Chủ tịch Quốc hội: Khắc phục chuyện “chạy” danh hiệu, “chạy” anh hùng

Thứ ba, 17/08/2021 12:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu khắc phục bằng được tính hình thức trong công tác thi đua khen thưởng; đảm bảo công khai, minh bạch; khắc phục chuyện “chạy” danh hiệu, bằng khen, giấy khen, “chạy” anh hùng.

Bài liên quan

Sáng nay (17/8/2021), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã  cho ý kiến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Phát biểu thảo luận tại Phiên họp, bà Nguyễn Thị Thanh, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội cho biết: Cần nghiên cứu về việc Kỷ niệm chương về đại biểu dân cử. Cũng theo bà Nguyễn Thị Thanh, nên giải thích khái niệm Huân chương để cho thống nhất.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng: “Cần xem xét hình thức thi đua khen thưởng trong Quốc hội. Cần có Huy chương vì đại biểu nhân dân đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Quốc hội ký, như vậy có được không?”.  

Bà Nguyễn Thúy Anh, Thường trực Ủy ban Xã hội thì tán thành với quan điểm xuyên suốt trong dự thảo Luật là phải bảo đảm mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, vừa thể hiện kết quả của thi đua là cơ sở để khen thưởng và ngược lại, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua, song vẫn thể hiện thi đua và khen thưởng là hai phạm trù có sự độc lập tương đối với nhau về tính chất, phạm vi và nguyên tắc.

Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện, tự giác của cá nhân, tập thể. Khen thưởng là một chính sách, có đối tượng và tiêu chuẩn cụ thể. Thi đua thì phải có khen thưởng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”, nhưng không phải mọi khen thưởng đều xuất phát từ thi đua (như khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo niên hạn, khen thưởng đối ngoại).

Về xử lý vi phạm (Điều 96 và Điều 97), Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị làm rõ mối quan hệ của những quy định này với nội dung quy định những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 12). Bổ sung quy định về việc tước, phục hồi và trao lại các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, bảo đảm đồng bộ với quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng. Bổ sung quy định về việc tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”, “Nghệ sỹ nhân dân”, Nghệ sỹ Ưu tú” phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề, trong đó, chú trọng đến vấn đề uy tín cá nhân có danh hiệu để có thể quy định tước danh hiệu ngay cả trong trường hợp cá nhân đó chưa vi phạm pháp luật hình sự.

Cùng với đó, phải quy định rõ danh hiệu có thể bị tước, thủ tục tước đối với từng danh hiệu trong trường hợp cá nhân nhận được nhiều danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị Tòa án tuyên có tội và bản án có hiệu lực pháp luật từ hình phạt tù có thời hạn trở lên.

Quang cảnh phiên họp sáng nay của UBTVQH.

Quang cảnh phiên họp sáng nay của UBTVQH.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng: Về khen thưởng cho đại biểu Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội đang xếp ngoài của Luật Thi đua khen thưởng cho nên cần xem xét kỹ khoản 5 của Điều 3 của Luật Thi đua khen thưởng. "Các Ủy ban của Quốc hội có thể được khen thưởng như các Bộ", Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định nêu ý kiến.

Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, hiện nay không có thành viên của các Ủy ban của Quốc hội trong Hội đồng thi đua Khen thưởng của Trung ương, cho nên cũng cần xem xét bổ sung.

Phát biểu tại phiên họp, đề cập Dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là sản phẩm đầu tiên về công tác lập pháp trong nhiệm kỳ này nên sẽ là cơ hội để UBTVQH, Quốc hội thực hiện lời hứa, hiện thực hóa chương trình hành động là tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương về công tác lập pháp, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức liên quan công tác chuẩn bị, trình và thẩm tra Dự án Luật.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, việc sửa luật phải tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt, trông thấy trong tổ chức thực hiện. Sửa luật làm sao hướng nhiều hơn về cơ sở, chú trọng khen thưởng người trực tiếp lao động sản xuất kinh doanh, quan tâm vùng sâu vùng xa, hải đảo và đơn giản hoá thủ tục hành chính, minh bạch, công khai.

“Khắc phục bằng được tính hình thức trong công tác thi đua khen thưởng; đảm bảo công khai, minh bạch; khắc phục chuyện kể cả trong thi đua khen thưởng cũng “chạy” danh hiệu, bằng khen, giấy khen, “chạy” anh hùng. Thậm chí có trường hợp vừa khen xong đã phải xử lý rồi”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Hyosung đầu tư kinh doanh hiệu quả

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Hyosung đầu tư kinh doanh hiệu quả

(CLO) Tiếp ông Lee Sang Woon, Phó Chủ tịch, Giám đốc điều hành Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định: Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn đầu tư kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững.

Tin tức
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về ký kết hợp đồng lao động

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về ký kết hợp đồng lao động

(CLO) Cử tri kiến nghị lãnh đạo tỉnh An Giang chỉ đạo đơn vị chức năng xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp vi phạm về việc ký kết hợp đồng lao động.

Tin tức
Tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong phòng, chống thiên tai

Tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong phòng, chống thiên tai

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị từng địa phương tập trung nâng cao năng lực điều hành của mình; tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương bởi đây mới là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ, mới có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kịp thời xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kịp thời xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục bám sát tình hình, kịp thời xử lý các vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu.

Tin tức
Việt Nam sẽ giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, 'rút' số tàu cá tối đa xuống khoảng 83.600 chiếc

Việt Nam sẽ giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, "rút" số tàu cá tối đa xuống khoảng 83.600 chiếc

(CLO) Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, điều chỉnh tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Phấn đấu tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc.

Tin tức