Hướng tới Đại hội Thi đua Hội Nhà báo Việt Nam: Giải bài toán “thực chất” trong Thi đua khen thưởng

Chủ tịch Hội NB Đồng Nai Tôn Hoàn: Phong trào thi đua phải có tính thiết thực, gắn với nhu cầu hội viên

Thứ năm, 03/09/2020 13:36 PM - 0 Trả lời

(NB&CL)"Đời sống báo chí nước ta không ngừng chuyển động, những phương thức làm báo mới được áp dụng, nhiệm vụ, yêu cầu, thách thức mới không ngừng được đặt ra cho mỗi cơ quan báo chí và người làm báo.Điều này đòi hỏi công tác thi đua khen thưởng cũng phải thay đổi linh hoạt theo hướng sát thực, hiệu quả và kịp thời".

Nhà báo Tôn Hoàn - Tổng biên tập báo Đồng Nai, Chủ tịch Hội Nhà báo Đồng Nai

Nhà báo Tôn Hoàn - Tổng biên tập báo Đồng Nai, Chủ tịch Hội Nhà báo Đồng Nai

Bài liên quan

Nhà báo Tôn Hoàn - Tổng biên tập báo Đồng Nai, Chủ tịch Hội Nhà báo Đồng Nai khẳng định như vậy trong cuộc trò chuyện với báo Nhà báo và Công luận. 

Sát thực, hiệu quả, kịp thời

-Thi đua để thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Hội, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương Hội và các cấp Hội luôn đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua, tạo được khí thế thi đua sôi nổi. Những thay đổi trong hoạt động báo chí, hoạt động Hội cũng cần thiết phải có những đổi mới linh hoạt hơn nữa để “bắt nhịp” xu hướng mới. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

+ Các phong trào thi đua nhằm tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, tác động sâu sắc và tạo điều kiện để thay đổi nhận thức, thái độ và hành động của mỗi người, từ đó nỗ lực hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình cũng như nhiệm vụ chung. Thực tiễn cho thấy, các phong trào thi đua luôn có sự đổi mới, bám sát đặc thù từng thời điểm, từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đối với báo chí cũng vậy, muốn phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong các cấp Hội, đội ngũ những người làm báo thì phong trào thi đua cũng cần có sự đổi mới, cập nhật và đặc biệt là sát với tình hình, nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức Hội.

Hơn nữa đời sống báo chí nước ta đang không ngừng chuyển động, những phương thức làm báo mới được áp dụng, những nhiệm vụ, yêu cầu, thách thức mới không ngừng được đặt ra cho mỗi cơ quan báo chí và người làm báo. Điều này đòi hỏi công tác thi đua khen thưởng cũng phải thay đổi linh hoạt theo hướng sát thực, hiệu quả và kịp thời. Có như vậy thi đua khen thưởng mới thực sự trở thành đòn bẩy, tạo động lực để những người làm báo nhiệt huyết, trách nhiệm và gắn bó với nghề, nỗ lực mang đến công chúng những tác phẩm báo chí chất lượng, mang màu sắc riêng biệt.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng tặng hoa chúc mừng các cơ quan báo chí

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng tặng hoa chúc mừng các cơ quan báo chí

Sát thực, hiệu quả, kịp thời được thể hiện trong các hoạt động của  HNB Đồng Nai như thế nào thời gian qua, thưa Chủ tịch?

Đồng Nai được coi là địa phương có hoạt động báo chí sôi nổi. Cùng với báo chí cả nước, HNB tỉnh luôn chú trọng tính thiết thực, hiệu quả của phong trào thi đua trong đội ngũ người làm báo. Các phong trào thi đua tập trung nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cũng như từng bước bắt nhịp với xu hướng báo chí hiện đại. Trước đòi hỏi tất yếu về một nền báo chí chuyên nghiệp, giàu tính chiến đấu, hiện đại và nhân văn, HNB tỉnh tích cực hướng dẫn các chi hội đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao chất lượng thông tin của báo chí ở địa phương. Mỗi cơ quan báo chí, chi hội lại có những phong trào thi đua chuyên đề sát hợp với đặc thù, điều kiện của mình. Đi cùng với các phong trào thi đua, các cơ quan báo chí trong tỉnh cũng đã đổi mới công tác khen thưởng nhằm kịp thời biểu dương những tác giả, tác phẩm báo chí có sự đầu tư về nội dung lẫn công nghệ, có sức tác động đến đời sống xã hội và nhất là sự sáng tạo, mới mẻ.

Trong nhiều năm qua, các cơ quan báo chí trong tỉnh cũng đã có các hình thức khen thưởng phù hợp, có tác động tốt đối với tác giả tác phẩm đoạt Giải báo chí quốc gia, Giải Búa Liềm vàng, Giải các bộ, ngành trung ương và tác phẩm báo chí mà phóng viên tác nghiệp trong điều kiện khó khăn, tác phẩm nhận được nhiều lượt tương tác của bạn đọc, tác động xã hội tích cực…

Việc hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao cũng được đưa vào nội dung tiêu chí thi đua hàng năm với hơn 100 tác phẩm báo chí chất lượng cao của hội viên được hỗ trợ trong giai đoạn 2015-2020. Nhiều tác phẩm báo chí được sáng tạo theo cơ chế hỗ trợ này và đã tham gia và đạt giải báo chí quốc gia, giải báo chí của tỉnh. Để tạo môi trường cho đội ngũ người làm báo trong tỉnh thi đua nâng cao chất lượng tác phẩm của mình, tại Đồng Nai đã phát động và tổ chức nhiều giải báo chí cấp tỉnh, tạo ra sự hứng khởi, thu hút được đông đảo hội viên, phóng viên tham gia. Có thể kể đến như Giải báo chí Ngòi Viết Vàng tỉnh Đồng Nai từ năm 2015-2019 đã trao 84 giải; Giải báo chí Dương Tử Giang được tiến hành xét thưởng theo định kỳ 5 năm một lần nhằm tôn vinh, khen thưởng các nhà báo có nhiều tác phẩm đạt giải báo chí theo quy định; Giải truyền thông về Khoa học công nghệ…

Nhà báo Tôn Hoàn tặng hoa cảm ơn TS. Trần Bá Dung đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo chí Đống Nai

Nhà báo Tôn Hoàn tặng hoa cảm ơn TS. Trần Bá Dung đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho báo chí Đống Nai

Bên cạnh đó, HNB tỉnh cũng đã duy trì hình thức sinh hoạt các câu lạc bộ Phóng viên kinh tế, Phóng viên Văn xã, Phóng viên trẻ, Nhà báo nữ và Nhiếp ảnh, tạo điều kiện để hội viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và thi đua trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài sự nỗ lực tự làm mới mình, tự đào tạo của các cơ quan báo chí, HNB tỉnh đã phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam, Khoa Báo chí - truyền thông Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngay tại Đồng Nai cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các báo, đài địa phương của Đồng Nai cũng như một số tỉnh trong khu vực. Cùng với đó là tạo điều kiện để đội ngũ này có thể tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức tại TP. HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành khác.

Có thể kể đến như lớp bồi dưỡng làm báo đa phương tiện, chụp ảnh báo chí, viết tin bài phát thanh hiện đại, làm báo bằng điện thoại, kỹ năng thực hiện bài phỏng vấn, viết về đề tài xây dựng Đảng, kỹ năng làm báo dạng long - form trên báo điện tử và kỹ năng nhận biết hình ảnh và video thật - giả... Với sự tham gia hướng dẫn của các giảng viên chuyên ngành báo chí, các nhà báo giàu kinh nghiệm công tác tại các tờ báo lớn, đây là hình thức đào tạo hiệu quả, đáp ứng kịp thời quá trình đổi mới của báo chí địa phương. Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng này, các phóng viên, nhà báo công tác tại báo đài địa phương được tiếp cận những kỹ năng làm báo hiện đại, thay đổi tư duy, cách thể hiện tác phẩm báo chí. Từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn, dần làm mới những tác phẩm báo chí, đề đạt những ý kiến với tòa soạn để có thể tiệm cận hơn với mô hình báo chí hội tụ. 

