Bốn lời giải thích cho tình trạng châu Âu đang bùng phát cháy rừng

Thứ bảy, 07/08/2021 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các đám cháy rừng đã bùng phát ở khắp miền nam châu Âu trong tháng trước và đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nước. Nguyên do chủ yếu, ngoài cố ý phóng hoả, còn là do hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt.

Người dân và gia súc phải đi sơ tán ở Thổ Nhĩ Kỳ do cháy rừng. Ảnh: AFP

Người dân và gia súc phải đi sơ tán ở Thổ Nhĩ Kỳ do cháy rừng. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Trước thực trạng cháy rừng tại châu Âu hiện tại, các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến một mùa hỏa hoạn khắc nghiệt. Họ cũng hiểu rằng công tác phòng cháy rừng ở các quốc gia dễ bị ảnh hưởng là không đủ để đối phó với các đáng cháy ngày càng trầm trọng hơn.

Vì sao rừng tại Địa Trung Hải lại bị cháy?

Cháy rừng mùa hè là một phần tự nhiên và thường cần thiết trong cuộc sống của các khu rừng Địa Trung Hải. Trong thập kỷ trước năm 2016, khoảng 48.000 vụ cháy rừng thiêu rụi 457.000 ha mỗi năm ở 5 quốc gia Nam Âu bao gồm: Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Ý và Hy Lạp. Theo các nhà khoa học, lửa cũng có thể tái tạo và thúc đẩy đa dạng sinh học ở những vùng này.

Các chiến lược phòng cháy phức tạp hơn đã được các nước Nam Âu áp dụng, dẫn đến sự suy giảm tổng thể về số lượng và quy mô các đám cháy kể từ năm 1980. 

Nhưng với việc xảy ra quá thường xuyên trong những năm gần đây, các vụ cháy đã leo thang vượt quá quy mô và cường độ bình thường.

Các vụ cháy rừng kinh hoàng năm 2017 và 2018 đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trên một khu vực trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Tây Ban Nha, trong khi các khu rừng quốc gia ở Trung và Bắc Âu, bao gồm cả Thụy Điển, cũng bị thiêu rụi.

Những sự kiện hỏa hoạn chưa từng có như vậy chắc chắn có liên quan đến những đợt hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt.

Điều gì gây nên cháy rừng?

Tháng 7 vừa qua là tháng nóng thứ hai từng được ghi nhận ở châu Âu và nóng thứ ba trên toàn cầu. Phía nam lục địa là tâm điểm của đợt nắng nóng khắc nghiệt này, với nhiệt độ ở Hy Lạp trong tuần này dự kiến ​​đạt đỉnh 47 độ C.

Hy Lạp và nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ đang ở giữa đợt nắng nóng có thể là tồi tệ nhất trong 30 năm, gợi lại ký ức về mùa hỏa hoạn khủng khiếp năm 1987 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người chỉ riêng ở Hy Lạp.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần 200 đám cháy rừng riêng biệt đã bùng phát khắp đất nước chỉ trong hơn một tuần, buộc một số cư dân ven biển và khách du lịch phải di tản để đảm bảo an toàn.

Vì vậy, trong khi đốt phá và các nguyên nhân tự nhiên như sét đều là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn, nhiệt độ cực cao đã làm tăng cường độ của chúng và là thủ phạm thực sự gây ra sự tàn phá thảm khốc hơn ở các vùng bị cháy. Đây là lý do tại sao ít nhất 55% diện tích đã bị đốt cháy trên toàn châu Âu tính tới ngày 5/8 so với diện tích 12 năm trước đó.

Tình trạng cháy rừng ở một số khu vực tại châu Âu - Ảnh: Hệ thống cảnh báo cháy rừng châu Âu

Tình trạng cháy rừng ở một số khu vực tại châu Âu - Ảnh: Hệ thống cảnh báo cháy rừng châu Âu

Biến đổi khí hậu có là một lý do?

Một phần trách nhiệm nằm ở công tác quản lý rừng lạc hậu và đôi khi là việc bảo vệ rừng tự nhiên quá mức.

Một đám cháy ngày 1/8 bùng cháy qua Pineta Dannunziana, một khu rừng thông đô thị ở thành phố Pescara của Ý, buộc 800 người phải sơ tán. Nhưng do khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên nên không có công tác phát quang rừng rậm hay việc đốt có kiểm soát. Ông Carlo Masci, thị trưởng thành phố Pescara, cho biết: "Lớp cỏ dại cháy rất nhanh".

Trong khi đó, các chính sách ngăn chặn hỏa hoạn hiện tại không tính đến tác động của việc trái đất ấm lên đối với khả năng dễ cháy hơn của rừng.

"Ở hầu hết các khu vực Địa Trung Hải, các chính sách quản lý cháy rừng hiện nay thường quá tập trung vào việc dập tắt và không còn thích ứng với sự thay đổi toàn cầu đang diễn ra", các tác giả của một nghiên cứu năm 2021 viết.

Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA), mặc dù diện tích bị cháy ở khu vực Địa Trung Hải đã giảm nhẹ trong 40 năm qua, nhưng điều này chủ yếu là do các nỗ lực kiểm soát hỏa hoạn hiệu quả hơn.

Việc trái đất ấm lên làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng, như đã chứng kiến ở Australia và California trong những năm gần đây. Và tất yếu, biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ cháy rừng trên toàn châu Âu, bao gồm cả các khu vực miền Trung và miền Bắc vốn không thường xuyên xảy ra cháy.

Tác động của cháy rừng tới khí hậu 

Theo nhóm khí hậu Carbon Brief, trên toàn cầu, cháy rừng là nguyên nhân gây ra phát thải khí nhà kính đáng kể, và chịu trách nhiệm cho từ 5% đến 8% trong tổng số 3,3 triệu ca tử vong sớm do chất lượng không khí kém.

Nhưng lượng khí thải carbon từ các vụ cháy rừng đang giảm dần trong những thập kỷ gần đây. Điều này một lần nữa là do công tác phòng chống cháy nổ được cải thiện.Vấn đề còn lại là mức độ nghiêm trọng hoặc cường độ của đám cháy có ảnh hưởng sâu rộng hơn đến quá trình hấp thụ carbon vì rừng bị cháy nặng đến mức chúng không thể mọc lại.

Năm 2017, lượng khí thải CO2 từ các vụ cháy rừng nghiêm trọng trên khắp Tây Nam Châu Âu đạt mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 2003, đạt khoảng 37 teragram CO2 (1 teragram bằng 1 triệu tấn). Theo các nhà khoa học, các trận cháy rừng đặc biệt trên diện rộng trên Bán đảo Iberia và bờ biển Địa Trung Hải vào năm 2003 đã gây ra cùng một mức phát thải do con người gây ra như toàn bộ Tây Âu trong năm đó.

Và nếu cường độ cháy rừng giết chết độ che phủ rừng đáng kể vào năm 2021, kết quả là mất đi các bể chứa carbon có thể còn tàn phá hơn đối với khí hậu. 

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h
Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h
Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

(CLO) Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, trong một tuyên bố được hãng tin IRNA trích dẫn vào thứ Ba (23/4) cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào của Israel vào lãnh thổ Iran sẽ dẫn đến hậu quả "thảm khốc".

Thế giới 24h
Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

(CLO) Ukraine hôm thứ Ba (23/4) đã đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với các công dân nam ở hải ngoại trong độ tuổi nhập ngũ cho đến ngày 18/5, mong muốn những thanh niên trong diện này trở về quê nhà chiến đấu.

Thế giới 24h