùng.

Và Thông tư 21/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN: 01/2017/BCT cũng không nằm ngoài xu thế đó - nhằm mục đích kiểm soát được hàm lượng formaldehyde và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may ở mức an toàn để bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Mặt khác, quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN: 01/2017/BCT cũng bắt buộc các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy CR.

Từ quy định này, người tiêu dùng khi mua hàng cũng sẽ dễ dàng nhận biết được sản phẩm, hàng hoá đó đã được kiểm tra, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn cho sức khoẻ cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật và được phép lưu hành trên thị trường.

Quy định là vậy. Tuy nhiên, thực tế khảo sát của phóng viên (PV) cho thấy đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc chưa thực hiện các quy định này! Điều đó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang đứng trước nguy cơ mất an toàn cho sức khoẻ mà không hề hay biết - vì những sản phẩm chưa qua kiểm tra, kiểm soát về mức độ an toàn cho sức khoẻ con người.

Cần hành động để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng!

Đứng ở góc độ bảo vệ người tiêu dùng, trao đổi với PV - bà Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng TP. HCM cho rằng: Việc qui định các sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường là nhằm mục đích đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Còn việc gắn dấu chứng nhận hợp quy là để xác nhận các quy chuẩn về mức giới hạn hàm lượng của các hóa chất có trong thuốc tẩy, nhuộm đối với mặt hàng vải sợi cho người tiêu dùng được biết.

Theo bà Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội BVQLNTD TP. HCM: Để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chủ động thông tin rộng rãi qui định pháp luật để người dân được biết từ đó đồng hành cùng các cơ quan chức năng chung tay bảo vệ pháp quyền. (Ảnh: Chính Kỳ)

Theo bà Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội BVQLNTD TP. HCM: Để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chủ động thông tin rộng rãi qui định pháp luật để người dân được biết từ đó đồng hành cùng các cơ quan chức năng chung tay bảo vệ pháp quyền. (Ảnh: Chính Kỳ)

Tuy nhiên trên thực tế, thị trường dệt may hiện nay không chỉ riêng nguồn hàng sản xuất trong nước, nhập khẩu chính ngạch - mà còn có cả nhiều nguồn nhập lậu từ nước ngoài vào bằng nhiều con đường khác nhau mà các cơ quan quản lý chức năng vẫn chưa kiểm soát hết được.  

Trong khi đó, người tiêu dùng đa phần chưa biết, chưa quan tâm đến các yếu tố hàm lượng hóa chất có trong vải sợi, kể cả qui định công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy trên sản phẩm mà chỉ chạy theo thời trang, giá cả… khi mua sắm.  

Đứng ở góc độ người tiêu dùng, đối với hàng dệt may, họ chỉ nghĩ đơn giản rằng khi mua sản phẩm về, muốn an toàn thì chỉ cần giặt, phơi khô trước khi sử dụng là an toàn vì chỉ mặc bên ngoài -  không giống thực phẩm ăn vào có ảnh hưởng đến sức khỏe nếu có chất độc hại.

Chính vì vậy theo bà Thu: Để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc chọn lựa hàng hóa an toàn để tự bảo vệ chính mình mà cũng phù hợp với qui định pháp luật, nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chủ động thông tin rộng rãi qui định pháp luật để tạo điều kiện cho người dân đồng hành cùng các cơ quan chức năng chung tay bảo vệ pháp quyền.

Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng, đây cũng là trách nhiệm của các cơ quan truyền thông trong việc phổ biến pháp luật cho người dân được biết. Có như vậy toàn xã hội mới chung tay góp phần bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng mà cũng là quyền lợi của đất nước.

Tóm lại, nhấn mạnh về vấn đề này, bà Thu thẳng thắn nói: “Nếu nhà nước đã ban hành quy định này thì phải tăng cường kiểm tra việc thi hành để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật! Thực tế cho thấy, các qui định pháp luật thì nhiều nhưng việc kiểm tra thi hành vẫn còn nhiều lỗ hổng”.

Thể hiện quan điểm trước thông tin phát hiện nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sản phẩm may mặc không tuân thủ theo qui định pháp luật về công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy CR - trao đổi nhanh với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam nhìn nhận: Theo Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN: 01/2017/BCT thì đã quy định rất rõ - nhưng nếu doanh nghiệp vẫn không thực hiện thì không những vi phạm các quy định của nhà nước mà còn gây rủi ro cho người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội BVNTD Việt Nam: Để bảo vệ quyền được an toàn của người tiêu dùng, các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, tăng cường kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm theo pháp luật hiện hành. (Ảnh: NMH)

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội BVNTD Việt Nam: Để bảo vệ quyền được an toàn của người tiêu dùng, các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, tăng cường kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm theo pháp luật hiện hành. (Ảnh: NMH)

Ông Hùng cho biết: Theo tổ chức Y tế Thế giới, formaldehyde thuộc loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Vì vậy, thực hiện Thông tư trên đây của Bộ Công Thương là nhằm chỉ cho phép lưu thông trên thị trường những sản phẩm đã an toàn và cung cấp thông tin này cho người tiêu dùng được biết, từ đó giúp họ quyết định việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa.

Đặc biệt khi sản phẩm may mặc có gắn dấu hợp quy, điều này sẽ giúp người tiêu dùng hiểu được rằng sản phẩm đó có hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may nằm trong mức giới hạn, không gây ra độc hại cho sức khỏe người sử dụng.

"Để bảo vệ quyền được an toàn, quyền được thông tin đầy đủ, chính xác về hàng hóa và quyền được lựa chọn của người tiêu dùng, cũng như xây dựng thị trường lành mạnh, đề nghị các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, tăng cường kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm theo pháp luật hiện hành" - ông Hùng nhấn mạnh!

Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 26/05/2020 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cũng đã nêu rõ:

Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng; Đẩy mạnh nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Chính Kỳ - Lê Tâm 

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp