Báo chí truyền thông với cuộc chiến chống tin giả:

Bài 4: Phát huy bản lĩnh, tính tiên phong trên mặt trận thông tin

Thứ hai, 13/09/2021 07:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là mục tiêu hướng tới trong cuộc chiến chống tin giả mà báo chí truyền thông đang nỗ lực từng ngày... Trên tinh thần đó báo chí tăng cường phản bác các thông tin sai trái, tích cực trong kiểm chứng thông tin, lan tỏa nhiều tin tức tích cực, hữu ích...

Báo Nhà báo và Công luận đã ghi nhận những ý kiến từ các nhà báo xung quanh vấn đề này.

Nhà báo Phùng Nguyên – báo Nhân dân:  

"Kiểm chứng thông tin phải nhanh để ngăn chặn tốc độ lây lan của virus tin giả"

Có một thực tế là tin giả ngày càng giống tin thật, nghĩa là nó cũng tìm cách thích ứng với những rào cản, như virus tìm cách vượt qua vaccine để trở nên nguy hiểm, khó lường hơn. Chính vì tin giả ngày càng giống, thậm chí “thuyết phục” như tin thật nên sức xâm lấn và công phá của nó cũng ghê gớm hơn.

bai 4 phat huy ban linh tinh tien phong tren mat tran thong tin hinh 1

Nhà báo Phùng Nguyên – báo Nhân dân.

Tin giả có sự “tiến hóa”, có khi nó đội lốt sự thật, đội lốt đạo đức, nhân danh công lý, đạo lý, nửa kín nửa hở, âm âm dương dương, thật giả lẫn lộn nên không dễ nhận diện. Nhưng “một nửa sự thật không còn là sự thật”, nhưng tin giả kiểu này, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, lòng người đang hoang mang, bất an sẽ gây ra nhiều hệ lụy.

Chúng ta không thể  ngăn chặn được  cách tin giả sinh ra nhưng có thể làm cho tin giả đó không còn đất sống, trước hết bằng cách nâng cao sức đề kháng của mình trước virus tin giả. Dù tin giả có vẻ như thật, nhưng nó vẫn có những dấu hiệu nhận biết của fake news như luôn có vẻ gây sốc, giật gân, không rõ nguồn tin, không chính thống. Trước những tin đó, hãy hoài nghi. "Hãy biết hoài nghi tất cả” là câu trả lời của Karl Marx khi con gái hỏi về câu châm ngôn mà ông thích nhất. Hãy dành cho những tin đáng ngờ sự hoài nghi cần thiết, chính sự hoài nghi đó sẽ là bộ lọc để tin giả không thể lọt qua.

Đang có hội chứng “tay nhanh hơn não” vội vàng like, share những tin chưa được kiểm chứng, tạo nên sự lan tỏa khủng khiếp của tin giả. Thay vì hoài nghi,  lắng nghe và suy xét từ nhiều chiều lại vội vàng tin và nhấp chuột, điều đó đang tiếp tay cho tin giả, và làm cho tin giả thậm chí có “sức sống” hơn tin thật. Vội xem vội tin và vội like, vội share đó là một thực tế của rất nhiều cư dân mạng hiện nay, chính vì thế để chống virus tin giả trong đại dịch Covid cũng cần thực hiện “5K”: Không tin ngay, Không vội nhấn nút thích, Không thêm thắt, Không kích động và Không vội chia sẻ.

Khi người đọc chưa có phản xạ và chưa thể kiểm chứng thông tin thì báo chí chính thống và các cơ quan quan lý phải làm điều đó một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp. Kiểm chứng thông tin giờ đây là một chức năng quan trọng và nhờ đó tạo nên sức mạnh và uy tín của báo chí chính thống so với mạng xã hội.

Mới đây, nhiều người đã rất lo sợ khi mạng xã hội đưa tin một người đàn ông Ấn Độ đã ngã xuống sàn và phun máu ở siêu thị Big C vì nhiễm Covid -19.  Tin kèm theo hình ảnh minh họa có vẻ rất thuyết phục. Nhưng sau đó, báo chí chính thống đã vào cuộc kiểm chứng thông tin và khẳng định đó là tin giả, nhờ đó mà giải tỏa được sự sợ hãi của nhiều người đã đến siêu thị Big C.

Vấn đề đặt ra là việc kiểm chứng thông tin cũng phải nhanh để ngăn chặn tốc độ lây lan chóng mặt của virus tin giả, đừng để khi virus tin giả đã kịp đi hết vòng đời của mình, kịp để lại nhiều hậu quả thì lúc đó mới kiểm chứng thông tin. Tin giả như bóng tối, sẽ rất khó tồn tại trong môi trường tràn ngập ánh sáng, đó là ánh sáng của sự công khai, minh bạch, của trách nhiệm giải trình...

