Bạo lực học đường: Nỗi đau không của riêng ai!

Thứ hai, 01/04/2019 20:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian gần đây, bạo lực học đường ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mới đây, vụ nữ sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên) bị bạn đánh "hội đồng" một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn nhức nhối này.

Bạo lực học đường - Nỗi đau chưa thuyên giảm!

Trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên - nơi vừa xẩy ra vụ bạo lực học đường đau lòng

Trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên - nơi vừa xẩy ra vụ bạo lực học đường đau lòng

Có thể điểm lại những vụ việc bạo lực học đường gây chấn động dư luận trong thời gian gần đây, như vụ việc tại Hải Phòng với hành vi cô giáo phạt học sinh uống nước vắt giẻ lau bảng. Sự việc xảy ra vào  tháng 4/2018, tại lớp 3A5, trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng). Cụ thể, học sinh P.P.A. nói chuyện với bạn trong giờ học và bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương phát hiện, nhắc nhở và bắt phải uống nước từ giẻ lau bảng.

Hay như tại TP. HCM, giáo viên chủ nhiệm tát vào mặt, đá vào mông học sinh. Sự việc diễn ra tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (TP. HCM), giáo viên bị tố giác là Nguyễn Phú Quốc đã tát vào mặt, đánh vào mông khi học sinh này không tham gia làm bài kiểm tra do hôm đó em nghỉ bị bệnh. Theo phản ánh của một số phụ huynh, giáo viên này thường sử dụng hình thức tát vào mặt và đá vào mông khi học sinh mắc lỗi. Sau đó, thầy giáo Quốc cũng chỉ bị đình chỉ công tác một thời gian để viết tường trình thông tin về sự việc.

Hay tại Nghệ An, vì em trai bị phạt nên anh trai vào trường đánh thầy giáo gãy sống mũi. Tháng 3/2018, ông Phan Văn Quảng, Hiệu phó trường THCS Tân Thành xác nhận, một thầy giáo dạy môn thể dục bị người nhà một học sinh đến trường đánh phải nhập viện. Đại diện trường THCS Tân Thành cho biết, trước đó, một nhóm học sinh đốt giấy trong giờ học và thầy giáo Thủy được giao nhiệm vụ xác minh việc này. Giáo viên này đã tát em Phong - một trong nhóm học sinh này và Ban giám hiệu nhà trường cũng không hay. Sau đó là có sự việc anh trai của nam sinh đánh thầy giáo phải nhập viện....

Gần đây, tại Ninh Bình là câu chuyện về một cô giáo mầm non để cả lớp đánh hội đồng một trẻ trong lớp. Theo đó, ngày 28/8, trên mạng xã hội xuất hiện 1 clip ghi lại hình ảnh lớp mầm non, với nhiều trẻ đánh hội đồng một bạn học sinh khác trong lớp. Tuy nhiên các cô giáo dù ở xung quanh và nhìn thấy nhưng không hề có hành động can ngăn khiến nhiều người phẫn nộ.

Và mới đây là vụ học sinh lớp 9 bị 5 bạn học sinh cùng lúc đánh hội đồng trong 1 giờ đồng hồ mà ban giám hiệu nhà trường không một ai biết và để clip này phát tán trên mạng. Trước khi mạng xã hội đồng loạt chia sẻ bức xúc về vụ việc, báo chí vào cuộc thì phía nhà trường không hề có động thái xử lý, các cơ quan chức năng, cán bộ giáo dục cũng không hay để can thiệp kịp thời.

Tất cả những vụ việc ấy đã không hề được xử lý một cách rốt ráo. Một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng, bởi những "tiền lệ" này mà nhiều vụ bạo lực học đường khác vẫn cứ diễn ra? Hay còn bởi những nguyên do khác?

Người lớn: Không thể vô can!

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên một số trường THCS, THPT... là những người gần gũi, hiểu các em nhất để cùng nhìn lại tìm hiểu và lý giải nguyên nhân xâu xa của các vụ việc bạo lực học đường diễn ra trong thời gian qua.

Đề cập đến vụ việc nữ sinh lớp 9 tại trường THCS Phù Đổng, Hưng Yên vừa qua, cô giáo Cao Ngọc Hải (giáo viên trường THPT Kinh Môn II, Hải Dương) cho rằng: "Nếu chúng ta có thể đi sâu vào đời tư của trẻ sẽ thấy các em chỉ là nạn nhân từ sự "vô tình" của người lớn mà thôi. Trong khi người lớn chúng ta mải mê chạy theo cơm áo gạo tiền mà ít có thời gian bên con, ít gần gũi để hiểu con đang ở độ tuổi với tâm sinh lý như thế nào thì chúng đã rời xa vòng tay bố mẹ, gia đình để rơi vào những cạm bẫy xã hội rồi. Đó là hàng loạt những băng hình, clip, video, hình ảnh đánh ghen, chửi thề trên mạng từ chính chiếc điện thoại thông minh chúng ta cấp cho trẻ. Chỉ cần có thể truy cập mạng, thì trẻ có thể tìm bất cứ nội dung nào chúng thích. Và những nội dung đó thì không ai có thể kiểm soát được các em từ chính bản thân các em và gia đình."

Cô giáo Ngọc Hải cũng cho biết thêm: "Về vụ việc của nữ sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng, Hưng Yên thì cần nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Về phía nhà trường, ngay khi sự việc xảy ra cần có giải trình với phụ huynh học sinh về sự việc, (vì vụ việc xảy ra tại trường) và có biện pháp xử lý kịp thời. Có vậy, thì sự việc chưa chắc đã bị đẩy đi xa như hiện tại".

Cô Hải cũng cho rằng, bạo lực học đường không còn là điều gì quá mới mẻ nhưng đáng buồn là xã hội dường như vẫn "làm ngơ" trước vấn nạn nhức nhối này.

Nhìn nhận về vụ việc này, thầy giáo Nguyễn Huỳnh Đông, giáo viên dạy toán tại một trường THCS tại Hà Nội cũng cho hay: "Có thể nói, con người khi sinh ra ai cũng có bản tính lương thiện - yêu thương đồng loại. Chỉ có điều do ảnh hưởng từ sự giáo dục, sự chủ quan từ phía gia đình cũng như sự thờ ơ của người đi trước dẫn đến học sinh bị lệch lạc tư tưởng. Kết hợp với sự thay đổi ý thức theo độ tuổi, trẻ không được định hướng rõ ràng nên dễ có những chuyện đáng buồn xảy ra như những năm gần đây. Với cách xử lý là dừng việc phát tán clip vụ việc của nữ sinh lớp 9 của trường THCS Phù Ủng thì đó chỉ là bề nổi.

TS. luật sư Trần Đình Triển - Trưởng văn phòng luật sư Vì dân nêu ý kiến về bạo lực học đường.

TS. luật sư Trần Đình Triển - Trưởng văn phòng luật sư Vì dân nêu ý kiến về bạo lực học đường.

Đứng trước sự việc này, Ban giám hiệu trường THCS Phù Ủng từ hiệu trưởng đến giáo viên đều không hề có động thái tự kiểm điểm và nhìn nhận để giải quyết vấn đề. Khi báo chí vào cuộc, nhà trường vẫn luôn giữ thái độ "tự bảo vệ mình" họ đều cho rằng sự việc “không có gì nghiêm trọng”, thậm chí còn có ý kiến cho rằng em H.Y nhập viện là do “có yếu tố bên ngoài tác động”. Trả lời phỏng vấn báo chí, hiệu trưởng trường THCS Phù Ủng cũng cho rằng em H.Y bị bắt nạt, bị kỳ thị do “kỹ năng sống chưa tốt”.

Theo TS. luật sư Trần Đình Triển - Trưởng Văn phòng luật sư Vì dân về vụ việc này. Ông cho rằng, chưa cần đứng ở góc độ pháp lý thì chính những người trong cuộc cần nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Như thông tin các báo đưa trong thời gian qua về sự thờ ơ của các cấp ngành, của chính lãnh đạo trường THCS Phù Ủng nơi diễn ra sự việc thì "Đây là là một sự việc hết sức đau lòng".

Đứng ở góc độ phụ huynh, ông Triển chia sẻ: "Bậc làm cha làm mẹ, mấy ai cầm nổi nước mắt khi xem đoạn clip đó". Riêng về khía cạnh pháp luật, ông thể hiện rõ quan điểm: "Tôi kiến nghị: Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát ND tỉnh Hưng Yên cần vào cuộc ngay. Đã đủ căn cứ khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích và tội làm nhục người khác. Phải xử lý nghiêm minh mới có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Đừng xử lý theo lối người nhà, vuốt ve, giơ cao đánh khẽ, thì tình trạng bạo hành trong trường học không những không giảm mà càng ngày càng tăng lên".

Về bạo lực học đường vừa xảy ra tại Hưng Yên, theo Luật sư Trịnh Việt Kiều - Công ty tư vấn Luật 249, cho rằng, Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Xét trong vụ việc này thấy, hành vi của 5 nữ sinh tham gia lột quần áo, đánh đập dã man em Y ngay trước sự chứng kiến của nhiều người đã xâm hại đến 2 khách thể mà Bộ luật hình sự điều chỉnh, đó là sức khỏe và danh dự nhân phẩm của người khác. Hành vi phạm tội của 5 nữ sinh đã có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích và tội Làm nhục người khác. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 134 BLHS2015 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và Điều 155 BLHS 2015 về Tội làm nhục người khác.

Như vậy, nếu có căn cứ xác định 5 nữ sinh tham gia đánh, lột quần áo bạn học mà chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015 (tội ít nghiêm trọng với hình phạt cao nhất theo Khoản 2 chỉ đến 02 năm tù giam).

Rõ ràng, đã đến lúc chính những "người trong cuộc": nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng liên quan cần nhìn nhận trách nhiệm của chính mình trong việc giáo dục, bảo vệ các em. Họ không hề vô can trong nỗi đau mà các em đang phải gánh chịu. 

Xem thêm > Bạo lực học đường nhìn từ góc độ tâm lý

Minh Lương

Tin khác

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục
Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

(CLO) Trong báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Giáo dục