Xác định nhận thức, bản lĩnh chính trị là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với người làm báo trong xu thế phát triển báo chí hiện nay, hằng năm Hội và các chi hội đã thường xuyên phối hợp cơ quan báo chí tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nghị quyết và chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để triển khai có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí theo từng giai đoạn, nhiệm vụ. Hội Nhà báo tỉnh tiếp tục tập hợp, đoàn kết rộng rãi hội viên, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII), gắn với thực hiện Luật Báo chí năm 2016 và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Quá trình triển khai cũng cần được theo dõi, đốc thúc và điều chỉnh sát thực tiễn

Nhưng cũng còn đâu đó tính hình thức trong thi đua nên có những nơi còn chưa thực sự phong phú và đa dạng, việc xây dựng nội dung, chỉ tiêu thi đua chưa sát với thực tiễn. Theo ông, để khắc phục hạn chế này, thời gian tới chúng ta cần có những giải pháp nào?

Tính hình thức, chưa đồng đều và liên tục là hạn chế đã được chỉ ra của nhiều phong trào thi đua nói chung và thi đua trong ngành báo chí nói riêng. Để công tác thi đua - khen thưởng dần hạn chế tính hình thức, đi vào thực chất cần có những giải pháp đồng bộ mà theo tôi bắt nguồn từ thay đổi nhận thức của các cấp Hội, hội viên và đội ngũ người làm báo về sức mạnh, hiệu quả của các phong trào thi đua. Thi đua không chỉ là một phong trào mà nó thật sự là động lực, là sức mạnh nếu được tổ chức triển khai có hiệu quả và có sức lan tỏa sâu rộng. Từ nhận thức đúng đó thì việc quan tâm đầu tư, triển khai các phong trào thi đua được chú trọng hơn, thường xuyên và liên tục.

Nhà báo Tôn Hoàn tặng hoa chúc mừng hội viên đoạt giải báo chí Quốc Gia

Nhà báo Tôn Hoàn tặng hoa chúc mừng hội viên đoạt giải báo chí Quốc Gia

Bên cạnh đó, muốn các phong trào thi đua hấp dẫn, hiệu quả thì trước tiên nó phải có sức hút, có sự  đổi mới, sức lan tỏa, được nhiều cán bộ, hội viên, người làm báo quan tâm, theo dõi, tích cực hưởng ứng. Để làm được điều này, các cấp Hội cũng cần nghiên cứu xây dựng, lựa chọn từ đó xác định rõ mục tiêu của từng phong trào, đề ra kế hoạch cụ thể để thực hiện. Phong trào đã có thì quá trình triển khai cũng cần được theo dõi, đốc thúc và điều chỉnh sát thực tiễn, nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan báo chí gắn với hoạt động sơ, tổng kết, đánh giá. Cán bộ, hội viên và những người làm báo chỉ thực sự hào hứng tham gia các phong trào thi đua khi thấy rõ được tác động của nó đối với chính bản thân mình cũng như sự thay đổi tích cực của cơ quan, đơn vị mình cũng như việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.

Nếu các phong trào thi đua chỉ mang tính hình thức, chung chung, không cụ thể và xa rời các nhiệm vụ chuyên môn của người làm báo thì ắt sẽ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn. Ví như trong bối cảnh công nghệ số phát triển tác động mạnh mẽ đến phương thức làm báo, người làm báo đứng trước những thách thức đòi hỏi tự đổi mới mình, nắm bắt các xu thế làm báo chuyên nghiệp thì các phong trào thi đua ứng dụng công nghệ, thể hiện tác phẩm báo chí theo hướng hiện đại có thể thu hút sự quan tâm của họ, qua đó khuyến khích họ tìm hiểu, ứng dụng công nghệ để cho ra đời những tác phẩm báo chí hấp dẫn, sáng tạo hơn…

Đi cùng với các phong trào thi đua thì công tác khen thưởng cũng phải kịp thời, có tác dụng động viên, cổ vũ và nhân rộng những nhân tố điển hình, những nhà báo tiêu biểu. Việc tạo ra những sân chơi chuyên môn cũng rất cần thiết không chỉ giúp hội viên, người làm báo cọ xát, học hỏi lẫn nhau mà còn là dịp phát hiện, biểu dương những nhà báo và tác phẩm báo chí chất lượng, từ đó lan tỏa khí thế thi đua vì một môi trường báo chí nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại mà chúng ta đang hướng tới.

Vậy thưa ông, đâu sẽ là “chìa khóa” quan trọng nhất đủ sức quy tụ hội viên, nhà báo tham gia để lan tỏa khí thế thi đua trong tình hình hiện nay? 

Việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua trong thực tế tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện và quyết tâm của mỗi tổ chức Hội và hội viên, người làm báo. Tuy nhiên, theo tôi cốt lõi vẫn là ý nghĩa, tác động của thi đua đối với mỗi người làm báo, tâm thế đón nhận các phong trào thi đua của họ tùy thuộc vào sự cần thiết của phong trào đối với sự tiến bộ trong tư duy, bản lĩnh nghề nghiệp, với nhiệm vụ mà họ đang thực hiện. Hội viên, người làm báo không chỉ là lực lượng nòng cốt tham gia các phong trào thi đua mà còn là đối tượng thụ hưởng. Thông qua các phong trào, mỗi hội viên, người làm báo có cơ hội được thử sức, được làm mới mình, để ngày càng hoàn thiện và phát triển với nghề.

Muốn vậy các phong trào thi đua phải có tính thiết thực, gắn với nhu cầu của hội viên, người làm báo, từ đó mới lôi cuốn, quy tụ được họ tham gia hưởng ứng. Tất nhiên, vai trò của người đứng đầu cũng rất quan trọng. Người đứng đầu không chỉ thể hiện vai trò của mình trong lựa chọn mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các phong trào thi đua mà còn phải gương mẫu, đi đầu trong các phong trào ấy.

Hà Vân (thực hiện) 

Tin khác

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Nâng cao vị thế, vai trò của Liên Chi hội Nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

(CLO) Sáng 19/4, Liên Chi hội nhà báo Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác hội
Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

Lan tỏa tinh thần đổi mới, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh

(NB&CL) Thời gian qua, hoạt động công tác hội đã có nhiều những đổi mới thiết thực, đúng, trúng với những chuyển biến thời cuộc và hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã tập trung triển khai nhiều nội dung, ý tưởng đổi mới sáng tạo, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hiệu quả.

Công tác hội
Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

Trao tặng ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân

(CLO) Ngày 17/4, đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam đã trao hàng nghìn ấn phẩm báo Xuân cho cán bộ chiến sĩ các nhà giàn DK1 thuộc Vùng 2 Hải quân, đơn vị đang đóng quân tại Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công tác hội
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho cán bộ Agribank khu vực phía Nam

(CLO) Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho các học viên những kỹ năng, kiến thức quan trọng về quá trình làm việc trong công tác truyền thông. Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên đã rất tích cực học tập, có nhiều bài thực hành đạt chất lượng cao.

Công tác hội
Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tập huấn kỹ năng khai thác thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số

(CLO) Chiều 13/4, tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí chủ đề “Kỹ năng khai thác thông tin để phát triển câu chuyện về đồng bào dân tộc thiểu số”.

Công tác hội