Muốn chống tin giả phải lấy ánh sáng để đẩy lùi bóng tối,  ánh sáng đó phải soi chiếu vào những vùng mập mờ, khép kín, âm u nhiều hồ nghi, suy đoán, phơi bày sự thật và chỉ có sự thật được thẩm định, kiểm chứng đa chiều, lúc đó tin giả sẽ hết đất sống.

Nhà báo Hoàng Tuấn – Trưởng phòng Báo Thanh Hóa điện tử:

"Tuyên truyền nhiều sẽ hạn chế rất nhiều vi phạm"

bai 4 phat huy ban linh tinh tien phong tren mat tran thong tin hinh 2

Biếm họa của SHADI GHANIM. Ảnh: nhandan.vn

Báo Thanh Hóa trong thời gian qua đã tích cực đấu tranh với những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, đặc biệt là tin giả, tin đăng sai sự thật trên các mạng xã hội. Đây cũng là một trong những nội dung để triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh giao cho. Ngoài những nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên, trong thời gian xảy ra dịch bệnh chúng tôi tập trung hơn. Hàng tháng chúng tôi có xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phân công cho một nhóm phóng viên, nhà báo thường xuyên theo dõi, làm các tin bài về nội dung này.

Chúng tôi kết hợp với lực lượng chức năng, các cơ quan đơn vị của tỉnh, như Công an tỉnh, Sở TT&TT, Ban Tuyên giáo để cùng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, sau đó triển khai theo từng tuần. Ngoài ra, chúng tôi còn các tin bài về các vụ việc mà lực lượng an ninh triệt phá, điều tra ra vi phạm, dựa vào những kết quả điều tra đó chúng tôi chọn lọc để đăng tải trên các báo.

Tôi thấy mỗi một giai đoạn chống dịch, các đối tượng tung tin chống phá hoạt động phòng chống dịch lại có những cách thức riêng. Nhất là khi dịch bùng phát, có lúc phức tạp ở các địa phương (huyện, xã) thì nhiều người đăng tin giả hơn.

Nhưng tựu chung chúng tôi chia làm 2 loại, đầu tiên là những nhóm đối tượng, đăng tải, chia sẻ bài một cách chuyên nghiệp, bài bản, cái này lực lượng an ninh mạng sẽ tìm cách xử lý. Còn lại phần nhiều là do nhận thức, thiếu hiểu biết của cá nhân muốn câu view khi đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng, chia sẻ. Điều này gây hoang mang trong dư luận.

bai 4 phat huy ban linh tinh tien phong tren mat tran thong tin hinh 3

Báo Thanh Hóa điện tử có nhiều tin, bài về virus tin giả.

Nhiều tin giả đăng tải phần nhiều do nhận thức, không biết tác hại của việc chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng, chia sẻ tin giả mạo thông báo của cơ quan chức năng… nhưng tất cả đều được rà quét và rất nhiều trường hợp bị Sở TT&TT, Công an xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Để kịp thời phản bác các thông tin xấu độc trên mạng xã hội, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề tin giả, tin xấu độc. Hướng dẫn người dân sử dụng, cẩn trọng hơn với thông tin trên mạng. Đưa các tin, bài về các vụ việc, tình tiết vi phạm cụ thể mang tính chất cảnh báo người dân, để tăng hiệu quả tuyên truyền.

Ngoài kênh tuyên truyền trên báo điện tử và báo in, chúng tôi còn chủ động chia sẻ thông tin trên các fanpage của báo, thông tin về dịch càng nhiều càng sớm thì át đi được những thông tin không chính thống. Thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, khi bắt đầu có dịch xảy ra tại huyện Nông Cống đã có nhiều tin giả, nhưng một thời gian ngắn sau nhờ hoạt động tuyên truyền nên đã hạn chế rất nhiều vi phạm.

Qua theo dõi ở những nhóm, group mạng xã hội lớn thì mọi người cảnh báo cho nhau rất nhiều, tất cả đều nhắc nhau cẩn trọng khi chia sẻ, đăng tải thông tin trên mạng.

Bài liên quan

Nhà báo Bùi Thanh Tâm - Phó Trưởng ban Thời sự - Chính trị Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

"Báo chí cần tích cực vào cuộc, tiên phong đi đầu"

Hiện nay trên mạng xã hội thường xuất hiện thông tin giả, như vừa qua TP.HCM đã xử phạt hơn 20 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên facebook. Trong đó có nhiều tin giả hoàn toàn. Ngoài ra, còn có loại tin giả kiểu xuyên tạc, thông tin bị cắt xén, đăng tải không đầy đủ, thường bị điều chỉnh theo ý cá nhân người đăng. Nhiều tin của cơ quan chức năng, của cơ quan báo chí nhưng đã đăng tải từ rất lâu giờ được lôi ra gắn với tình hình thời sự bây giờ.

