Doanh nghiệp âm dòng tiền: Nhìn mặt để bắt hình dong

Thứ ba, 30/06/2020 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đích đến cuối cùng của dòng tiền bị âm có thể là hàng tồn kho lại biến tấu dự phòng giảm giá, hoặc chuyển hóa thành khoản phải thu cho đến khi lợi nhuận bán hàng như “chuột chạy cùng sào”, lúc này cổ đông cũng không còn gì để mất.

Bài liên quan

Bánh vẽ - sản phẩm dễ được cài

Với những nhà đầu tư không quan tâm nghiệp vụ kế toán, khi nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, thường bị những con số doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao làm cho lầm tưởng về doanh nghiệp đó đang hoạt động hiệu quả. Thậm chí có những doanh nghiệp luôn đạt kết quả kinh doanh tốt qua nhiều năm, trong khi đi kèm đó là dòng tiền luôn âm. Những cái tên có thể kể đến như CenLand, Long Điền...

Doanh nghiệp âm dòng tiền: Nhìn mặt để bắt hình dong.

Doanh nghiệp âm dòng tiền: Nhìn mặt để bắt hình dong.

Kết thúc năm tài khóa 2019, tổng tài sản của CenLand vượt 2.680 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 60% lên 1.439 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn tăng 35% lên 654 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty có hơn 8 tỷ đồng nợ xấu từ đơn vị khác.

Ngược lại, tiền và tương đương tiền của công ty giảm gần một nửa về 167,5 tỷ đồng. Dòng tiền thuần trong năm của công ty âm hơn 155 tỷ đồng mà phần lớn được hạch toán thông qua đầu tư góp vốn và chi trả nợ gốc vay.

Trong đó, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 262 tỷ đồng và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 47 tỷ đồng. Riêng dòng tiền kinh doanh vẫn ghi nhận dương 155 tỷ đồng trong năm 2019 nhưng cũng đã bắt đầu âm từ quí IV gần 50 tỷ đồng do các khoản phải thu tăng.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cenland từng thanh minh rằng, về dòng vốn tiền âm đúng là tồn đọng trong phần chi phí thứ cấp. Nhưng có một yếu tố nữa là hiện chúng tôi đang tạm ứng trước 50% hoa hồng cho các đại lý và môi giới, đó là tiền túi của Cenland tạm ứng trước trong khi chưa lấy được từ chủ đầu tư... Tuy nhiên, câu trả lời này được giới đầu tư nhìn nhận là nhằm trấn an cổ đông.

Cái tên thứ hai phải kể đến LDG Group khi ghi nhận tới thời điểm cuối năm 2019, mặc dù lợi nhuận sau thuế đạt hơn 603 tỷ đồng nhưng tiền và các khoản tương đương tiền của LDG chỉ vỏn vẹn còn hơn 40 tỷ đồng, giảm tới gần 550 tỷ đồng so với cùng kỳ 2018.

Tiếp đến, LDG lại ghi nhận sự gia tăng về các khoản phải thu ngắn hạn lên hơn 1.833 tỷ đồng (tăng hơn 683 tỷ đồng so với cùng kỳ) đã đẩy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của LDG năm 2019 lên mức âm 1.769 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2018 là 311 tỷ đồng. Kết quả lưu chuyển tiền thuần trong năm 2019 của LDG là con số âm 546 tỷ đồng.

Với Vinaconex lại là một câu chuyện khác bởi, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ từ âm 285 tỷ đồng năm 2018 lên âm 1.123 tỷ đồng năm 2019 trên báo cáo tài chính riêng. Con số này trên báo cáo hợp nhất lên đến âm 1.493 tỷ đồng trong khi năm trước chỉ âm 50 tỷ đồng.

Theo người đứng đầu Vinaconex, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tăng các khoản phải thu đột biến 2.418 tỷ đồng trong đó các khoản trả trước cho khách hàng và phải thu khác tăng rất mạnh từ 1.481 tỷ đồng lên hơn 3.000 tỷ đồng.

Bi kịch dòng tiền

Có thể nói dòng tiền của doanh nghiệp cũng như máu lưu thông trong cơ thể, vì vậy muốn biết nội lực doanh nghiệp chỉ cần nhìn vào sự lưu thông của dòng tiền.

Với những doanh nghiệp mới thành lập thì việc âm dòng tiền là việc dễ hiểu, tuy nhiên với những doanh nghiệp “già đời” như CenLand, LDG Group... mà dòng tiền lại âm năm này qua năm khác là những chỉ số không mấy lạc quan.

Theo ông Phan Dũng Khánh -Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank KimEng Việt Nam, nhà đầu tư cần cảnh giác với doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhưng nếu nguồn tiền thu về để tài trợ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh thì sẽ phải bù đắp bằng dòng tiền đầu tư, hoặc dòng tiền hoạt động tài chính (vay nợ, huy động thêm vốn từ cổ đông, bán bớt tài sản). Trong trường hợp này, một mặt công ty phải chịu thêm chi phí lãi vay, mặt khác chịu thêm rủi ro về tài chính nếu không cơ cấu được nguồn vốn để trả các khoản nợ vay ngắn hạn hay nợ dài hạn đến hạn.

Với những dự án chưa thể triển khai đang như “nấm mồ chôn tiền” của doanh nghiệp hàng ngàn tỷ đồng, tình trạng này kéo dài nhiều năm đang khiến cho doanh nghiệp ngày càng “thấm đòn”.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu soi kỹ những doanh nghiệp chuyên làm thủ thuật “bánh vẽ” báo cáo kết quả kinh doanh có thể nhận biết thông qua doanh số thường bán hàng cho những khách hàng thân quen hay còn gọi là các doanh nghiệp hoạt động với mục đích đặc biệt.

Những doanh nghiệp đặc biệt này được lập ra để tạo hóa đơn bán hàng cho công ty chủ đích. Tuy nhiên, thông tin về doanh nghiệp lại luôn là ẩn số trên thị trường, thậm chí lãnh đạo của những doanh nghiệp đặc biệt lại có quan hệ “dây mơ rễ má” với lãnh đạo doanh nghiệp “cầm hóa đơn”.

Đặc điểm nhận diện của những doanh nghiệp đặc biệt này thể hiện qua việc thường nộp báo cáo rất muộn khi đến thời gian công bố báo cáo thường niên. Những khoản phải thu, hàng tồn kho “bánh vẽ” dần lộ chân tướng và được hạch toán dưới dạng thua lỗ.

Đích đến cuối cùng của dòng tiền bị âm có thể là hàng tồn kho lại biến tấu dự phòng giảm giá, hoặc chuyển hóa thành khoản phải thu cho đến khi lợi nhuận bán hàng như “chuột chạy cùng sào”, lúc này cổ đông cũng không còn gì để mất.

Ngọc An

Tin khác

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm