(CLO) Những nỗ lực nghiên cứu vắc xin COVID-19 của Đài Loan, Thái Lan hay Việt Nam xuất phát từ thực tế khó khăn bởi sự thiếu hụt vắc xin. Thay vì mòn mỏi chờ đợi, nhiều nước đang tìm cách sở hữu vắc xin bằng mọi giá và trong số những cách thức thì tự lực cánh sinh là lựa chọn bền vững nhất.
1. Ngày 23/8, Đài Loan “nổ” phát súng đầu tiên trong năm 2021 khi triển khai tiêm chủng cho người dân bằng vắc xin COVID-19 do chính họ bào chế. Một tháng trước đó, các nhà chức trách của hòn đảo này đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 của Medigen Vaccine Biologics. Đây được xem là sự kiện mang tính đột phá và chiến lược cho tham vọng tự cung cấp dịch vụ tiêm chủng, do sự chậm trễ trong việc cung cấp vắc xin từ các công ty dược toàn cầu vốn đã ảnh hưởng tới nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới.
Như để chứng minh cho sự tin tưởng vào loại vắc xin “nhà trồng được” và chứng minh nó an toàn, bà Tổng thống Thái Anh Văn đã cho ngừng sử dụng vắc xin của Moderna và AstraZeneca, trụ cột hiện tại của chương trình tiêm chủng của Đài Loan. Hơn 700.000 người đã được tiêm vắc xin Medigen chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Nhiều nước châu Á đặt niềm tin vào vắc xin COVID-19 nội địa cho cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh: Straitstimes
"Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm, mọi người đều thấy vắc xin của chúng tôi an toàn như thế nào. Có rất ít tác dụng phụ, hầu như không gây sốt… Vì vậy, tôi nghĩ mọi người có thể yên tâm", Giám đốc điều hành Charles Chen của Medigen nói với Reuters.
Chưa có được bước tiến dài như Đài Loan nhưng Thái Lan cũng đang rất vững tâm vào tham vọng tự chủ vắc xin của mình trong tương lai. Nhằm giảm sự phụ thuộc vào vắc xin nhập khẩu và tăng cường nguồn cung cấp vắc xin cho quốc gia, các nhà khoa học Thái Lan đã nghiên cứu một số loại vắc xin nội địa. Hiện 3 trong số 6 ứng cử viên vắc xin của họ đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm nay, gồm: ChulaCov-19 dựa trên công nghệ mRNA, NDV-HXP-S sử dụng cơ chế virus bất hoạt và Covigen dựa trên gen di truyền DNA.
Tiến sĩ Suthira Taychakhoonavudh, nhà nghiên cứu của vắc xin Baiya Sars-CoV-2 Vax 1 – sẽ thử nghiệm trên người từ tháng tới, thừa nhận rằng các nhà khoa học Thái Lan đang rất cấp bách trong việc phát triển vắc xin nội địa dù quá trình này không thể vội vàng. “Chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến tính bền vững và an ninh của nguồn cung cấp vắc xin”, bà nói.
Hàn Quốc thậm chí còn tham vọng hơn Thái Lan khi đặt mục tiêu nằm trong top 5 nhà sản xuất vắc xin toàn cầu vào năm 2025. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết cung cấp tất cả các hỗ trợ hiện có để phát triển vắc xin sản xuất Covid-19 nội địa, thậm chí còn đưa ra gói đầu tư 2,2 nghìn tỷ won (1,9 tỷ USD) để giúp các nhà sản xuất thuốc địa phương.
“Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện một bước nhảy vọt để trở thành một trong năm nhà sản xuất vắc xin toàn cầu hàng đầu vào năm 2025”, ông Moon Jae-in nói, đồng thời cho biết thêm vắc xin cũng sẽ trở thành một trong ba công nghệ chiến lược quốc gia của Hàn Quốc, cùng với chất bán dẫn và pin.
Hiện có bảy công ty Hàn Quốc đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong các giai đoạn khác nhau đối với bốn loại vắc xin Covid-19. Bộ Y tế Hàn Quốc tự tin có thể triển khai tiêm chủng các loại vắc xin nội địa vào năm tới.
Ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Úc cũng đang có những vắc xin nội địa trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Dự kiến đến cuối năm nay hoặc chậm nhất sang đầu năm sau hầu hết các quốc gia nêu trên đều sẽ có vắc xin COVID-19 tự bào chế để triển khai chiến dịch tiêm chủng của mình.
Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến hai ông lớn Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia đã và đang gặt hái thành quả nhờ việc tự phát triển vắc xin COVID-19. Trung Quốc là một trong những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển vắc xin COVID-19, trong khi Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin số 1 thế giới.
Đài Loan bắt đầu tiêm chủng đại cho vắc xin nội địa từ ngày 23/8 - Ảnh: Straitstime
2. Những nỗ lực nghiên cứu vắc xin COVID-19 của Đài Loan, Thái Lan hay Việt Nam xuất phát từ thực tế khó khăn, khi đại dịch đẩy các quốc gia vào thế “đói đầu gối phải bò”.
Thay vì mòn mỏi chờ đợi, các nước buộc phải tìm cách sở hữu vắc xin bằng mọi giá và trong số những cách thức thì tự lực cánh sinh là lựa chọn bền vững nhất. Bởi gần một năm kể từ khi vắc xin được phát triển, câu chuyện phân phối công bằng đã trở thành nan đề, mà một chuyên gia dịch tễ từng hài hước nói rằng, có lẽ mỗi quốc gia nên tự sản xuất vắc xin cho mình để giải thích cho sự phụ thuộc vào nguồn cung vắc xin rất hạn chế hiện tại.
Quả thực, nhiều tháng qua, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus không biết bao nhiêu lần chỉ trích việc tích trữ vắc xin và cũng không biết bao lần các chuyên gia lên tiếng kêu gọi những nước giàu có dừng chương trình tiêm mũi thứ ba để nhường vắc xin cho nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi và các khu vực khác đang rất “khát” vắc xin.
Dù một số quốc gia đang cố gắng tỏ ra hào phóng, nhưng số vắc xin được chia sẻ là quá bé nhỏ so với kho dự trữ mà họ có. Việc đã từng có hàng triệu liều vắc xin COVID-19 bị hủy vì quá hạn sử dụng có lẽ là sự thật chua sót rằng, các nước giàu sẽ chỉ “cho đi” đến chừng nào không thể hoặc không cần tiêm cho bất kỳ ai.
Con đường đi tới đích của Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác có thể vẫn còn dài và nhiều chông gai, nhưng sự thật phũ phàng cho thấy quyết định đặt niềm tin vào vắc xin nội địa là giải pháp lâu dài cho một cuộc chiến được dự đoán sẽ dai dẳng.
Từ câu chuyện tự phát triển vắc xin của Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam… cộng đồng quốc tế dường như đã được thấy quyết tâm không từ bỏ, không đầu hàng trước nghịch cảnh của những quốc gia châu Á nghèo khó, đầy rẫy hạn chế. Đồng thời, đây có thể xem là động lực để những quốc gia, khu vực vẫn còn do dự nên mạnh dạn tiếp bước để tìm cho mình một lối thoát.
(CLO) Việc cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 419 đoạn đi trùng tuyến đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ùn tắc giao thông và tạo mỹ quan đô thị.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa phối hợp với các đơn vị nâng thành công hệ kết cấu thép mái trung tâm Nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Giá bán lẻ thực tế tại đại lý của mẫu xe Mazda CX-5 hiện đang giảm “thủng đáy” xuống dưới ngưỡng 700 triệu đồng, giảm đến 60 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) UBND quận Hoàn Kiếm cho biết đã điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ và khu vực phố cổ vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4-1/5.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Sau gần 4 tháng báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh về Dự án khu đền thờ Nguyễn Cao có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án xây dựng TX Quế Võ làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng Phú Đạt là nhà thầu xây dựng có dấu hiệu kém chất lượng, vừa làm đã hỏng, đến nay công trình chỉ được sửa chữa qua loa. PV cũng phát hiện thêm dự án đền Đậu, TX Quế Võ có dấu hiệu bị thi công không đúng thiết kế, kém chất lượng.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.