Như hình ảnh xác chết ở Indonesia nhưng bị một số tài khoản facebook tung tin đây là hình ảnh xác chết của bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Hay vừa rồi TP. Đà Nẵng có thông tin chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, đây là thông tin thật, chỉ việc chỉ đạo về phòng chống dịch chỉ có ở Đà Nẵng, nhưng người đăng lại áp đặt với địa bàn TP.HCM.

bai 4 phat huy ban linh tinh tien phong tren mat tran thong tin hinh 4

Nhà báo Bùi Thanh Tâm - Phó Trưởng ban Thời sự - Chính trị Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh truyền đạt một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết nhận dạng tin giả.

Khi xuất hiện những thông tin giả, thông tin câu view trên mạng xã hội, người làm báo cần xác minh thông tin đó như đi sản xuất một tin bài mới. Đi tìm người phát ngôn, người có thẩm quyển cung cấp thông tin để tìm hiểu rõ trước khi đăng tải.

Còn đối với cá nhân, bạn bè hay ai đó đăng tải thông tin trên mạng xã hội người làm báo chỉ cần hỏi người đăng “vì sao anh có thông tin này?” từ đó sẽ truy được nguồn gốc.

Việc tuyên truyền, phản bác lại thì cơ quan báo chí phải đi đầu, trong đó đội ngũ phóng viên phải tích cực làm việc này. Khi thấy một thông tin hình ảnh nào đó được đăng tải cần “pháp y” nó, nghĩa là tìm hiểu, mổ xẻ bằng nhiều công cụ khác nhau.

Ví dụ về hình ảnh, google có công cụ truy nguồn gốc ảnh. Về thông tin chữ viết cũng vậy, có thể seach những cụm từ, những từ khóa cụ thể. Đối với clip trên mạng xã hội, có nhiều cơ quan báo chí đội ngũ kỹ thuật chuyên về công nghệ có thể tìm hiểu được tính chính xác nguồn của clip, đã đăng lúc nào, ở đâu đầu tiên, đã từng xuất hiện chưa?

May mắn hiện nay những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội đều được cơ quan có thẩm quyền xử lý rất nhanh, gỡ bỏ sớm, không để thông tin này lan truyền kéo dài trên môi trường mạng. Ngoài ra đối với phát ngôn của người có thẩm quyền, cơ quan có trách nhiệm cũng rất quan trọng, họ có thể khẳng định sự kiện đó có đúng hay không…

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tích cực thông tin cho cơ quan báo chí, hoặc đăng tải trên các website của đơn vị mình. Như tại TP.HCM, Trung tâm Báo chí TP.HCM đã hoạt động rất tích cực, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các cơ quan báo chí.

Để xử lý vấn đề tin giả trong thời gian tới, các cơ quan báo chí cần tích cực vào cuộc, phải tiên phong đi đầu trong việc đấu tranh này. Hiện nay vấn đề pháp lý đã có đầy đủ, chặt chẽ, giờ là phải quyết liệt hơn nữa, đặc biệt là những thông tin gây ảnh hưởng lớn đến xã hội cần xem xét xử lý nghiêm. Xem xét người đăng tin đầu tiên có động cơ gì, nhất là trong đợt dịch căng thẳng này.

Lê Tâm – Hải  Danh (thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

(CLO) BHXH Việt Nam vừa có cảnh báo về tình trạng mạo danh cơ quan, viên chức và người lao động BHXH để lừa đảo người dân bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.

Chống tin giả
Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

(CLO) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi thông báo lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến, gồm 5 hình thức diễn ra trong nước và 2 hình thức được các đối tượng thực hiện ở quy mô quốc tế.

Chống tin giả
Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

(CLO) Thông cáo vừa phát đi của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP HCM cho biết, với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ TT&TT, ngày 2/4, Sở TT&TT TP HCM phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Nhật Hải về việc dùng tài khoản Tiktok “@nhathaibiettuot”.

Chống tin giả
Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

(CLO) Công an thành phố Hà Nội vừa lập hồ sơ xử phạt một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến vụ va chạm giao thông tại đường Trần Cung.

Chống tin giả
Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

(CLO) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tiến hành cập nhật danh sách các trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật (gọi tắt là Black List) của năm 2023, nâng tổng số trang web vi phạm pháp luật là 403.

Chống tin giả