(CLO) Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, các dự án hỗ trợ sinh kế đã thay đổi nhận thức, tập quán, kỹ thuật sản xuất, giúp các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Ủy ban đề nghị bổ sung giải pháp thích ứng với các tác động thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, nhất là đại dịch COVID-19.
Chiều nay (23/7), ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã có báo cáo thẩm tra về nội dung này trước Quốc hội.
Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Chương trình và thống nhất với tên gọi của Chương trình. Hồ sơ Chương trình cơ bản bảo đảm đầy đủ; nội dung cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chương trình có sự trùng lặp của Chương trình với các CTMTQG khác. Do đó, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì 03 Chương trình phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động trùng lặp hoặc bỏ sót để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các Chương trình, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.
Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng đã phân tích rõ về các dự án thành phần của Chương trình trước Quốc hội. Theo đó, Dự án 1. Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, Dự án này trong giai đoạn 2016-2020 được đánh giá là đã phát huy hiệu quả, giúp thay đổi diện mạo nông thôn các xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo một cách rõ rệt. Tuy nhiên, mức hỗ trợ đầu tư còn thấp, dàn trải nên các công trình thường có quy mô nhỏ, thiết kế chưa đạt chuẩn kỹ thuật, dễ hư hỏng, xuống cấp.
Do đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ tính toán mức hỗ trợ đầu tư hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm để giúp thay đổi cơ bản điều kiện hạ tầng ở các huyện, xã đặc biệt khó khăn góp phần sớm đưa các huyện, xã này thoát nghèo; tăng cường thực hiện chính sách việc làm công tại địa bàn cấp xã theo quy định của Luật Việc làm để huy động tối đa nhân công là người địa phương tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Ủy ban Xã hội thấy rằng, các dự án hỗ trợ sinh kế đã làm thay đổi nhận thức, tập quán, kỹ thuật sản xuất, giúp các hộ phát triển sản xuất, từ đó tăng thu nhập.
Ủy ban Xã hội đề nghị: Trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi thực hiện dự án cần có giải pháp khắc phục tối đa 18 tồn tại, hạn chế của giai đoạn trước đã được Chính phủ chỉ ra trong Báo cáo. Ưu tiên áp dụng những mô hình đã được đánh giá, tổng kết có hiệu quả, nhân rộng để thực hiện. Bổ sung giải pháp thích ứng với các tác động thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, nhất là đại dịch COVID-19.
Về Dự án 3. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng. Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ: Cần thể hiện được sự liên kết hai tiểu dự án thành phần của Dự án là hỗ trợ sản xuất (tiểu dự án 1) và cải thiện dinh dưỡng (tiểu dự án 2).
Nghiên cứu chuyển tiểu dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp về dự án 2 vì có những nội dung trùng lặp, và mục tiêu của các dự án, tiểu dự án này đều hướng tới cải thiện tăng thu nhập cho hộ nghèo và phân định rõ trách nhiệm giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xem xét đưa tiểu dự án Cải thiện dinh dưỡng thành một dự án riêng.
Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và nhà ở. Ủy ban Xã hội thấy rằng, các tiểu dự án từ 1 đến 4 có các nội dung thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được quy định trong các pháp luật giáo dục nghề nghiệp, việc làm.
Ủy ban Xã hội đề nghị: Rà soát, loại bỏ những nội dung thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước và các chính sách hỗ trợ thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên; làm rõ việc cần có nguồn lực hỗ trợ của Chương trình bên cạnh những nguồn chi thường xuyên đã được quy định.
Làm rõ khái niệm “vùng nghèo, vùng khó khăn” trong các tiểu dự án 1 và 2 vì hiện nay mới có tiêu chí huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; bổ sung cơ chế thực hiện cho 02 tiểu dự án này, đặc biệt là quy định về hỗ trợ có điều kiện.
Tách tiểu dự án 5 về hỗ trợ nhà ở thành một dự án và giao Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì thực hiện; bổ sung yêu cầu về nhà ở phải đảm bảo chống chọi được thiên tai và nghiên cứu quy định thứ tự ưu tiên hỗ trợ, trong đó ưu tiên hộ người cao tuổi nghèo độc thân không nơi nương tựa sống ở cộng đồng.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trước Quốc hội.
Dự án 5. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Ủy ban Xã hội đề nghị: Làm rõ việc 550.000 hộ nghèo ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ điện thoại thông minh nhưng nếu rơi vào các thôn, bản chưa có dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ internet băng thông rộng cố định hoặc không bảo đảm được chi phí sử dụng dịch vụ thì khắc phục thế nào?
Chuyển nhiệm vụ nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông vào dự án 6 về nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá. Bỏ hoạt động cung cấp sản phẩm thông tin cho đối tượng bảo trợ xã hội, người yếu thế vì không thuộc đối tượng của Chương trình.
Dự án 6. Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình. Ủy ban Xã hội thấy rằng: Nội dung giám sát, đánh giá chưa thể hiện nội dung giám sát, tiêu chí đánh giá về kết quả thực hiện 6 chiều dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiểu dự án 2 về giám sát, đánh giá đề ra nội dung xây dựng một số hệ thống dữ liệu khác nhau là chưa phù hợp, có hệ thống cơ sở dữ liệu không liên quan đến Chương trình, mặt khác đây là các nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan chủ trì Chương trình.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về tổng nguồn vốn dự án là 2.390 tỷ đồng, gấp 4,16 lần so với giai đoạn 2016-2020, trong khi tổng mức đầu tư đề xuất cho Chương trình gấp 1,77 lần tổng mức đầu tư giai đoạn trước.
Ủy ban Xã hội đề nghị: Nội dung giám sát, đánh giá cần thể hiện kết quả thực hiện các chiều dịch vụ xã hội cơ bản; giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong giải quyết các chiều nghèo thiếu hụt, quan tâm đến bình đẳng giới.
Điều chỉnh lại các hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu theo hướng tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung của ngành, làm cơ sở để kết nối với hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Việc giám sát, đánh giá cần có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, tổ tự quản, cộng đồng và người dân.
Về dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình, bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội thống nhất với dự kiến bố trí 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách Trung uơng, đồng thời đề nghị Chính phủ: Đối với nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương, cần khẩn trương rà soát không sử dụng vốn của Chương trình để chi các hoạt động có tính chất chi thường xuyên thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc chế độ, chính sách cho đối tượng đã được quy định tại pháp luật có liên quan.
Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún; phải đúng, phải trúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Bảo đảm tính khả thi của việc bố trí vốn ngân sách trung ương trong năm 2021 cho Chương trình là 7.000 tỷ đồng để tránh gián đoạn, giảm hiệu quả thực hiện Chương trình. Cân nhắc việc bố trí tỷ trọng vốn lớn vào năm 2025 là năm cuối cùng của giai đoạn.
Bà Nguyễn Thúy Anh cũng lưu ý, không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn khi hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn thu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ có kế hoạch bổ sung nguồn vốn cần đầu tư thêm cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội đối với các đối tượng của Chương trình.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,