Davis - “trận địa tiền tiêu” giữa lòng Sài Gòn

Thứ sáu, 30/04/2021 16:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, là những chiến công thần kỳ, trong đó có cuộc đấu trí của quân ta trong suốt 823 ngày đêm tại một cơ sở nằm ngay giữa lòng Sài Gòn mang tên trại Davis, buộc địch thi hành Hiệp định Paris về Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam.

Bài liên quan

1. Theo nhiều tài liệu, trại Davis thực chất là một doanh trại của quân đội Mỹ, được xây dựng từ năm 1961, nằm trong khu sân bay quân sự Tân Sơn Nhất gần sát góc Tây Nam, có diện tích 33.000m2 với hơn 65 nhà làm việc và nhà ở lớn nhỏ. Ban đầu là nơi làm việc của một nhóm công tác An ninh Quân đội Mỹ, được đưa sang Việt Nam với danh nghĩa Tổ Viễn thám số 3 (3rd Radio Research Unit - 3rd RRU), đơn vị mã thám, làm nhiệm vụ thu thập và giải mã các tín hiệu... thuộc Phái bộ cố vấn quân sự Mỹ (Military Assistance Advisory Group - MAAG) tại Nam Việt Nam. Ngày 22/12/1961, một thành viên của Tổ Viễn thám số 3 tên James Thomas Davis bị phục kích trong lúc đi càn quét khu vực phía Tây Tân Sơn Nhất tháng 12/1961. Sau cái chết của Davis, bạn bè trong Tổ Viễn thám số 3 dựng một khu tưởng niệm Davis nhỏ ở trong trại đồng thời lấy tên viên trung úy đặt cho doanh trại này, với tên gọi: Davis Station. 5 năm sau đó, năm 1966, cùng với việc Tổ Viễn thám số 3 được thay thế bằng Nhóm Viễn thám 509, Davis Station được nâng cấp và mở rộng, trở thành Davis Camp. Vì là một trang trại lính và sĩ quan cấp thấp nên Davis Camp được xây dựng kiểu dã chiến, gồm nhiều dãy nhà được xây trệt, nền đất nện và bê tông, mái lợp fibro xi măng, nội thất gồm giường ngủ cá nhân, ghế, bàn, tủ đều bằng sắt, tôn.

davis  tran dia tien tieu giua long sai gon hinh 1

Cán bộ bảo vệ an ninh Nguyễn Văn Cẩn và chiến sĩ đội chiếu phim Phạm Văn Lãi của Trại Davis cắm cờ giải phóng đầu tiên lên đỉnh tháp nước trong sân bay Tân Sơn Nhất sáng 30/4/1975.

2. Thực thi các điều khoản Hiệp định Paris ký kết ngày 27/1/1973, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã chọn Trại Davis để làm nơi làm việc của Phái đoàn đại biểu quân sự bốn bên cũng như nơi ở của hai phái Đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Đoàn A) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B).

Lý do của sự lựa chọn này được phía Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đưa ra là nơi đây thuận tiện cho việc di chuyển của các phái đoàn bằng máy bay, đồng thời nơi này có sẵn một số cơ sở hạ tầng cần thiết. Tuy nhiên, phía ta đều hiểu rất rõ rằng việc sắp xếp này của Việt Nam Cộng hòa chính là nhằm cô lập hai đoàn ta ở Trại Davis - một nơi xa khu dân cư để dễ bề kiểm soát, khống chế.

Theo những nhân chứng từng có mặt tại Trại Davis những ngày lịch sử ấy, để tiện lợi nhất cho việc theo dõi phái đoàn ta, địch cho bao quanh trại hàng loạt hàng dây kẽm gai khép kín. Bên ngoài dây kẽm gai là một vòng các chòi gác và lô cốt cao xen kẽ nhau có gắn súng máy chĩa nòng vào trại,  lính canh thay phiên nhau gác suốt ngày đêm.

Không những thế, để dễ bề làm lung lay ý chí của phái đoàn ta, ngoài việc điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt trong cái nóng gay gắt của Sài Gòn, ngụy quyền Sài Gòn còn có kế hoạch hèn hạ như đầu độc nguồn nước, thực phẩm, bắt cóc lãnh đạo phái đoàn; thậm chí thuê bọn lưu manh côn đồ kiếm cớ khiêu khích, tấn công vào trại...

davis  tran dia tien tieu giua long sai gon hinh 2

Trại Davis và ký ức vị đại tá những ngày chiến đấu giữa lòng Sài Gòn

3. Nhưng, tất cả những kế sách ấy đã không thể khuất phục được tinh thần của các cán bộ, chiến sĩ của hai phái đoàn ta. Ròng rã 823 ngày đêm (từ ngày 28/1/1973 đến ngày 30/4/1975), tương đương hơn 2 năm 3 tháng, trong điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt, quá nhiều áp lực, hiểm nguy như thế, gần một nghìn lượt cán bộ chiến sĩ của ta đã bền bỉ, kiên quyết đấu tranh, để rồi buộc Mỹ phải thực thi nghiêm túc các điều khoản đã ký kết trong Hiệp định Paris, tạo tiền đề chiến lược để tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo các số liệu thống kê, để có được chiến thắng trong cuộc đấu trí, đấu lý dài hơi này, Trại Davis đã là nơi chứng kiến… 125 cuộc họp cấp trưởng đoàn cả hai thời kỳ, hơn 500 cuộc họp cấp tiểu ban, hơn 100 cuộc họp báo. Cũng trong khoảng thời gian đằng đẵng này, phái đoàn ta đã gửi 924 bức công hàm, tố cáo 18.971 vụ đối phương vi phạm lệnh ngừng bắn và yêu cầu Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Paris (UBQT) điều tra. 

Theo hồi ức của những người trong cuộc, trên chiến trường, quân ta đánh càng mạnh thì ở Trại Davis, ta càng đấu tranh mạnh, càng gửi nhiều công hàm, họp báo và gặp báo chí…

davis  tran dia tien tieu giua long sai gon hinh 3

Một cuộc họp 4 bên tại trại Davis.

Ngày thắng lợi, sau bao mồ hôi, công sức, và cả máu đã đổ xuống, cũng tới. 9 giờ 30 sáng 30/4 lịch sử, lá cờ cách mạng được treo lên đỉnh tháp nước - vị trí cao nhất của Trại Davis, cũng là của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Khoảng 10 giờ, đoàn Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tiến vào Trại Davis họp bàn về việc tiếp quản.Trong cuộc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hai phái đoàn đại biểu quân sự của ta tại Trại Davis đã được ví như “cánh quân thứ sáu”. 

Ngày 3/5/1975, Tướng Trần Văn Trà - Tư lệnh Quân giải phóng Miền (B2), Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, vị Trưởng đoàn đầu tiên của Đoàn B đã vào thăm lại Trại Davis và tuyên bố Quân ủy Miền công nhận đơn vị Trại Davis “là một tiền tiêu của Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Ngày 12/9/2011, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho hai đoàn Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp quân sự 4 bên. Trên hết, Trại Davis là chứng cứ lịch sử, nơi chứng minh trí tuệ, bản lĩnh của con người Việt Nam.

Hà Nguyễn

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức