Benjamin Netanyahu: Hồi kết cho 12 năm nắm quyền

Thứ hai, 14/06/2021 14:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chính trị gia đối đầu ở Israel đã thành lập một chính phủ mới để loại bỏ ông Benjamin Netanyahu, nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của đất nước, khỏi vị trí quyền lực. Ông Naftali Bennett sẽ là người kế nhiệm chức Thủ tướng Israel.

Cựu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AP

Cựu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AP

Bài liên quan

Sau bốn cuộc bầu cử quốc hội trong hai năm, thủ lĩnh phe đối lập ông Yair Lapid, một cựu phát thanh viên truyền hình, đã thành lập một liên minh với ông Naftali Bennett, một cựu lãnh đạo người định cư và người theo chủ nghĩa dân tộc tôn giáo cực hữu để lật đổ ông Netanyahu.

Vào Chủ nhật (13/6), Knesset (quốc hội Israel) đã bỏ phiếu với tỷ lệ đa số tối thiểu là 60-59 để thông qua chính phủ liên minh mới, chấm dứt 12 năm cầm quyền của Thủ tướng Netanyahu.

Những năm đầu

Hiện đang bị xét xử vì tội tham nhũng, ông Netanyahu là Thủ tướng cánh hữu nhất của Israel cho đến nay và là chính trị gia sinh ra ở Israel đầu tiên trở thành nhà lãnh đạo.

Là con trai của “Người theo chủ nghĩa Phục quốc Zionist” đến từ Ba Lan, ông Netanyahu có một số nguồn gốc từ Tây Ban Nha.

Sinh ra ở Jaffa vào năm 1949, ông Netanyahu lớn lên ở Jerusalem và đi học đại học ở Mỹ.

Mẹ ông, bà Tzila Segal, là một người Do Thái gốc Israel và cha ông, ông Benzion Netanyahu, là một người Do Thái thế tục đến từ Ba Lan.

Cha ông đã đổi tên ông từ Benzion Mileikowsky thành Benzion Netanyahu sau khi ông định cư ở Palestine.

Cha của ông Netanyahu là một trong những người theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái nguyên bản tin rằng Israel nên tồn tại ở cả hai bên sông Jordan, từ chối các thỏa hiệp với các quốc gia Ả Rập láng giềng.

Sự nghiệp chính trị

Năm 1967, ông Benjamin Netanyahu gia nhập quân đội Israel và nhanh chóng trở thành một lính biệt kích tinh nhuệ và từng là đội trưởng trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973.

Năm 1982, ông Netanyahu được bổ nhiệm làm phó trưởng phái đoàn tại đại sứ quán Israel ở Washington. Năm 1984, ông được bổ nhiệm làm đại sứ của Israel tại Liên Hợp Quốc.

Năm 1988, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao trong nội các của Thủ tướng Yitzhak Shamir khi đó.

Lên giữ chức Chủ tịch đảng Likud cánh hữu vào năm 1993, ông Netanyahu đã dàn xếp sự trở lại quyền lực chính trị của đảng sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 1992.

Ông đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong Bộ Ngoại giao của Israel cho đến khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1996. Nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên của ông kéo dài đến năm 1999. Sau đó, ông cũng chiến thắng trong các cuộc bầu cử năm 2009, 2013 và 2015.

Ông Netanyahu mất quyền lãnh đạo đảng Likud vào tay ông Ariel Sharon, nhưng đã giành lại được sau khi người này rời đảng Likud để thành lập đảng Kadima vào năm 2005.

Đối với những người ủng hộ, ông là một phát ngôn viên mạnh mẽ của Israel, sẵn sàng nói với công chúng những sự thật khó chịu và có thể đứng lên chống lại kẻ thù.

Chính sách "ba không"

Ông Netanyahu có câu thần chú “ba không”: Không có nhà nước Palestine, không trả lại Cao nguyên Golan cho Syria và không thảo luận về tình trạng tương lai của Jerusalem.

Mặc dù phản đối hầu hết các thỏa thuận hòa bình với người Palestine, ông đã ký Hiệp định sông Wye vào năm 1998 với ông Yasser Arafat, Tổng thống khi đó của Chính quyền Quốc gia Palestine.

Ông từ chức vào tháng 8/2005 với tư cách là Ngoại trưởng để phản đối kế hoạch của ông Sharon về việc rút khỏi Gaza, một phần lãnh thổ của Palestine.

Ông Netanyahu kiên quyết tiếp tục mở rộng các khu định cư bất hợp pháp của Israel trên vùng đất Palestine bị chiếm đóng. Ông nói rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng ở Jerusalem và ở tất cả những nơi có trên bản đồ các lợi ích chiến lược của Israel".

Sau 8 năm quan hệ khó khăn với ông Obama, cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Washington vào đầu năm 2017 đã báo hiệu một sự “thiết lập lại” trong quan hệ giữa hai bên.

Cuối năm đó, ông Trump đã phá vỡ chính sách hàng thập kỷ của Mỹ và tuyên bố Mỹ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ bắt đầu quá trình chuyển đại sứ quán của mình đến thành phố này.

Ông Netanyahu hoan nghênh quyết định này và cho biết đây là "một ngày lịch sử" đối với Israel.

Việc ông Biden không nhanh chóng thực hiện cuộc điện đàm với ông Netanyahu sau khi nhậm chức đã thu hút suy đoán rằng Tổng thống Mỹ đang ra dấu hiệu không hài lòng với mối quan hệ thân thiết của ông Netanyahu với ông Trump.

Nhưng cuộc tấn công kéo dài 11 ngày của Israel vào Gaza đã đưa hai nhà lãnh đạo đến với nhau khi ông Biden thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Netanyahu và các chính sách của ông trong chiến dịch ném bom mới nhất của Israel vào vùng đất bị bao vây khiến hơn 250 người Palestine, trong đó có ít nhất 66 trẻ em thiệt mạng.

Chống Iran

Trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của mình, ông Netanyahu đã nói với Quốc hội Mỹ rằng “thời gian không còn nhiều” để đối phó với Iran.

Ông cho biết Iran đặt ra “mối đe dọa hiện hữu” đối với Israel và đã nhiều lần đe dọa hành động quân sự đơn phương chống lại Iran.

“Chừng nào tôi còn là Thủ tướng, Iran sẽ không có bom nguyên tử”, ông nói vào năm 2013. “Nếu không còn cách nào khác, Israel sẵn sàng hành động bằng vũ lực”.

Vụ bê bối tham nhũng

Ông Netanyahu bị truy tố vào năm 2019 trong các vụ án kéo dài liên quan đến quà tặng từ những người bạn là triệu phú và bị cáo buộc tìm kiếm sự ưu ái của pháp luật đối với các ông trùm truyền thông để đổi lấy việc đưa tin thuận lợi.

Các cáo buộc chống lại ông là một vấn đề trọng tâm trong các cuộc bầu cử gần đây của đất nước. Ông Netanyahu đã phủ nhận các cáo buộc và không nhận tội khi phiên tòa tiếp tục.

Đại dịch COVID-19

Ông Netanyahu đã tuyên bố chiến thắng COVID-19 bằng cách đưa Israel trở thành "quốc gia tiêm chủng".

Khoảng một nửa dân số đã được tiêm chủng với tốc độ thu hút sự khen ngợi của quốc tế, nhưng cũng kêu gọi Israel làm nhiều hơn nữa để đảm bảo người Palestine ở các vùng lãnh thổ mà nước này chiếm đóng nhận được vắc xin.

Quốc Thiên

Tin khác

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

Liên hợp quốc: Thế giới lãng phí hơn 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày dù hàng trăm triệu người đang đói

(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc cho thấy hơn 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí mỗi ngày trên toàn thế giới trong khi gần 800 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thế giới 24h
Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

Interpol: Lừa đảo qua mạng ở Đông Nam Á đã mở rộng ra toàn cầu, thu tới 3.000 tỷ USD mỗi năm

(CLO) Người đứng đầu Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) hôm 27/3 cho biết các nhóm tội phạm buôn người và lừa đảo qua mạng đã mở rộng từ Đông Nam Á thành một mạng lưới toàn cầu với quy mô lên tới 3.000 tỷ USD mỗi năm.

Thế giới 24h
Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

Công ty Anh hỗ trợ Ukraine trong cuộc đua UAV

(CLO) Trong một nhà kho bí mật ở miền nam nước Anh, các kỹ sư tại Evolve Dynamics đang nghiên cứu công nghệ có thể giúp giữ cho máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine hoạt động trên bầu trời ngay cả khi bị gây nhiễu bằng phương pháp điện tử.

Thế giới 24h
Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

Nga nói khó tin IS có thể tiến hành vụ khủng bố ở Moscow

(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm thứ Tư nói rằng thật "cực kỳ khó tin" rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) có khả năng tiến hành một cuộc tấn công vào phòng hòa nhạc ở Moscow vào thứ Sáu tuần trước khiến ít nhất 143 người thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

Ông Putin nói F-16 sẽ không thay đổi được tình hình ở Ukraine

(CLO) Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nói với các phi công quân sự hôm thứ Tư rằng nếu các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.

Thế giới 24h