(CLO) Để nhường đất cho xây dựng thủy điện Sơn La, khoảng 10 hộ dân huyện Quỳnh Nhai được chuyển đến nơi ở mới. Sự hi sinh ấy được đền đáp bằng việc được giao cho diện tích đất để canh tác, lại đúng thời điểm chủ trương trồng cây cao su đang triển khai rầm rộ. Những tưởng niềm vui sẽ nhân đôi, nhưng…
Như đã đề cập trong những bài viết trước, cây cao su đã được trồng tại nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La từ những năm 2007 – 2008. Đến nay, sau hơn 10 năm chăm sóc, một số diện tích cây cao su tại tỉnh Sơn La đã cho thu hoạch mủ.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ cây cao su mang lại không được như kỳ vọng và người dân thì đang thấp thỏm trong nỗi lo “vàng trắng” sẽ…mất trắng.
Tình trạng thiếu đất sản xuất do góp đất trồng cao su, tình trạng cao su đến tuổi khai thác mủ nhưng công ty chưa khai thác, hoặc đã khai thác nhưng người dân chưa được hưởng lợi, hoặc đã chia một phần lợi ích nhưng lợi ích không đáng kể…
Điều này đã khiến cho cuộc sống của người dân tại các bản làng vùng đồng bào dân tộc tại tỉnh Sơn La vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Những câu chuyện buồn dưới tán rừng cao su
Để nhường chỗ cho xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, khoảng 10 hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La chuyển đến nơi ở mới với bao khó khăn, vất vả.
Sự hi sinh ấy đã được đền đáp bằng việc được giao cho diện tích đất để canh tác, lại đúng thời điểm chủ trương trồng cây cao su đang được triển khai. Tưởng như niềm vui nhân đôi ấy sẽ làm cho cuộc sống của người dân nơi đây sang trang mới.
Nhưng thật đáng buồn, sau cả chục năm gắn bó với cây cao su, đến ngày hôm nay họ lại phải nhiều lần ngồi vào bàn đối thoại với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, no đủ hơn.
Anh Lường Văn Bui ở bản Củ Pe (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cũng như 10 hộ dân ở huyện Quỳnh Nhai tái định cư về đây, đều là những hộ di dân để nhường đất làm thuỷ điện, đến nơi ở mới từ 2008.
Thời điểm những hộ dân tái định cư có mặt cũng là lúc chủ trương trồng cao su đang được tiến hành. Theo người dân cho biết, mỗi hộ được cấp 1.5 ha/gia đình 4 người; 2 ha/gia đình 6 người.
“Nhà tôi có 5 khẩu, 1.2 ha trồng cao su hết rồi, xuống đây thấy họ trồng hết rồi thì mình cũng trồng theo thôi.
Các hộ sở tại thì vẫn có ao hồ, vườn, ruộng, có chỗ làm mà kiếm ăn nhưng 10 hộ trong diện tái định cư thì không có gì cả, đất canh tác cũng chưa có bìa đỏ” – anh Bui nói.
Cũng chung cảnh ngộ với anh Bui, anh Lò Văn Hai cho biết: “Lúc mới trồng thì được tuyên truyền là 7, 8 năm sau sẽ được thu hoạch nhưng lại không hiệu quả. Làm công nhân từ 2008 – 2011, mỗi tháng 500 – 600 nghìn đồng làm cỏ, trồng cây.
Sau không có việc làm nữa, thu nhập thì kém. Ngoài đất trồng cao su ra không còn đất nào. Cũng đi làm thuê mướn nhiều để kiếm miếng ăn qua ngày như chặt mía, hái cà phê, phụ hồ. Dân toàn phải cắm đồ lấy tiền ăn, hiện nay mỗi nhà nợ tầm 5-6 triệu”.
Niềm vui của bà con với công việc mới, thu nhập mới chẳng được bao lâu, khi những “cánh rừng” cao su khép tán. Việc làm cỏ, bón phân không còn nhiều đồng nghĩa với việc công nhân cao su cũng ít việc theo.
“Trước mỗi gia đình được 1 công nhân vào làm cao su. Bây giờ đòi trả đất thì họ nói phải đóng 800 triệu đồng/ha mới trả. Họ hứa là lương công nhân thu hoạch là 5-6 triệu nhưng năm ngoái đi thu làm gì có mủ” – anh Hai kể.
Còn ông Lường Văn Quyết, bản Nà Bon, xã Hát Lót lại chia sẻ với vẻ mặt “tự hào”: “Ở xã Hát Lót kiên quyết không trồng cao su. Cả trưởng bản cũng không đồng ý. Vì trước đây chúng tôi chưa di dân sang đây thì bên Quỳnh Nhai đã trồng từ 2000 – 2001 nhưng không có hiệu quả. Bây giờ phải có 1 ha bảo đảm lương thực cho mỗi nhà, thừa đâu mới trồng cao su thì còn nghe được”.
Riêng hộ gia đình ông Lò Văn Pành, là một trong những hộ ban đầu không tham gia trồng cao su, nhưng sau khi được “vận động” ông đã bán mía non để trồng cao su. Ông bảo: “năm đấy đang có mía tháng 8 – 2 ha mía ngang vai. Tôi không trồng cao su vì không biết nó như thế nào. Chưa ai biết, cụ kị nhà tôi cũng không biết. Hồi đấy nhà tôi bán mía chỉ 300đ/kg, mà mỗi năm 2 ha cho thu 46 triệu.
Hôm đấy tôi uống rượu với ông thông gia, hai ông cùng vừa bán mía xong, cùng có tiền. Họ đến bảo tôi phải ký biên bản, mà đến giờ tôi cũng không biết biên bản đấy viết gì, nghĩ lại thấy hồi đấy mình…ngu thật”.
Được biết, ông Pành là 1 trong 29 hộ cuối cùng của Mường Bon trồng cao su, vì thời điểm đó, cả 29 hộ này đều đang trồng mía. “Hồi đấy sau còn cho tôi cái giấy khen là có diện tích trồng cao su nhiều nhất (2,7 ha)”, cũng nhờ có nhiều diện tích góp mà con ông Pành được nhận vào làm công nhân cho Công ty Cao su.
Và có lẽ, khi nhắc đến những hộ dân góp đất trồng cao su nhưng chưa có nguồn thu thì ai ở Củ Pe cũng biết đến hộ gia đình anh Quàng Văn Hạnh. Con anh Hạnh học lớp mẫu giáo lớn, do nhà không có tiền, thiếu 50 nghìn đóng học phí mà con anh không được giấy khen. Bà Phóng, bà nội của cháu gần 70 tuổi nhưng vẫn phải đi mò cua bắt ốc để kiếm kế sinh nhai.
Trên đây là những câu chuyện mà chúng tôi “nhặt” dưới những tán rừng cao su từ những người dân tái định cư.
Còn đối với ông Tòng Văn Quân, người đã từng là đội trưởng đội sản xuất của công ty cao su. Ông Quân bảo “ đội có 200 người nhưng giờ cũng chỉ còn khoảng 60 người thôi. Nói chung là đời sống khó khăn, 6-7 năm không có bảo hiểm, không có quyền lợi”.
Ông Quân nhớ lại: “Năm 2007, cây cao su mới trồng ở Ít Ong (huyện Lường La), Thuận Châu, rồi Mai Sơn…Kinh tế Mường Bon khi đó khó khăn, nên khi nghe người ta nói về dự án cao su này thì tôi khi đấy còn trẻ, nhiệt huyết, cũng hy vọng là có bước đột phá cho bà con.
Vì họ nói là cây tỷ đô cơ mà, nên cũng hy vọng và cũng muốn được nhìn thấy cây cao su mà bấy lâu nay chỉ nghe nói đến ở Bình Phước, Đồng Nai. Rồi cũng được đi nhìn, nhưng chỉ đi trong tỉnh thôi, thấy nó giống cây gạo.
Giai đoạn từ 2009 đến 2012, cây đang lớn, phát triển tốt, vẫn có chính sách hỗ trợ lao động, gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản đấy. Từ 2013 thì công việc bắt đầu thu hẹp lại. Đến 2014-2015 cây khép tán, không trồng xen canh các cây khác được nữa.
Việc chăm sóc cây cũng giảm theo chu kỳ phát triển, bón phân hay rẫy cỏ cũng không cần nhiều lao động nữa…Nhiều cái nó không đúng với thực tế mình nhìn thấy nên tôi xin nghỉ từ 2016.
Còn việc khai thác mủ nếu tốt thì công nhân không bao giờ nghỉ. Năm 2014-2015, công nhân nghỉ bỏ đi làm thuê rất nhiều. Từ 2015 họ không đóng bảo hiểm vì lý do công nhân không làm đủ công, nhưng có việc cho công nhân làm đâu mà đòi đủ công?”, ông Quân tâm sự.
Sau 10 năm góp đất trồng cao su, người dân mong điều gì?
Sau bao năm mòn mỏi chờ đợi, đến thời điểm này, sự kiên nhẫn của người dân đang đứng trước áp lực rất lớn là nỗi lo sinh kế thường ngày và cả tương lai của con cháu họ.
Trước việc cây cao su không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng và không bằng trồng các loại cây khác, người dân đã nhiều lần kiến nghị các giải pháp cũng như mong muốn của mình gửi đến phía Công ty Cao su Sơn La cũng như các cấp chính quyền để tìm cách tháo gỡ khó khăn.
Đối với Công ty Cao su Sơn La, người dân mong muốn công ty sẽ tăng mức lợi tức để bù lại những mất mát của họ trong 10 năm qua. Mức lợi tức ít nhất phải tương đương với hộ canh tác ngô hoặc sắn (20-30 triệu/ha/năm), hoặc nếu không thì phía công ty có thể thầu, mua lại đất của dân hoặc là trả lại đất cho người dân để họ sản xuất.
Theo ông Tòng Văn Quân, người đã từng nhiều năm là đội trưởng đội sản xuất của Công ty Cao su thì ông “mong muốn có thêm những cuộc đối thoại. Với cam kết chu kỳ khai thác là 20 năm, nhưng bước đầu khai thác không có hiệu quả thì phải nhìn lại, xem xét lại cho bà con vì 10 năm đó hầu như bà con không có thu nhập gì từ nông lâm sản xuất”. Đặc biệt, ông Quân đề nghị: “có thể thầu đất của dân nếu không có phương án khả thi nào khác”.
“Chúng tôi làm đơn nhiều lần, Công ty cứ đẩy đi đẩy lại suốt. Về sau chúng tôi làm đơn đến Công an huyện Mai Sơn, Công an tỉnh Sơn La và cả Bộ Công an kiến nghị về việc chúng tôi không được hưởng lợi ích từ cao su.
Đến tháng 10/2018 không thấy phản hồi, người dân chúng tôi đã làm thông báo kế hoạch gửi Công an huyện, Công an tỉnh là ngày 31/10 chúng tôi sẽ chuyển cây cao su ra khỏi đất của mình. Nhưng cuối cùng chúng tôi không thực hiện vì nhiều lý do. Mong muốn của chúng tôi là đề nghị trả lại đất chứ không thấy hiệu quả”.
Được biết, trước việc người dân muốn chuyển cây cao su ra khỏi đất của mình, ngày 28/10/2018, một cuộc đối thoại tại UBND xã Mường Bon với sự tham gia của Bí thư huyện ủy Mai Sơn để tìm phương án giải quyết. Tuy nhiên, mọi việc đến nay vẫn chỉ dừng lại ở cuộc đối thoại.
Ông Lường Văn Hùng, người dân xã Mường Bon mong muốn “đối với cơ quan nhà nước chúng tôi mong UBND huyện, tỉnh chung tay vào cuộc để giải quyết cho bà con, nếu xem xét không thành công thì trả lại đất cho bà con”.
Còn ông Lường Văn Khi, người đã nhường mảnh đất gắn bó bao đời của gia đình mình để xây nhà máy thủy điện Sơn La và chuyển đến vùng đất mới thì tâm sự với chúng tôi rằng: “tôi là người dân tái định cư không có gì cả, người dân bản địa còn có ít ruộng để canh tác.
Sống ở quê mới chúng tôi không quen, ngày xưa tất cả tự cung tự cấp, giờ cái gì cũng tiền, trong khi không có đất canh tác. Ngoài ra có 10 hộ như thế, chúng tôi coi như mất hết tất cả”.
“Chúng tôi muốn có tư liệu sản xuất, có tiền cho con ăn học đến nơi đến trốn, từ khi trồng cao su đời sống chúng tôi ngày càng khó khăn, mong các cấp xem xét giúp đỡ chúng tôi để cuộc sống đỡ vất vả” – ông Khi nói.
Chủ trương đưa cây cao su lên trồng ở một số tỉnh vùng cao miền núi phía Bắc với mong muốn tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống người dân, góp phần chống sói mòn đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…Đây là một chủ trương lớn nhằm phát triển kinh tế cho các tỉnh miền núi và vùng đồng bào dân tộc, trong đó có tỉnh Sơn La.
Sau hơn 10 năm trồng và phát triển cây cao su, những tưởng đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc của tỉnh Sơn La sẽ có những đổi thay mới. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế và đời sống xã hội từ dự án này mang lại đã không được như mong đợi.
Đã đến lúc chính quyền các cấp của tỉnh Sơn La và phía Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam mà đại diện là Công ty Cao su Sơn La cùng bà con đã góp đất để trồng loại cây này phải ngồi lại để tìm ra “nút thắt” của câu chuyện.
Từ đó có cách giải quyết phù hợp với lợi ích của các bên và giúp bà con tháo gỡ khó khăn, ổn định cuộc sống và tránh để một dự án lớn là phát triển cây cao su được ví như “vàng trắng” của người dân lại đang đứng trước nguy cơ “mất trắng”.
(CLO) Sáng 20/11 (giờ địa phương, tức tối cùng ngày giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới đặt hoa tại khu tưởng niệm lãnh đạo lập quốc Cộng hòa Dominica tại Thủ đô Santo Domingo.
(CLO) Tiền vệ Nguyễn Quang Hải và các đồng đội tiếp tục thăng tiến thêm 1 bậc lên hạng 117 thế giới, qua đó có thêm nhiều lợi thế trước thềm Vòng loại Asian Cup 2027.
(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa ký ban hành Kết luận số 1036/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
(CLO) Thành phố Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp đảm bảo hiệu quả lộ trình chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ phương tiện sử dụng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100% vào năm 2035.
(CLO) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, khẳng định vị thế không thể thiếu của phở trong nền ẩm thực toàn cầu.
(CLO) Ít nhất 50 chiến binh Boko Haram đã thiệt mạng vào thứ Ba và 7 thành viên của cảnh sát Nigeria đã mất tích sau một cuộc phục kích của phiến quân vào đoàn xe giám sát các cơ sở lưới điện của đất nước.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó 70% sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm. Doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(CLO) Theo tính toán của TASS dựa trên dữ liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Nga đã tăng 6,75% vào tháng 10/2024 so với cùng kỳ năm trước lên 107,754 tỷ yên (696,5 triệu đô la theo tỷ giá hối đoái hiện tại).
(CLO) Hãng phim Universal Pictures vừa hé lộ đoạn trailer (đoạn quảng cáo ngắn) đầu tiên của How to Train Your Dragon (tựa Việt: Bí kíp luyện rồng) phiên bản người đóng, khơi dậy sự phấn khích từ hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới.
(CLO) Hoa Kỳ đã thúc đẩy doanh số bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang Trung Quốc trong năm nay, mặc dù sự gia tăng này có thể không kéo dài nếu chính quyền ông Donald Trump sắp tới xung đột với Bắc Kinh về thương mại.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa quyết định ban hành Thể lệ giải báo chí viết về TP Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên UBND TP Buôn Ma Thuột phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.
(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.
(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.
(CLO) Liên quan đến vụ truyền bá “thỉnh vong báo oán” tại chùa Ba Vàng, Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: ngày 29/3, Sở đã phối hợp với Công an tỉnh về kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế và tổ chức hoạt động đối với 3 trang mạng của chùa.
(CLO) Tối ngày 25/3, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh, Nghệ An) Tỉnh đoàn Nghệ An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2019), trao giải thưởng Thanh thiếu niên tiêu biểu và giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2019.
(CLO) Trong 10 năm (2008-2018) thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Hội chữ thập đỏ huyện Kinh Môn đã đạt được những kết quả ấn tượng, là đơn vị dẫn đầu phong trào Hội chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương.