Đài Loan trong tuyên bố Mỹ-Nhật: Thể hiện quyết tâm hay tính toán ngoại giao?

Chủ nhật, 18/04/2021 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa diễn ra, Tổng thống Biden và người đồng cấp Nhật Bản Suga đã trao đổi về rất nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương cũng như tình hình thế giới, trong đó hai nguyên thủ nhắc đến Đài Loan như một vấn đề nóng trong khu vực.

Biden muốn giữ vững lập trường nhưng Suga tìm cách tránh khiêu khích Bắc Kinh. © AP

Biden muốn giữ vững lập trường nhưng Suga tìm cách tránh khiêu khích Bắc Kinh. © AP

Bài liên quan

Quả thật, việc đề cập rất nhiều đến Đài Loan trong một tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga là điều không quá bất ngờ, nhưng nó đặt ra nhiều điều cần làm sáng tỏ. Tổng thống Biden muốn đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ chống lại hành động khiêu khích của Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Suga tìm cách thể hiện ôn hòa hơn. Việc Đài Loan xuất hiện trong tuyên bố chung Mỹ-Nhật chính xác thể hiện điều gì?

Tuyên bố chung Mỹ-Nhật viết: "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển". Tài liệu được công bố sau khi các nhà lãnh đạo gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên vào thứ Sáu (16/4). 

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1969, hòn đảo này được lãnh đạo hai quốc gia đề cập đến trong một tài liệu hậu thượng đỉnh, nó kêu gọi hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Đó có thể là đỉnh điểm của mối quan hệ giữa hai nước, với việc Tổng thống Biden muốn duy trì một lập trường cứng rắn với Trung Quốc, còn Thủ tướng Suga không muốn pha vỡ các mối quan hệ với Bắc Kinh.

Chính quyền Biden đang ngày càng tập trung vào việc bảo vệ hòn đảo tự trị và đang dựa vào các đồng minh để bảo vệ lợi ích của mình. Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường sức ép đối với Đài Loan bằng việc thường xuyên cử máy bay xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này.

Nhận thức rằng, việc để Bắc Kinh thay đổi 'hiện trạng' bằng vũ lực sẽ làm mất niềm tin toàn cầu vào Hoa Kỳ. Vì thế, Washington bắt buộc phải thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Nhưng phía Nhật Bản cũng có những tính toán ngoại giao riêng. Chính quyền của Thủ tướng Suga muốn tránh khiêu khích Trung Quốc, một nước láng giềng có nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với chính họ. Lo lắng khi thấy một cuộc xung đột quân sự xảy ra trong khu vực, các nhà đàm phán Nhật Bản đã thành công trong việc làm dịu tuyên bố bằng cách đưa vào từ ngữ "khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển". 

Một số người trong chính phủ Nhật Bản thậm chí còn nói rằng không cần thiết phải đề cập đến vấn đề Đài Loan vì vấn đề này đã được quy định trong một tuyên bố của người đứng đầu cơ quan ngoại giao và quốc phòng hai nước sau cuộc họp "2+2" ở Tokyo.

Kazuhiro Maeshima, một giáo sư tại Đại học Sophia, lưu ý rằng tài liệu này sử dụng ngôn ngữ nhạt nhẽo không có 'tính từ và trạng từ'. Ông Maeshima nói: “Tuyên bố tránh dùng ngôn ngữ cụ thể hơn như 'bảo vệ Đài Loan' để tránh khiêu khích Trung Quốc một cách không cần thiết".

Trong khi đó, Yasuhiro Matsuda, một giáo sư tại Đại học Tokyo, lại có quan điểm khác, nói rằng cách diễn đạt có vẻ hơi mạnh.

Ông nói: “Ngoài tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan được đề cập trong tài liệu "2+2", tuyên bố cũng khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển. Điều này như thể ngụ ý rằng Trung Quốc, không phải Đài Loan, chịu trách nhiệm đối với việc cản trở hòa bình". 

Trung Quốc thường xuyên điều máy bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. © Reuters

Trung Quốc thường xuyên điều máy bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. © Reuters

Tài liệu cũng đề cập đến việc giảm bớt sự phụ thuộc của cả Mỹ và Nhật Bản vào Trung Quốc. Tuyên bố hứa hẹn hợp tác "trên các chuỗi cung ứng nhạy cảm, bao gồm cả chất bán dẫn, thúc đẩy và bảo vệ các công nghệ quan trọng cần thiết cho an ninh và sự thịnh vượng của chúng ta". 

Nhưng Mari Iwashita, nhà kinh tế thị trường trưởng tại Daiwa Securities, cảnh báo về một phản ứng có thể xảy ra từ Trung Quốc có thể làm cạn kiệt các chuỗi cung ứng chính.

"Tùy thuộc vào phản ứng của Trung Quốc, vấn đề hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản", Iwashita nói.

Lưu ý rằng Trung Quốc chiếm khoảng 20% ​​xuất khẩu của Nhật Bản, Iwashita nói, "Nếu Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ Nhật Bản, các chuỗi cung ứng phụ thuộc vào nhập khẩu, chẳng hạn như thiết bị sản xuất chip và phụ tùng ô tô sẽ bị ảnh hưởng. Một số công ty sẽ buộc phải cơ cấu lại mạng lưới chuỗi cung ứng của họ".

Năm 1969, Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Eisaku Sato lo lắng về việc Liên Xô mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình đến toàn bộ Bán đảo Triều Tiên và Đài Loan, và cảm thấy buộc phải đề cập đến hòn đảo này trong tuyên bố của họ.

Sau khi cả Hoa Kỳ và Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, các tài liệu hậu thượng đỉnh của họ đã ngừng đề cập đến Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh coi là một tỉnh của Trung Quốc. Khi nền kinh tế của họ kết nối nhiều hơn với Trung Quốc, cả hai nước đều chọn cách tránh khiêu khích Bắc Kinh.

Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã thúc đẩy mở rộng quân sự, kéo theo các cuộc xâm nhập hàng hải thường xuyên ở Biển Đông. Những lời kêu gọi thống nhất với Đài Loan cũng tăng lên trong một Trung Quốc giàu có và tự tin hơn.

Khi quân đội của họ trở nên quyết đoán hơn, Trung Quốc đã tăng cường khả năng phòng thủ của mình bằng cách lắp đặt tên lửa dọc theo bờ biển, khiến lực lượng Hoa Kỳ khó tiếp cận đất liền. Đồng thời, Trung Quốc tăng cường vai trò lãnh đạo và quản lý đối với Hong Kong bằng luật an ninh mới, điều mà Mỹ, Anh và một số quốc gia khác bày tỏ quan ngại về vấn đề dân chủ ở hòn đảo này. 

Như Washington thấy, việc không bảo vệ các quốc gia và khu vực chia sẻ các giá trị dân chủ của mình sẽ làm lung lay trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo. Việc thúc đẩy các đồng mình, củng cố liên minh để đảm bảo chính sách và lợi ích Mỹ trở thành mục tiêu của chính quyền ông Biden. 

Tuyên bố chung Mỹ-Nhật được xem như một cam kết của hai quốc gia đồng minh trong việc tham gia giải quyết các vấn đề thế giới và khu vực. 

Về phần mình, Nhật Bản hứa sẽ 'tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia của mình để củng cố hơn nữa liên minh và an ninh khu vực". Tuyên bố cũng thể hiện sự ủng hộ của quốc gia chủ nhà, "quyết tâm ký kết kịp thời một thỏa thuận Hỗ trợ quốc gia chủ nhà nhiều năm có ý nghĩa nhằm đảm bảo sự đóng quân ổn định và bền vững của các lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản". 

Quang Anh

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h