Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh “thách” cổ đông kiện ra tòa

Thứ ba, 30/06/2020 06:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trả lời câu hỏi của cổ đông về vấn đề minh bạch, công khai, đảm bảo vai trò của cổ đông lớn, người đứng đầu Vinaconex khẳng định nếu thấy rằng không đảm bảo quyền lợi thì có thể kiện ra tòa.

Cổ phiếu Nam Sông Hậu (PSH): Dòng tiền kinh doanh âm, cổ phiếu vẫn…tăng kịch trần?

“Bà chủ” Vietjet nói về kế hoạch lãi 100 tỷ đồng

Gặp vấn đề về cân đối dòng tiền!

Báo cáo tài chính năm 2019 của CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex – VCG) sau một năm về tay ông Đào Ngọc Thanh cho thấy, lĩnh vực xây dựng đạt 5.225 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 54%) trong tổng doanh thu hợp nhất của Tổng công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp ở lĩnh vực này lại giảm một nửa so với cùng kỳ năm trước khi chỉ đạt vỏn vẹn 138 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo Vinaconex biểu quyết trong Đại hội đồng cổ đông 2020.

Ban lãnh đạo Vinaconex biểu quyết trong Đại hội đồng cổ đông 2020.

Mặc dù bất động sản được kỳ vọng trở thành mảng cứu cánh của Vinaconex nhưng doanh thu lĩnh vực này của Vinaconex cũng chưa có sự đột phá do tình hình triển khai các dự án giá trị như dự án Cái Giá (Hải Phòng) vẫn “chưa đâu vào đâu”.

Kết thúc 2019, doanh thu mảng bất động sản mang về cho Vinaconex 2.063 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước nhưng chỉ chiếm chưa đến 22% tổng doanh thu của Tổng công ty.

Trên báo cáo tài chính riêng, các lĩnh vực cốt lõi của Vinaconex đang cho thấy sự sa sút về mặt kinh doanh còn hoạt động của các công ty con chưa có hiệu quả.

Điều này thể hiện bởi khoản lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Vinaconex đạt 726 tỷ đồng nhưng chủ yếu lại đến từ hoạt động tài chính với 404 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh bất thường như hoàn nhập dự phòng là 145 tỷ đồng...

Như vậy, chỉ trong vòng 01 năm sau khi An Quý Hưng trở thành cổ đông lớn với hơn 57% cổ phần, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ tăng lên âm 1.123 tỷ đồng, hợp nhất âm 1.493 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2018 lần lượt chỉ âm 285 và âm 50 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối dòng tiền này là do tăng các khoản phải thu đột biến lên 2.418 tỷ đồng. Trong đó, các khoản trả trước cho người bán và phải thu khác tăng rất mạnh từ 1.481 tỷ đồng lên hơn 3.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trên báo cáo tài chính hợp nhất, số dư nợ vay cuối năm 2019 đã lên 4.662 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn. Nợ vay tăng cao kèm áp lực lãi vay đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế cũng như dòng tiền hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

Dù dòng tiền hoạt động kinh doanh bị âm nhưng Tổng công ty vẫn thực hiện nhiều giao dịch tạm ứng với số tiền lớn cho các nhân viên, ứng trước cho nhà cung cấp, cho vay, góp vốn hợp tác kinh doanh, thành lập mới các công ty con, góp vốn đầu tư… với giá trị lên đến trên 1.500 tỷ đồng.

Nếu cổ đông thắc mắc có thể kiện ra tòa

Qua đây có thể thấy việc sử dụng nguồn vốn, cân đối dòng tiền của Vinaconex đang có những vấn đề bất thường. Nổi bật tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Vinaconex là phiên thảo luận, nội dung được cổ đông rất quan tâm đó là khoản âm hơn 1.493 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh nói trên.

Tình trạng dòng tiền âm tiếp tục kéo dài tới quý I/2020. Cụ thể, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex vẫn âm tới 1.060 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng không được Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh thông tin theo yêu cầu chất vẫn trực tiếp của cổ đông.

Về việc vì sao dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex âm cả nghìn tỷ đồng trong năm 2019, Chủ tịch Vinaconex khẳng định các con số trên là chính xác và hợp pháp, đã được kiểm toán bởi “Big4” Deloitte Việt Nam. Đồng thời khẳng định, dòng tiền, nguồn vốn hay tài chính, tôi không thể tự quyết định được.

Người đứng đầu Vinaconex thanh minh rằng, dòng tiền phải có thời gian để hoàn vốn. Năm 2019, tổng công ty đã đầu tư một loạt dự án nhưng các dự án này chưa mang dòng tiền trở lại cho công ty.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về vấn đề minh bạch, công khai, đảm bảo vai trò của cổ đông lớn, người đứng đầu Vinaconex khẳng định ban lãnh đạo luôn đảm bảo các quyền của cổ đông lớn và làm theo luật định. Nếu thấy rằng không đảm bảo quyền lợi thì có thể kiện ra tòa.

Liên quan đến kế hoạch tái cấu trúc tại Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh - chủ đầu tư của dự án Splendora cũng được nhiều cổ đông đề cập. Công ty có vốn điều lệ hơn 680,53 tỷ đồng, do Vinaconex và CTCP Địa ốc Phú Long góp mỗi bên 50%.

Theo ông Thanh nhận định, sự kéo dài lâu nay không có lợi. Bởi một đống tiền nằm ở đấy mà không thu được gì, trong khi lãi vay ngày một tăng, hiện mỗi năm phải chịu hàng trăm tỷ đồng, trong đó, Vinaconex phải chịu một nửa”.

Hiện, khoản nợ của An Khánh JVC là 3.406 tỷ đồng làm phát sinh chi phí tài chính rất lớn, tăng áp lực tài chính và tăng lỗ lũy kế hàng năm. Vì vậy, HĐQT Vinaconex trình cổ đông 2 phương án: một là chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Tổng công ty tại Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh cho thành viên góp vốn còn lại hoặc các nhà đầu tư khác. Hai là Vinaconex mua lại toàn bộ phần góp vốn của đối tác.

“Chúng tôi muốn kết thúc việc này trong năm 2020”, ông Thanh chia sẻ.

Hiện siêu dự án Splendora vẫn đang "đắp chiếu" nên quyết định thoái vốn của Vinaconex được giới đầu tư nhận định là một “chiêu” để tránh phải bỏ thêm lượng vốn đầu tư rất lớn. Trái lại, công ty sẽ có thêm vốn để tập trung đầu tư cho mảng kinh doanh truyền thống và cốt lõi của Vinaconex là xây lắp.

Ngọc An

Tin khác

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản
Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

Lý do Vinhomes Grand Park được giới trẻ chọn là “mảnh đất vàng” khởi nghiệp

(CLO) Giới trẻ đang đua nhau đổ về đại đô thị sầm uất và đáng sống bậc nhất khu Đông để tìm kiếm không gian sống “chất”, sống tận hưởng thời thượng. Đây cũng là nơi có sẵn hệ sinh thái, môi trường lý tưởng cho người trẻ khởi nghiệp bền vững.

Bất động sản
Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản