Cơ hội từ EVFTA: Cần "thiết kế" lại chuỗi cung ứng

Thứ tư, 10/06/2020 07:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA, Việt Nam cần tính đến chuyện chủ động nguyên liệu đầu vào thay vì nhập khẩu, đồng thời tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường...

“Chủ động” nguyên liệu đầu vào thay vì nhập khẩu

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã được Quốc thông qua ngày vào 8/6 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 sắp tới được kỳ vọng như một “đại lộ” nối với Liên minh châu Âu (EU).

Dệt may một trong những ngành dự báo được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

Dệt may một trong những ngành dự báo được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

Khi đi vào hiệu lực, EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực ngay lập tức cho các doanh nghiệ Việt Nam và EU. Kể từ ngày đầu tiên có hiệu lực, việc cắt giảm thuế quan sẽ áp dụng cho 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam và  71% hàng nhập khẩu của EU từ Việt Nam.

Theo HSBC Việt Nam, đánh giá lợi ích mà EVFTA mang lại đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, các chuyên gia HSBC kỳ vọng hiệp định này có thể đóng góp trung bình 0,1% vào tăng trưởng thực của GDP mỗi năm (dao động từ 0-0,3%) chỉ nhờ vào các tác động thương mại tích cực.

“Chúng tôi cho rằng dệt may và da giày sẽ là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất do thuế áp lên khu vực này đang ở mức cao nhất. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 9 tỷ USD hàng dệt may và da giày sang EU với thuế suất bình quân gia quyền là 9%”, HSBC phân tích.

Hiện tại, thị trường EU có trị giá GDP khoảng 15.000 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Vị trí này được kỳ vọng cải thiện khi EVFTA có hiệu lực và khởi động quá trình loại bỏ 99% thuế quan lên hàng hóa.

Theo đó, có khoảng 2/3 thuế lên hàng xuất khẩu từ EU sẽ được dỡ bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi khoảng 71% thuế áp lên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu sẽ được dỡ bỏ ngay với phần còn lại có hiệu lực theo lộ trình 7 đến 10 năm. Là một hiệp định thế hệ mới, EVFTA còn bao gồm những điều khoản quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do đầu tư và phát triển bền vững.

HSBC cho rằng, “chúng ta đang có cơ hội tái định vị Việt Nam thành lựa chọn hàng đầu cho các công ty khi họ tìm kiếm một cứ điểm sản xuất tại châu Á với chi phí hiệu quả. Sự kiểm soát hiệu quả của Việt Nam đối với đại dịch Covid-19 đã nâng cao vị thế của Việt Nam và đảm bảo đất nước sẵn sàng mở cửa kinh tế trở lại trước những quốc gia khác".

Việt Nam cũng là một nền kinh tế ASEAN mà HSBC tiếp tục dự báo vẫn có tăng trưởng dương trong năm 2020. Được kỳ vọng sẽ góp phần đảm bảo vị thế hấp dẫn đối với các công ty đang muốn tiến vào thị trường tiêu dùng trong nước và khu vực. Hiệp định mới này cũng sẽ giúp khối kinh tế này có được đặc quyền tiếp cận 450 triệu người tiêu dùng trong khối EU.

Tuy nhiều lợi ích nhưng thách thức hội nhập với thỏa thuận thương mại này cũng lớn không kém.

Một ví dụ điển hình là lĩnh vực dệt may, hiện sản phẩm của nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa đạt đủ tỷ lệ nguyên liệu đầu vào trong nước để có thể đáp ứng quy định nghiêm khắc của EU về xuất xứ hàng hóa. Để mở rộng ngành dệt may nội địa, việc sản xuất các nguyên liệu đầu vào thay vì nhập khẩu là chuyện cần tính đến, nếu muốn tận dụng hết lợi thế từ Hiệp định, chuyên gia của HSBC nhận định.

Các công ty Việt Nam cũng sẽ đối mặt với các tiêu chuẩn toàn cầu, khung pháp lý mới về những cam kết trong EVFTA, như cam kết về môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ và xuất xứ…

Về phía các tập đoàn quốc tế cũng đang chịu sức ép gia tăng, buộc họ phải xem xét kĩ lưỡng chuỗi cung ứng của mình, đảm bảo rằng mỗi bước đều thỏa những tiêu chuẩn toàn cầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Theo HSBC Việt Nam, hiệp định tự do thương mại mới sẽ một mặt bảo vệ các nhà xuất khẩu Việt Nam đồng thời tạo ra những cơ hội mới. Sự chuyển đổi thương mại này cần diễn ra song song với những thay đổi về quản trị để có thể hiện thực hóa tiềm năng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Chúng ta cần cải tổ và thiết kế lại chuỗi cung ứng nếu muốn tận dụng hết cơ hội từ hiệp định này. Điều này cần có thời gian và yêu cầu sự hợp tác của cả giới doanh nghiệp và Chính phủ để đi qua thời kỳ quá độ càng nhanh càng tốt”, đại diện HSBC nhận định.

EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực ngay lập tức cho các doanh nghiệp Việt Nam và EU.

EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực ngay lập tức cho các doanh nghiệp Việt Nam và EU.

Không để phụ thuộc vào một thị trường

Đánh giá chuỗi cung ứng là một mắt xích quan trọng để đảm bảo quá trình lưu thông trên “đại lộ” nối liền với EU, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cũng cho rằng EVFTA thúc đẩy thương mại, đầu tư và tạo chuỗi cung ứng mới.

Theo ông Thái, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), viện dẫn một nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó).

Về xuất khẩu, EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của Việt Nam để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.

Cùng đó, các cam sâu và rộng về đầu tư của Hiệp định này cũng sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam. Qua đó sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới.

Ngọc An

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm