Dích dắc, chiến thuật đàm phán sắc bén của Triều Tiên

Thứ sáu, 17/07/2020 21:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đe dọa, sau đó là một nhánh ô liu. Một lời khiêu khích, rồi những lời xoa dịu. Những hành động lặp lại của Bình Nhưỡng có một mục đích cụ thể, báo The Interpreter bình luận.

Triều Tiên dường như đang sử dụng chiến thuật dích dắc trong đàm phán với Mỹ về vấn đề vũ khí hạt nhân - Ảnh: Yonhap

Triều Tiên dường như đang sử dụng chiến thuật dích dắc trong đàm phán với Mỹ về vấn đề vũ khí hạt nhân - Ảnh: Yonhap

Kim Yo-jong, em gái của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, đưa ra một tuyên bố đáng chú ý hôm thứ Sáu tuần trước về tình trạng đàm phán hạt nhân của Triều Tiên. Tuyên bố của bà Kim, được gửi qua Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên, là để đáp lại lời đề nghị gần đây của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, về việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều khác trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

Bà Kim đã hạ thấp triển vọng xảy ra khi nói rằng ý tưởng về một hội nghị thượng đỉnh là không thể xảy ra và “không lợi ích gì”, đồng thời đổ lỗi cho Hoa Kỳ khai thác các cuộc họp trước vì lợi ích của chính họ và từ chối thay đổi yêu sách.

Đây là hàng động có thể dự đoán trước của Triều Tiên. Nhưng điều khiến cho tuyên bố này trở nên đáng chú ý là gợi ý của bà Kim, rằng một điều bất ngờ vẫn có thể xảy ra và đó là phi hạt nhân hóa.

Tuyên bố của Kim Yo-jong thân thiện hơn nhiều so với những lời đe dọa của bà hồi tháng 6 về việc trả đũa quân sự đối với Hàn Quốc khi Seoul thất bại trong việc ngăn chặn những kẻ đào rải truyền đơn qua biên giới liên Triều.

Tháng trước, Kim tuyên bố Hàn Quốc là “kẻ thù” và sau đó Triều Tiên đã phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều và đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự năm 2018.

Sự thay đổi đột ngột về giọng điệu vào tuần trước có thể là kết quả từ phản ứng mạnh mẽ của Seoul đối với việc phá hủy văn phòng liên lạc của Triều Tiên, khiến Chủ tịch Kim Jong-un quyết định đình chỉ hành động quân sự chống lại miền Nam. Đáng chú ý, hai tuần sau, Triều Tiên cũng kiềm chế chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc nhân kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên.

Bình Nhưỡng từ lâu đã được biết đến như một người đối thoại hay thay đổi. Nhưng hành vi gần đây cho thấy cách tiếp cận dích dắc mà nước này thường áp dụng một cách có chủ ý.

Chiến thuật dích dắc của Triều Tiên được thể hiện bằng một loạt những cú ‘bẻ lái’ sắc bén để thu về những nhượng bộ tối đa với chi phí thấp nhất.

Với cách làm này, Triều Tiên đang muốn thử nghiệm các phản ứng của Mỹ và Hàn Quốc đối với các động thái khác nhau của mình. Kết quả thu về, họ có thể tìm kiếm một sự nhượng bộ lớn, hoặc tệ nhất cũng là chấp nhận giữ nguyên hiện trạng.

Chiến thuật này cho phép Triều Tiên có sự linh hoạt, nhưng cũng đầy rủi ro, đặc biệt với sự không chắc chắn sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Mặc dù Donald Trump đã báo hiệu sẵn sàng gặp lại Kim Jong-un, nhưng Tổng thống Mỹ tỏ ra không mấy mặn mà việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khác trong năm nay, ngay cả trước các lệnh hạn chế được đặt ra do Covid-19.

Trong khi đó, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã báo hiệu ông sẽ lật ngược chính sách của Trump Triều Tiên. Điều này mang lại cho Bình Nhưỡng một tình huống khó xử khó chịu - hoặc là tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán, thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Trump bây giờ hoặc có nguy cơ đàm phán lại với một Joe Biden cứng rắn sau này.

Hơn nữa, Bình Nhưỡng dường như đã tính toán sai sự sẵn sàng bỏ qua những hàng động khiêu khích của ông Moon Jae-in. Triều Tiên không muốn tiếp tục với chính sách ủy thác khéo léo của Moon Jae-in, vì điều này cho thấy rằng Hàn Quốc đang nghiêng hẳn về chính sách của Mỹ.

Một lần nữa, điều này để lại một vấn đề nan giải - thân thiện quá mức làm giảm đòn bẩy của Bình Nhưỡng, trong khi quá khiêu khích củng cố quan điểm tiêu cực của Hàn Quốc về Triều Tiên.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un cùng em gái Kim Yo Jong tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2018 ở Panmunjom - Ảnh: Interpreter

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un cùng em gái Kim Yo Jong tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2018 ở Panmunjom - Ảnh: Interpreter

Tuyên bố của Yo-jong tuần trước là sự tiếp nối của chiến thuật dích dắc. Bà Kim nói không có hội nghị thượng đỉnh, nhưng Triều Tiên vẫn duy trì mối quan hệ cá nhân đặc biệt giữa Kim Jong-un và Trump.

Trước thềm bầu cử Mỹ, Triều Tiền có thể sẽ lại tuyên bố tặng ‘một món quà Giáng sinh’ sớm mà ông Trump từng hài hước gọi nó là “một mòn quà đẹp, như lọ hoa”, chứ không phải là một vụ thử tên lửa – như các chuyên gia quân sự nhận định.

Tuy nhiên, sau đó, Triều Tiên “không có ý định dù là nhỏ nhất để gây ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ”. Mỗi cái dích lại được theo bởi một cái dắc.

Chiến thuật đàm phán dích dắc của Triều Tiên có một mục đích cụ thể. Những gì Triều Tiên muốn không chỉ đơn thuần là xóa bỏ lệnh cấm vận, mà còn là “rút lại sự thù địch” - triển vọng của việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều Tiên theo “Tuyên bố Singapore” và chấm dứt triển khai các vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ trên bán đảo Triều Tiên.

Tất cả điều này phải được thực hiện trước bất kỳ cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa.

Nếu Washington không thừa nhận, Bình Nhưỡng sẵn sàng chịu áp lực kinh tế và răn đe Mỹ bằng cách phát triển vũ khí chiến lược như là kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Điều quan trọng là, các yêu cầu này có thể được thực hiện trong trường hợp Joe Biden lên nắm quyền Tổng thống Mỹ, với các biện pháp trừng phạt gia tăng. Triều Tiên có thể quay trở lại giai đoạn thắt chặt và răn đe, giống như dưới thời chính quyền Obama.

Trong bối cảnh chưa có đột phát cho đàm phán hạt nhân của Triều Tiên, những hành động dích dắc có thể sẽ lại tiếp diễn trong phần còn lại của năm.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế