Đề xuất bán trường Ams: Xã hội hóa trường chuyên là hướng đi đúng

Thứ hai, 29/06/2020 14:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lê Như Tiến cho rằng: Giáo dục không thể cứ chờ mãi từ bầu sữa ngân sách, trường chuyên cũng vậy cần bàn tay đóng góp của phụ huynh và cả xã hội.

Bài liên quan

Từ đề xuất bán trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam của tiến sĩ Nguyễn Đức Thành hiện nhiều người tham gia tranh luận về vấn đề có nên duy trì bao cấp hoàn toàn cho các trường chuyên hay phải tiến hành xã hội hóa giáo dục để phụ huynh, xã hội cùng tham gia chi trả kinh phí hoạt động để duy trì mô hình trường học này.

Có những ý kiến mạnh mẽ nên bán cho những tư nhân để họ đầu tư một cách bài bản.

Nhưng có ý kiến nên hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính. Tức là, phụ huynh muốn được thu hưởng mức giáo dục đẳng cấp cao cần thiết phải trả chi phí.

Ông Lê Như Tiến cho rằng Giáo dục Việt Nam cần hướng tới tỉ lệ 70 % là trường tư, 30 % là trường công (ảnh TL).

Ông Lê Như Tiến cho rằng Giáo dục Việt Nam cần hướng tới tỉ lệ 70 % là trường tư, 30 % là trường công (ảnh TL).

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.

Theo Lê Như Tiến, không chỉ trường chuyên mà các trường công lập khác cũng cần thiết phải xã hội hóa, trong đó có việc cho tư nhân đầu tư vào phát triển.

Không nên dành ngân sách quá lớn cho trường chuyên mà trường chuyên phải có sự đóng góp của cả phụ huynh học sinh và cả xã hội. Không có chuyện chi phí ngân sách phải dùng toàn lực cho trường chuyên mà các trường phổ thông khác ít đi.

Các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Đức là những nước có nền giáo dục phát triển thì họ xã hội hóa giáo dục rất mạnh. Các nguyên thủ quốc gia cũng học tại các trường tư không phải học trường công. Vậy, tại sao nước ta không làm như vậy khi ngân sách nhà nước vốn đã rất hạn hẹp.

Ông cho rằng cần thiết phải xã hội hóa các trường công. Trường công chỉ để một số trường ở những nơi khó có điều kiện xã hội hóa chứ không thể duy trì công lập đông đảo như hiện nay.

Việc xã hội hóa cũng để phụ huynh được lựa chọn trường nào tốt để đầu tư cho con vào học. Ở các nước người ta chỉ dành ngân sách cho mầm non, trẻ em và các bậc học phổ cập. Còn nếu không phổ cập thì nên xã hội hóa để giáo dục có cơ hội phát triển.

Vấn đề này đúng chủ trương xã hội hóa được Y tế, Giáo dục, Thể thao mà Đảng và nhà nước đã đặt ra.

Vấn đề làm sao đảm bảo được sao cho tỉ lệ có 70% trường ngoài công lập, 30% trường công lập. Vì thế, xã hội hóa trường chuyên là điều rất cần thiết.

Trước ý kiến có nên giải tán trường chuyên không, ông Lê Như Tiến bày tỏ quan điểm không đồng ý nhưng ông cho rằng, trường chuyên phải ra chuyên, chứ không phải trường chuyên biến thành trường phổ thông bình thường.

Xã hội phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm, có những ngành mũi nhọn. Trong giáo dục cần thiết phải ưu tiên cho những bộ môn, những trường mũi nhọn, trưởng điểm. Còn những trường chuyên nào đang biến thành trường phổ thông thì không nên.

Cũng liên quan đến trường chuyên, một vấn đề gây nên tranh luận đó là có nên duy trì cách học, cách đào tạo đơn môn như ở các trường chuyên hiện nay không, trao đổi với báo chí, tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng đại học (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho rằng: Nên thay đổi cách đào tạo từ đơn môn sang đào tạo toàn diện.

Theo đó, trong bối cảnh hiện nay khi hệ thống giáo dục đã phát triển thì việc đặt ra câu chuyện có nên duy trì hệ thống trường chuyên nữa hay không là có lý do.

Theo quan điểm của tiến sĩ Khuyến thì cần phải thay đổi tên gọi “trường chuyên” thành “trường chất lượng cao” bởi lẽ “trường chuyên” tạo cớ cho việc đào tạo lệch, không toàn diện, quá chú tâm vào môn chuyên mà bẵng đi nhiều môn học khác, lĩnh vực khác.

Giờ đây, đặc biệt theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì giáo dục phổ thông đang chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

Học sinh nào có khả năng thì nhà trường phải tạo điều kiện để các em được tìm hiểu sâu về lĩnh vực đó mà vẫn phải đảm bảo mặt bằng chung về kiến thức cơ bản.

Tức là ngoài kiến thức cơ bản thì học sinh nào nổi trội về lĩnh vực nào, tạo điều kiện cho các em phát triển theo đúng năng lực của mình. Từ đó sẽ hình thành nhân tài ở lĩnh vực đó.

Bởi lẽ, mỗi đứa trẻ đều có năng khiếu, sở trường khác nhau và trở thành nhân tài ở lĩnh vực đó.

“Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn”.

Trinh Phúc

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục