(NB&CL) "Dứt khoát phải siết chặt vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí trước thì mới có thể đẩy mạnh chiến lược kinh doanh nội dung, các tòa soạn và các nhà báo mới dám đầu tư nguồn lực để có những sản phẩm báo chí chất lượng hơn nữa, từ đó mới mong tạo nguồn thu để tái đầu tư cho nội dung”.
Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh khẳng định như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận.
Kiểu “nội dung đồng phục” khắp nơi thì độc giả nào còn đến với báo nữa
+ Ông từng nói: Một tờ báo phải mất rất nhiều công sức và tài chính để có được một tấm ảnh, đoạn video hay một phóng sự cầu kỳ, nhưng chỉ sau vài phút đăng lên Internet là sẽ bị “nhân bản” ngay lập tức. Và nhiều khi, những bài viết sao chép lại được đọc nhiều hơn cả bài viết gốc, website sao chép nhờ đó còn thu thêm được tiền quảng cáo, trong khi những nhà báo chân chính đổ mồ hôi, nước mắt và cả sự an nguy của bản thân lại không được đền đáp xứng đáng... Thực trạng này, trong bối cảnh hiện nay như thế nào thưa ông?
- Cơ quan báo chí nào trên thế giới cũng coi nội dung gốc do báo tự sản xuất là niềm tự hào của mình, mọi nhà báo và cơ quan chủ quản đều muốn bảo vệ bản quyền cho những sản phẩm mà họ mất rất nhiều chi phí, công sức, mồ hôi và thậm chí cả xương máu để tạo nên. Chúng ta từng nghe nhiều câu chuyện trong lịch sử báo chí, mà mỗi tờ báo cạnh tranh với các báo đối thủ để có được những nội dung độc quyền, riêng biệt. Đương nhiên, không phải báo nào cũng tự sản xuất được 100% nội dung, vì thế họ cũng đăng lại nội dung của các cơ quan báo chí lớn hoặc các hãng thông tấn theo những thỏa thuận riêng, có thể phải trả tiền hoặc bằng các hình thức hợp tác tương hỗ. Tình trạng “chôm chỉa” nội dung từng xảy ra với báo in hoặc phát thanh - truyền hình từ lâu, có thể do các cơ quan báo chí khi đó không có ý thức về vấn đề bản quyền, có thể do một số cá nhân ham lợi nên gửi một bài viết cho nhiều nơi hoặc “xào nấu” nội dung của báo khác. Nhưng tình trạng này khi đó mang tính cá biệt. Tuy nhiên, khi báo điện tử phát triển và hàng ngàn trang tin điện tử được cấp phép ra đời, tình trạng xâm phạm bản quyền báo chí thực sự trở nên trầm trọng. Chỉ một phép tính đơn giản là chúng ta có thể thấy các trang thông tin điện tử không thể có đủ nhân lực để sản xuất nội dung, và họ cũng không thể có thỏa thuận trao đổi nội dung với tất cả các cơ quan báo chí. Trước đây người ta còn cắt dán bằng tay, mà chúng ta từng gọi bằng thuật ngữ tiếng Anh là “cut-paste,” giờ đây nhiều đơn vị sử dụng công nghệ hiện đại để tự động rút tin của báo chí. Điều này trở nên tràn lan cả ở nước ngoài lẫn ở Việt Nam. TTXVN trong hơn 7 thập niên vốn là nơi cung cấp tin nguồn cho các cơ quan báo chí trong và ngoài nước, và gần đây xem xét chấp thuận cho đăng lại miễn phí thông tin từ các đơn vị xuất bản thuộc TTXVN tùy từng trường hợp, chủ yếu dành cho các cơ quan báo chí hoặc những cổng thông tin của các sở ban ngành hoạt động phi lợi nhuận. Bất chấp việc không được phép, rất nhiều trang thông tin điện tử vẫn sử dụng trái phép thông tin của TTXVN và các cơ quan báo chí khác, từ đó thu hút người dùng và tạo nguồn thu quảng cáo. Theo quy định để được cấp phép hoạt động, các trang này chỉ cần xin phép của 5 tờ báo, sau khi đã nhận giấy phép rồi thì họ lấy tin từ mọi nguồn, chẳng chừa một ai. Đó là chưa kể tình trạng lấy nội dung nhưng cắt ghép, giật tít không đúng bản chất để gây sốc, câu view. Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn bởi ngoài cả ngàn trang thông tin điện tử còn có hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn website, kênh YouTube, Facebook fanpage, tài khoản Instagram, Zalo, v.v… đang ngày ngày tự “sản xuất” đủ loại thông tin, một phần chỉ là cắt - dán trái phép, và rất nhiều trang lấy cắp nội dung nhưng lại tạo ra những bản tin giả mạo, sai trái, góp phần tạo nên đại dịch tin giả tràn lan hiện nay.
+ Điều đó đã và đang ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của báo chí Việt Nam, thưa ông?
- Tình trạng vi phạm bản quyền báo chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của báo chí và trong năm 2020 vừa qua, chúng ta càng thấy rõ điều đó. Trước đây, một số cơ quan báo chí lớn vẫn bán được quảng cáo nên khá ung dung dù nội dung bị dùng “chùa”. Giờ đây, khi đại dịch Covid-19 tàn phá khắp thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có báo chí. Dịch bệnh khiến số lượng phát hành của báo in giảm sút thê thảm, dẫn đến nguồn thu quảng cáo cũng sụt giảm đáng kể, nhiều nơi lên tới 70-80%. Trong khi đó, doanh thu quảng cáo digital quá nhỏ, không đủ bù đắp phần mất đi từ báo in. Thử hỏi trong tình trạng khó khăn như vậy, một bài viết trên báo điện tử đã khó tăng thêm nguồn kinh phí ít ỏi, lại bị sao chép nhanh chóng, trở thành kiểu “nội dung đồng phục” khắp nơi thì độc giả nào còn đến với báo nữa.
Bản quyền báo chí chưa được bảo vệ thì thực sự là một thiếu sót nghiêm trọng
+ Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, các cơ quan báo chí muốn không để trang thông tin điện tử, mạng xã hội “ăn cắp” bản quyền thì chính bản thân các cơ quan báo chí phải mạnh mẽ cam kết không vi phạm lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau; kịp thời phát hiện, lưu vết, đối chiếu quy định pháp luật và gửi lên cơ quan quản lý nhà nước để xử lý vi phạm. Khách quan mà nói, chúng ta đã thực sự mạnh mẽ trong việc này chưa, thưa ông?
- Thực sự tôi cũng không hiểu tại sao một số báo muốn đăng lại nội dung của báo khác thay vì sản xuất ra những nội dung gốc của riêng họ. Và họ lại chỉ muốn sử dụng miễn phí. Không độc giả trung thành nào muốn tờ báo họ yêu thích lại chứa những thông tin của tờ báo cùng phân khúc, cùng khu vực địa lý, cùng lĩnh vực, cùng một loại thông tin. Tệ hơn là các trường hợp báo chí vi phạm bản quyền báo chí cũng không phải ít. Rất nhiều cơ quan báo chí và cá nhân các nhà báo đã phản ứng ở những diễn đàn nghiệp vụ, hội thảo hội nghị, và ngay cả trên mạng xã hội khi sản phẩm của họ bị sử dụng trái phép, thậm chí trắng trợn đổi tên tác giả. TTXVN từng làm công văn gửi đến một số cơ quan báo chí khi xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền thì nhận được câu trả lời rằng đây là vi phạm của cá nhân chứ không phải chủ trương của báo. Nhưng các vụ vi phạm sau đó không hề giảm bớt. Chỉ bằng biện pháp kỹ thuật đơn giản, chúng tôi có thể dễ dàng chỉ đích danh những trang thông tin điện tử, bao gồm cả website của một số báo, sử dụng tỷ lệ lớn tin bài của TTXVN, cả thông tin đối nội lẫn thông tin đối ngoại, mà không hề được phép.
Nói về thông tin quốc tế thì báo chí Việt Nam vi phạm bản quyền nhiều lắm. Khi thế kỷ XXI đã đi qua được 1/5, không thể tiếp tục lấy cái lý do “tưởng tin đã phát trên Internet thì đều được dịch miễn phí” nữa. Chỉ đọc là miễn phí, còn tái sử dụng dù là nguyên bản tiếng nước ngoài hay dịch sang tiếng Việt đều là trái phép. Thậm chí đăng lại nguyên xi bản tiếng gốc tiếng nước ngoài cũng mất một khoản phí không hề nhỏ. Có những cơ quan báo chí trong nước mua tin tiếng Anh của các hãng tin nước ngoài, và nhiều cơ quan báo chí mua tin đã dịch sang tiếng Việt của TTXVN, nhưng vẫn còn rất, rất nhiều tin, ảnh, video quốc tế vi phạm bản quyền. Hãy thử đặt câu hỏi một cơ quan báo chí xem có đảm bảo nội dung 100% có bản quyền hay không? Tôi không chắc có nhiều cơ quan báo chí có thể khẳng định điều này. Một số người có quan điểm rằng nội dung báo chí dù bị xâm phạm nhưng được đăng tải lại ở nhiều nơi thì ít nhất cũng có tác dụng lan tỏa. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn vô lý, và hoàn toàn bất công với những người tạo ra sản phẩm báo chí đó. Nó chẳng khác nào lập luận trước đây rằng nhờ dịch lậu mà người dân được tiếp cận với nhiều tác phẩm văn học nước ngoài và nâng tầm kiến thức.
Báo chí có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Báo chí có quyền và tự cho mình cái quyền phê phán các cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền – chẳng hạn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu khoa học - công nghệ. Báo chí bóc trần những trường hợp đạo văn, đạo nhạc, đạo luận án, v,v…, nhưng vì lẽ gì mà tình trạng vi phạm bản quyền báo chí lại không thể xử lý triệt để, vì lẽ gì chính một số cơ quan báo chí vẫn vi phạm cái quyền mà chắc chắn họ hiểu rất rõ và có nhiệm vụ phải bảo vệ? Việt Nam cũng đã tham gia công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả từ lâu nhưng bản quyền báo chí chưa được bảo vệ thì thực sự là một thiếu sót nghiêm trọng. Chưa bảo vệ được bản quyền báo chí thì không thể hoạt động một cách chuyên nghiệp chứ chưa nói đến phát triển lành mạnh.
Phải siết chặt vấn đề bảo vệ bản quyền trước thì mới có thể đẩy mạnh chiến lược kinh doanh nội dung
+ Thưa ông, thời gian qua TTXVN đã có những giải pháp tổng lực như thế nào để giảm những thiệt hại từ việc vi phạm bản quyền này?
- Là một trong những cơ quan có lẽ bị xâm phạm bản quyền báo chí nhiều nhất, TTXVN lâu nay vẫn kiên trì bám đuổi vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí bằng rất nhiều biện pháp khác nhau: từ việc góp ý cho các bộ luật hiện hành, kiến nghị với cơ quan quản lý, phát biểu tại các hội nghị - hội thảo, cho đến việc gửi công văn trực tiếp đến những đơn vị bị phát hiện xâm phạm bản quyền. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chúng tôi cũng phải nhờ đến luật sư. TTXVN thậm chí còn nghiên cứu và xây dựng một công cụ công nghệ, có thể truy vết chính xác việc tái sử dụng nội dung của các báo thuộc TTXVN trên các nền tảng digital. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi đang dừng ở công đoạn lập hồ sơ tất cả những trường hợp vi phạm, và vi phạm có hệ thống, để khi cần xử lý kiên quyết và nghiêm khắc thì có đầy đủ mọi chứng cứ.
+ Bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí để thu phí và ngược lại, lựa chọn thu phí để nâng cao ý thức bảo vệ bản quyền hơn nữa. Giải pháp này liệu đã trở thành phương án triệt để, rốt ráo cho vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam chưa, thưa Phó Tổng Giám đốc?
- Sản phẩm độc quyền, đặc biệt, độc đáo thì mới có thể thu phí người dùng, và nguồn thu từ độc giả (cùng với nhiều cách thức tạo nguồn thu mới khác) đang được xác định là yếu tố vô cùng quan trọng có thể bù đắp nguồn thu giảm sút từ quảng cáo vốn chiếm tới 80-85% doanh thu của báo chí. Chứ nội dung vừa phát hành đã bị sao chép y nguyên thì làm sao mà bán được. Ở đây không phải là chuyện con gà - quả trứng, nên dứt khoát phải siết chặt vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí trước thì mới có thể đẩy mạnh chiến lược kinh doanh nội dung, các tòa soạn và các nhà báo mới dám đầu tư nguồn lực để có những sản phẩm báo chí chất lượng hơn nữa, từ đó mới mong tạo nguồn thu để tái đầu tư cho nội dung. Thu phí báo chí là con đường dài, và không phải là giải pháp duy nhất hoặc giải pháp phù hợp với mọi cơ quan báo chí, không nên coi đó là lối thoát cho thực trạng báo chí bị giảm nguồn thu hiện nay. Báo chí cần phải đa dạng nguồn thu, trong khi phải xây dựng chiến lược nội dung phù hợp: báo lớn có thể chinh phục đối tượng độc giả rộng rãi còn báo nhỏ nên đi vào thị trường ngách, nhắm đến đối tượng mà báo lớn không thể phủ tới. Trở lại vấn đề bản quyền báo chí, kể cả một nội dung báo chí được cung cấp miễn phí cho người dùng thì cũng cần được bảo vệ bản quyền, không ai được phép vi phạm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.