(CLO) Hiện tại, cả nước đang tồn kho khoảng 18.000 sản phẩm condotel, và khoảng 13.500 sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, villas, shophouse. Cộng gộp tất cả các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, cả nước đang tồn kho khoảng 31.500 sản phẩm.
(CLO) Theo DKRA Việt Nam, nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong năm 2020 giảm 79% và tỷ lệ hấp thụ giảm 88% so với năm 2019, thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
(CLO) Theo nhận định của giới chuyên gia bất động sản, với các khách sạn, khu du lịch cao cấp từ 4 đến 5 sao, phụ thuộc chủ yếu vào du khách quốc tế, việc kích cầu du lịch nội địa chỉ như “muối bỏ biển” và không mang lại nhiều hiệu quả.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014. Trong đó, cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua các bất động sản du lịch tại Việt Nam. Đề xuất này đã dấy lên nhiều lo ngại.
(CLO)Thị trường tài chính và nền kinh tế trên toàn thế giới xoay chuyển, bất động sản (BĐS) du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy thiệt hại nghiêm trọng đó.
(CLO) Sau giai đoạn phát triển, condotel đã bước vào quỹ đạo suy thoái khi lượng hàng tồn lớn, lực cầu giảm mạnh. Báo cáo của DKRA Vietnam cho thấy, trong quý I/2020 chỉ ghi nhận 1 dự án condotel mới được mở bán.
(CLO) Trải qua giai đoạn trầm lắng trong suốt năm 2019, thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng đang đón nhiều cơ hội phục hồi và tăng trưởng trở lại trong thời gian tới khi liên tiếp nhiều chính sách pháp lý quan trọng được “ra đời”.
(CLO) Khi được công nhận về pháp lý, condotel sẽ có nhiều cơ hội để phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có.
(CLO) Ngày 14/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có văn bản gửi các Sở TN&MT hướng dẫn việc sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở.
(CLO) Đã có hàng chục nghìn căn hộ condotel được bán kể từ năm 2015, dự kiến đây vẫn là thị trường được nhiều người dân và doanh nghiệp quan tâm. Nhưng hiện nay vấn đề pháp lý cho condotel vẫn chưa được thống nhất rõ ràng, khiến lượng giao dịch trong năm 2019 bị giảm, đẩy thị trường vào cảnh “u ám”.
(CLO) Nhằm đưa ra những kiến nghị, góp ý để loại hình BĐS du lịch nghỉ dưỡng Condotel phát triển. Diễn đàn “Hành lang pháp lý cho thị trường condotel” đã được Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng nay (14/12) tại Hà Nội.
(NB&CL) Sau một tuần dự án Cocobay công bố “vỡ trận”, tất cả các bên liên quan như chủ đầu tư, chính quyền địa phương, khách hàng, ngân hàng bảo lãnh đều đã lần lượt lên tiếng. Nhìn ở góc độ nào cũng thấy loại hình condotel đang được phát triển ồ ạt, song hành lang pháp lý lại hết sức mỏng manh.
(CLO) Công ty Thành Đô vừa có phương án chi tiết về việc dừng chi trả thu nhập cam kết kể từ ngày 1/1/2020. Theo đó, thời gian chốt các phương án xử lý từ ngày 13/12 đến 20/12. Sau ngày 31/12, Thành Đô sẽ gửi đến khách hàng lộ trình thanh toán tiền thu nhập cam kết của hết năm 2019.
(CLO) Việc chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng thông báo không thể chi trả lợi nhuận như cam kết đã làm nóng thị trường bất động sản. Nhiều người lo ngại về nguy cơ “vỡ trận” tại các dự án condotel khác. Vậy các chủ đầu tư và cơ quan quản lý cần chọn lối đi nào cho Condotel?
(CLO) Tháng 6 vừa qua, thông tin TP. Đà Nẵng ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài của một dự án BĐS nghỉ dưỡng được xem là “cú sốc” lớn đối với thị trường BĐS. Đặc biệt là với các dự án condotel, biệt thự biển lâu nay vẫn được quảng cáo là có sổ đỏ lâu dài.