Bài 5: Để giải quyết khiếu nại, tố cáo không biến thành “công nghệ đẩy việc”

Thứ sáu, 09/04/2021 15:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự việc khiếu nại của ông Nguyễn Ngọc Lợi có thể nói là hy hữu, chưa “quả bóng” nào bị đưa đẩy đến 32 năm. Công nghệ đẩy việc theo kiểu “chuyền bóng bàn’’ đã dẫn đến người khiếu kiện không chỉ mất mát về chính sách, chế độ mà lớn hơn đó là mất mát lòng tin với các cơ quan giải quyết.

Theo các Đại biểu quốc hội, cần có những giải pháp, biện pháp để hạn chế tình trạng oan sai, chậm trễ trong giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Bài liên quan

Quả “bóng bàn” đưa đi đưa lại 32 năm

Liên quan đến vụ việc cán bộ đi B Nguyễn Ngọc Lợi khiếu nại suốt hơn 32 năm mà báo Nhà báo và Công luận đã thông tin đến bạn đọc trong những kỳ trước. Trao đổi với phóng viên, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre -–Phó Trưởng Ban Dân nguyện) cho biết, vụ việc của ông Nguyễn Ngọc Lợi có thể thấy rằng những người tham gia vào quá trình tiếp nhận đơn, giải quyết sự việc đã không có trách nhiệm cao trong xem xét kỹ bản chất của vấn đề.

Phó Trưởng Ban Dân nguyện cũng cho rằng, chính vì không xem xét kỹ, không quan tâm đến nội dung, cũng không cần quan tâm đến số phận của ông Lợi nên mới dẫn đến là cứ có đơn thư là đẩy đến chỗ khác.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre –Phó Trưởng Ban Dân nguyện)

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre –Phó Trưởng Ban Dân nguyện)

"Họ chỉ cần biết xong việc của mình là xong nên mới dẫn đến việc giải quyết đơn thư biến thành một công nghệ đẩy việc theo kiểu “chuyền bóng bàn”. Có thể nói là chưa có một “quả bóng bàn” nào nó đưa đi đưa lại đến 32 năm như trường hợp của ông Lợi”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Với sự quan tâm đến công tác khiếu nại, tố cáo của nhân dân nhiều năm qua, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, sự việc của ông Lợi rất đơn giản, việc giải quyết chế độ chính sách cũng rất rõ ràng, cơ quan nào cũng có thể biết được và đều xác minh được nhưng các cơ quan liên đới lại không chịu làm các động tác xác minh, thay vào đó là đổ lỗi cho nhau trong vấn đề hồ sơ.

“Mặc dù đến nay đã được giải quyết nhưng nói thật là những năm tháng ấy bù đắp không bao giờ có thể làm hết được, mất mát quá nhiều. Cái mất mát đầu tiên là mất mát về chính sách, chế độ. Cái thứ 2 là mất mát về lòng tin đối với các cơ quan giải quyết. Có thể nói đó là hai cái mất mát lớn nhất trong vụ việc của ông Nguyễn Ngọc Lợi”, đại biểu Nhưỡng nói.

Qua theo dõi vụ việc của ông Nguyễn Ngọc Lợi, đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An cho biết, vấn đề cốt lõi là liên quan đến hồ sơ gốc của ông Lợi.

Theo bà An, việc cơ quan thanh tra tức Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra và ra kết luận là hồ sơ gốc vẫn nằm tại trường ĐH Thái Nguyên. Do đó, phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan này. Chính phủ phải vào cuộc, chỉ đạo cơ quan cấp trên của trường Đại học này làm rõ.

Đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An

Đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An

“Nếu đã có kết luận là liên quan đến hồ sơ gốc thì người làm cho ông ấy mất việc làm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn" , bà Bùi Thị An nêu rõ.

Để giải quyết khiếu nại, tố cáo không biến thành “công nghệ đẩy việc”

Từ sự việc của ông Nguyễn Ngọc Lợi, đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An cho rằng, thời gian tới, cơ quan chức năng cần có trách nhiệm lưu trữ và bảo vệ hồ sơ, cách bảo quản hồ sơ cá nhân phải làm đúng theo Luật và quy định. Cùng với đó là việc bàn giao hồ sơ phải có trách nhiệm, phải có chữ ký nhận bàn giao, phải khẳng định được việc tôi đã nhận, tôi đã giao, nhất là những hồ sơ quan trọng liên quan đến cá nhân. Bà An cho rằng, việc lưu trữ hồ sơ là đặc biệt quan trọng.

Cũng theo bà Bùi Thị An, để tránh việc khiếu nại, tố cáo không được giải quyết kịp thời, Chính phủ phải có biện pháp theo dõi, chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Phải công bố công khai những nơi giải quyết khiếu nại, tố cáo cho dân.

“Phải công khai, phải có sự giám sát, kiểm tra, theo dõi để nơi nào làm tốt, nơi nào làm không tốt phải công bố thì mới có sự chuyển biến. Luật có rồi, nhưng có nơi quá trình công dân gửi đơn trong vòng 10 ngày mà cơ quan không trả lời cũng chẳng bị làm sao cả. Cho nên đề nghị phải giám sát, theo dõi, quản lý chặt chẽ theo đúng luật. Nếu ai không làm được thì công bố công khai và đề nghị xử lý nghiêm minh", bà An nhấn mạnh.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội)

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội)

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho biết, việc khiếu nại, tố cáo vẫn còn những tồn tại, vẫn đọng lại nhiều vụ việc.

Nguyên nhân được đại biểu Hòa chỉ ra là do trách nhiệm phối hợp của các cơ quan Trung ương và địa phương trong thời gian qua chưa thực tiễn, do đó còn dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện. Hoặc là chưa giải quyết đến nơi đến chốn hoặc do bị tác động của ai đó làm người dân vẫn tiếp tục khiếu kiện.

Từ đó, ông Hòa cho rằng phải làm rõ trách nhiệm, nội dung nào là trách nhiệm của chính quyền địa phương, nội dung nào thuộc trách nhiệm của Bộ ngành trong giải quyết sẽ phù hợp với thực tiễn hơn.

“Hiện nay, ngành thì đổ cho chính quyền, chính quyền thì đổ cho ngành có khi những người dân khiếu kiện vượt cấp mà cấp trên xem xét kỹ thì sẽ tốt, còn xem xét qua loa thì đổ thừa cho dưới giải quyết không được hoặc ở dưới giải quyết đã rồi, đã thông báo, đã chấm dứt giải quyết khiếu nại của người dân nhưng khi mà đưa lên trên thì ở trên chưa có chịu nên phải làm lạị là không ổn”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Để giải quyết khiếu nại, tố cáo không biến thành “công nghệ đẩy việc” nhằm khắc phục tình trạng oan sai, chậm trễ trong thời gian tới, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã nêu lên những giải pháp cụ thể.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Thứ nhất, cần hoàn thiện thể chế trong thời gian tới. Tức là trong một thời gian nhất định mà cơ quan có liên quan không làm, chỉ đẩy đi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giao cho một cơ quan khác để chủ trì giải quyết.

“Quy định rõ và ra hẳn Quyết định thụ lý, đồng thời giao cho cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan, thậm chí nhiều tỉnh, nhiều địa phương thì phải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét vấn đề này”, ông Nhưỡng nói.

Thứ hai, đại biểu Nhưỡng cho rằng, cần xác định rõ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân mà cố tình đưa đẩy, không thực hiện trách nhiệm giải quyết.

Thứ ba, phải xem xét trách nhiệm một cách kỹ lưỡng của cơ quan giám sát như HĐND, tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.

Nhóm PVĐT

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra