PGS.TS Đặng Hoài Bắc - Giám đốc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn Thông:

Chúng tôi cũng gặp phải thách thức của người đi trước mở đường

Chủ nhật, 26/06/2022 09:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, một trong những vấn đề rất đáng quan tâm là câu chuyện đào tạo nhân lực thế nào khi mà những ứng dụng công nghệ đang được đầu tư mạnh mẽ trong mọi hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông.

Bài liên quan

Đó cũng là vấn đề được chúng tôi đặt ra trong cuộc trò chuyện với PGS.TS Đặng Hoài Bắc - Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông (Học viện Công nghệ BCVT).

chung toi cung gap phai thach thuc cua nguoi di truoc mo duong hinh 1

Giám đốc Học viện Công nghệ BCVT.

Tiên phong đổi mới, sáng tạo trong giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

+ Được biết Học viện Công nghệ BCVT đã mở ngành Công nghệ Đa phương tiện, Truyền thông Đa phương tiện rất kịp thời, đón đầu xu hướng. Ông có thể chia sẻ thêm đôi nét về chiến lược, sự đầu tư và kỳ vọng của Học viện trong vấn đề đẩy mạnh phát triển lĩnh vực đào tạo này?

- Năm 2011, khi xu thế lai ghép đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo còn rất mới mẻ tại Việt Nam, Học viện Công nghệ BCVT đã tiên phong mở ngành Công nghệ Đa phương tiện lần đầu tiên tại Việt Nam trên cơ sở thiết kế một chương trình đào tạo tiên tiến, tích hợp các khối kiến thức liên ngành trong cả lĩnh vực công nghệ và lĩnh vực nghệ thuật trong một chương trình đào tạo.

Trên cơ sở thành công của ngành Công nghệ Đa phương tiện, trong những năm tiếp theo, Học viện liên tục mở các ngành đào tạo mới (nhiều ngành lần đầu tiên được cấp phép đào tạo trình độ Đại học tại Việt Nam) như ngành An toàn Thông tin (năm 2013), ngành Truyền thông Đa phương tiện (năm 2016), Ngành Thương mại Điện tử (năm 2018), Ngành Kỹ thuật Điều kiện và Tự động hóa (năm 2020), ngành Công nghệ Tài chính (năm 2021), ngành Kỹ thuật Internet Vạn vật IoT (năm 2022),…

Không chỉ trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, Học viện Công nghệ BCVT xác định nhiệm vụ chính trị của nhà trường đó là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng sự phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông theo chiến lược quốc gia về chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trải qua quá trình 25 năm xây dựng và trưởng thành (1997 – 2022), Học viện  không chỉ khẳng định được thương hiệu, uy tín trước người học và xã hội mà còn chứng minh được vị thế là đơn vị tiên phong trong đổi mới sáng tạo trong giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. 

chung toi cung gap phai thach thuc cua nguoi di truoc mo duong hinh 2

PGS.TS Đặng Hoài Bắc.

+ Trong bối cảnh này, việc đào tạo báo chí tại các cơ sở giáo dục trên khắp thế giới đã có những thay đổi lớn. Đã xuất hiện xu hướng “nhúng công nghệ” vào khung chương trình đào tạo nhằm mục tiêu giúp người học đáp ứng yêu cầu về muti-task (đa nhiệm) trong công việc khi gia nhập thị trường lao động. Bối cảnh này, với Học viện là cơ hội hay thách thức trong quá trình đào tạo, thưa Giám đốc?

- Với lợi thế là trường đại học công nghệ, Học viện có nhiều thuận lợi trong việc cập nhật nhanh về xu hướng và sự phát triển về khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu nguồn nhân lực về công nghệ. Đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội như Báo chí, Truyền thông, kinh tế, tài chính… việc tích hợp thêm các yếu tố công nghệ để làm đòn bẩy, làm công cụ hỗ trợ hiệu suất công việc là xu hướng đã được các nhà khoa học cũng như thế giới nhìn nhận, dự báo từ hàng chục năm trước.

Trên cơ sở đó, Học viện cũng có điều kiện rà soát và làm mới các chương trình đào tạo mà Học viện đã và đang có để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.

Đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông, bên cạnh các điều kiện thuận lợi ở trên, thì một yếu tố vô cùng quan trọng để Học viện có thể mở mới và tổ chức đào tạo các ngành đào tạo mới thành công, đó là trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan quản lý nhà nước về công tác báo chí, truyền thông, có sự hỗ trợ, hợp tác từ các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước và đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ, năng động và tiếp cận rất nhanh đối với sự đổi mới và công nghệ.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp phải thách thức của người đi trước mở đường, đó là phải xây dựng chương trình vừa đáp ứng sự phát triển của lĩnh vực theo xu thế nhưng cũng vừa phải nghiên cứu và thích ứng hóa trong điều kiện hiện tại.

Chú trọng việc trang bị các kỹ năng mềm cho sinh viên

+ Học viện Công nghệ BCVT có những đổi mới như thế nào để các chương trình học tập của sinh viên được gần gũi thực tiễn, nắm bắt nhanh công nghệ mới vào hoạt động báo chí đa phương tiện, thưa ông?

- Đến nay, Học viện đã trải qua 25 năm thành lập thì có đến 17 năm Học viện trực thuộc một tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước. Môi trường hoạt động trong doanh nghiệp thời gian dài có lẽ cũng giúp Học viện gần với thực tiễn mạng lưới, gần với thực tế sản xuất kinh doanh hơn.

Đến nay Học viện đã và đang là đối tác gần gũi của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như VNPT, Viettel, Samsung, Naver, VinGroup, Qualcomm, FPT,… Các doanh nghiệp này không chỉ tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của Học viện mà còn tham gia vào quá trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu với Học viện để không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn nâng cao điều kiện học tập, nghiên cứu của thầy và trò Học viện.

chung toi cung gap phai thach thuc cua nguoi di truoc mo duong hinh 3

Sinh viên Học viện công nghệ BCVT đang nghiên cứu và báo cáo.

+ Là đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT với vị thế là trường đại học, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Học viện Công nghệ BCVT có nhiều lợi thế đào tạo, hợp tác với các công ty công nghệ lớn trong và ngoài nước. Thưa Giám đốc, sự hợp tác ấy sẽ mang đến hiệu quả như thế nào trong việc định hướng và mở ra cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên của trường?

- Bên cạnh sự hợp tác, đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Học viện Công nghệ BCVT cũng chú trọng việc trang bị các kỹ năng mềm cho sinh viên trên cơ sở phát huy các nguồn lực sẵn có từ các doanh nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề học thuật, các buổi hội thảo trang bị kỹ năng, các buổi kiến tập.

Tất cả sinh viên Học viện nói chung và sinh viên báo chí, truyền thông nói riêng đều trải qua 1 học kỳ thực tập bắt buộc tại các doanh nghiệp, giải quyết các bài toán của tổ chức, doanh nghiệp hoặc tham gia trực tiếp vào nghiệp vụ của tổ chức, doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn, giám sát cả từ doanh nghiệp và thầy cô hướng dẫn của nhà trường.

Đối với sinh viên ngành truyền thông, báo chí, các em còn được làm quen với các nghiệp vụ báo chí ngay từ những ngày đầu bắt đầu bước chân vào Học viện qua các bài tập chuyên đề.

Bản thân Học viện cũng đã xây dựng nhiều kênh truyền thông riêng cho sinh viên để sinh viên luyện tập nghiệp vụ trong quá trình học tập. Vì vậy đến năm cuối khi thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan báo chí các em đã hội tụ đủ cả kiến thức, kỹ năng làm báo và đáp ứng được nhiều vị trí công việc trong các cơ quan, tổ chức.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Vân Nguyễn (Thực hiện)

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo