“Bong bóng” trái phiếu doanh nghiệp - bao giờ vỡ?

Thứ sáu, 10/07/2020 07:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2008, một dòng vốn được bơm trực tiếp vào thị trường bất động sản đã tạo “bong bóng” và kết cục thị trường này đã “xì hơi” vào năm 2012. Do đó, giới đầu tư lo ngại liệu bong bóng trái phiếu doanh nghiệp - bao giờ vỡ khi nhìn vào cách hút vốn của thị trường này trong thời gian qua?

Bài liên quan

Trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng “hít khói”

Ngân hàng liên tục hạ lãi suất, thị trường chứng khoán nhiều phen chao đảo còn nhà đất gặp khó vì chính sách. Lúc này nhà đầu tư chỉ còn trông mong vào cửa trái phiếu doanh nghiệp bởi lãi suất cao hơn ngân hàng và nghe qua có vẻ an toàn hơn các kênh đầu tư khác.

“Bong bóng” trái phiếu doanh nghiệp - bao giờ vỡ?

“Bong bóng” trái phiếu doanh nghiệp - bao giờ vỡ?

Theo thống kê, tổng quy mô thị trường Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiện tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng, tương đương quy mô tiền gửi của VietinBank - ngân hàng có thị phần tiền gửi thứ 4 tại Việt Nam (sau BIDV, Agribank và Vietcombank), tương đương 9,3% dư nợ tín dụng và 19,5% tổng vốn hóa 3 sàn chứng khoán Việt Nam.

Hiện lượng Trái phiếu doanh nghiệp các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020. TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi mà nguyên nhân xuất phát từ “khoảng cách” lãi suất.

Thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy, các Ngân hàng thương mại phát hành 42.500 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm nhưng nhà đầu tư cá nhân chỉ mua các trái phiếu kỳ hạn 7 năm của một số ngân hàng với lãi suất thả nổi, cao hơn lãi suất tiền gửi 2 - 2,6%/năm

Nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, lãi suất bình quân TPDN phát hành sơ cấp dao động từ 10,1 - 11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm. Còn tại các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại “tiếp thị”, lãi suất TPDN trên thứ cấp thường thấp hơn 2 - 2,5%/năm trên sơ cấp, nằm trong vùng 7,5 - 10,5%/năm.

Nếu so với lãi suất tiền gửi, mức chênh TPDN cao hơn 0,8 - 1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi. Bản thân “mức chênh” các NHTM nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm “Big 4” là 1 - 2%/năm. Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các NHTM lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn 1,8 - 4%/năm tùy từng kỳ hạn.

Ngoài ra, lợi thế của doanh nghiệp phát hành và phân phối là “linh động” trong yếu tố kỳ hạn, với các cam kết từ phía các NHTM/CTCK sẽ mua lại hoặc làm trung gian thu xếp khi nhà đầu tư có nhu cầu thoái vốn. Các kỳ hạn nắm giữ có thể chia nhỏ đến từng tháng với mức lãi suất ghi trên hợp đồng cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn 1 - 3%/năm.

"Bong bóng” trái phiếu doanh nghiệp - bao giờ vỡ?

Một số chuyên gia nhận định, yếu tố gia tăng mạnh lượng phát hành TPDN thời gian gần đây có thể là bước chạy nước rút trước khi việc phát hành TPDN riêng lẻ bị siết chặt theo quy định mới. Và cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân này đã “dồn” doanh nghiệp chấp nhận đẩy lãi suất lên cao để nhằm tranh thủ “lùa” nguồn vốn đang bị yếu tố lãi suất ngân hàng “hắt hủi”.

Tuy nhiên, những toan tính của doanh nghiệp trong việc phát hành trái phiếu để cạnh tranh nguồn vốn với các kênh huy động khác trên thị trường đang tạo ra những luồng quan điểm lo ngại, bong bóng trái phiếu doanh nghiệp - bao giờ vỡ?

Trao đổi xung quanh vấn đề này, với vai trò là nhà đầu tư lâu năm trên thị trường anh Hùng Minh (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, đáng quan ngại nhất là mức độ rủi ro của thị trường trái phiếu bất động sản.

Khác với những năm 2008, một dòng vốn được bơm trực tiếp vào thị trường bất động sản đã tạo “bong bóng” và kết cục thị trường này có hiện tượng “xì hơi” vào năm 2012. Do đó, anh Hùng Minh lo ngại liệu bong bóng trái phiếu doanh nghiệp sẽ vỡ khi nhìn vào cách hút vốn của thị trường này.

Hiện nay, Cocobay cũng như hàng loạt dự án Codotel đang phải hứng chịu khủng hoảng từ Covid-19, vậy nếu dịch bệnh kéo dài sang năm sau và thị trường lại tiếp tục “bế quan tỏa cảng” như bây giờ thì chuyện gì sẽ xảy ra?

PSG,TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trưởng khoa Tài chính (Trường Đại học Kinh tế TP HCM) từng nêu vấn đề, phía sau câu chuyện phát triển nhanh, mạnh và giao dịch sôi động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp liệu có tồn tại những vấn đề bất thường?

Ngọc An

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm