Doanh nghiệp hiến kế giúp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19

Thứ hai, 13/09/2021 12:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bên cạnh yếu tố then chốt là tiêm vaccine, các chuyên gia cho rằng cần thay đổi phương thức kinh doanh, cũng như các quy định phòng chống dịch cần tính lâu dài, ổn định hơn để các doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức cho biết sau ngày 15/9, TP. HCM chưa thể nới lỏng giãn cách xã hội cũng như áp dụng "thẻ xanh, thẻ vàng Covid-19".

doanh nghiep hien ke giup chu dong thich ung va song chung an toan voi covid 19 hinh 1

Các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản nếu không sớm quay lại phục hồi

Bài liên quan

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng như thời gian giãn cách xã hội kéo dài, tại diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên mới đây, các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung an toàn với Covid-19.

Đứng trước nguy cơ phá sản nếu không sớm quay lại phục hồi

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May 10 cho rằng các doanh nghiệp đã có khoảng thời vất vả khi phải sống chung với dịch bệnh. Đặc biệt, ở khu vực TP. HCM và các tỉnh phía Nam với thời gian giãn cách 2 tháng qua đã gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nếu không sớm quay lại phục hồi sớm sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản.

Là doanh nghiệp có đến 12.000 cán bộ công nhân viên tại 7 tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May 10 cho rằng: "Một người dân ‘chết’ đã rất đau thương, nhưng doanh nghiệp có đến vài chục nghìn lao động ‘chết’ sẽ để lại những hệ luỵ về an sinh, đói nghèo, bất ổn xã hội sau này".

Bên cạnh đó, ông Việt cho rằng khó thực hiện phương án 3 tại chỗ lâu dài khi chỉ có khoảng 30-50% lao động được làm việc, trong khi chi phí hoạt động tăng đến 4-5 lần, doanh thu giảm đến một nửa.

"Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu sức ép về chuyển đổi số. Sản phẩm chúng tôi làm ra trước đây có chuyên gia kiểm tra từng đường kim mũi chỉ, nhưng hiện 'ngăn sông cấm chợ' nên 100% phải kiểm hàng online. Đối với vận chuyển logistics, mỗi tuần chúng tôi có 2 chuyến giao hàng, nếu lỡ một ngày là lỡ 1 tuần vận chuyển, khách hàng có thể yêu cầu giao hàng máy bay. Một lần giao hàng máy bay doanh nghiệp đã lung lay, nếu 3 lần giao hàng máy bay thì doanh nghiệp có thể phá sản”, ông Việt chỉ ra những rủi ro về vận chuyển, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Dù chuẩn bị nhiều phương án để chống dịch nhưng Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May 10 cho rằng "cực kỳ khó kiểm soát" vì lượng lao động quá lớn, trong khi đó doanh nghiệp phải ký cam kết chịu trách nhiệm nếu xảy ra ca nhiễm. Đồng thời, để đảm bảo "vùng xanh", ông Việt cho biết chi phí xét nghiệm cho công nhân "rất khủng khiếp”.

Song, khó khăn lớn nhất được ông Việt nêu ra chính là việc tiếp cận vaccine còn chậm trễ. "Một doanh nghiệp có ca F0 lập tức phải đóng cửa từ 1-3 ngày để xét nghiệm, truy vết, phân loại, tạm dừng sản xuất, xây dựng phương án... câu chuyện cứ dây dưa như thế thật sự doanh nghiệp chịu đựng không nổi. Để đến khi không kiểm soát được mới có vaccine thì quá muộn rồi”, ông nói.

Xây dựng phương án chung sống, sản xuất an toàn với Covid-19

Đưa ra giải pháp, ông Nguyễn Thanh Ngữ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa cho rằng cần có kế hoạch tiêm chủng cụ thể tại các tỉnh thành, mức độ ưu tiên ra sao đối với nhóm an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp.

Về nội tại doanh nghiệp, theo ông Ngữ, doanh nghiệp cần đào tạo kiến thức và tinh thần cho nhân viên, chính sách đồng hành cùng người lao động, thiết kế các gói an sinh để người lao động không rơi vào trạng thái hoảng loạn hoặc bị cô lập.

doanh nghiep hien ke giup chu dong thich ung va song chung an toan voi covid 19 hinh 2

Cần có kế hoạch tiêm chủng cụ thể tại các tỉnh thành, mức độ ưu tiên ra sao đối với nhóm an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp

Bên cạnh đó, cần xây dựng kịch bản ứng phó cho từng bối cảnh. Cụ thể, chủ động trong mọi trường hợp và có sẵn nguồn lực và cơ sở y tế để ứng phó. Đồng thời, chủ động rà soát lại chuỗi cung ứng trong và ngoài nước để đưa ra kế hoạch lưu trữ hàng hóa với tỷ lệ phù hợp để đảm bảo sản xuất không đứt gãy.

Ngoài ra, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa còn  chỉ ra "điểm mấu chốt" rằng các doanh nghiệp cần thay đổi phương thức kinh doanh. Doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu thị trường, có nên tập trung vào thị trường nội địa hay nâng tỷ trọng xuất khẩu để tận dụng cơ hội.

Bên cạnh đó, chuyển đổi hệ thống quản lý từ phương thức truyền thống sang làm việc trên hệ thống tự động từ kho, tổ chức sản xuất hàng hóa… Đồng thời, chú trọng hơn vào công tác đào tạo để chuẩn bị sẵn sàng cho việc phục hồi sau dịch, bắt nhịp lại nhanh và tận dụng được cơ hội của thị trường.

Nêu ý kiến, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho rằng cần trang bị cho đội ngũ của doanh nghiệp kiến thức căn bản về y tế để doanh nghiệp có thể tự xây dựng được hệ thống tại chỗ.

"Nếu doanh nghiệp được đào tạo và trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất thì hoàn toàn có thể chủ động trong việc ứng phó, giống như việc sơ cứu ban đầu vậy”, bà Xuân nêu.

Hiến kế để doanh nghiệp chủ động thích ứng và sống chung với dịch Covid-19, Thiếu tướng, PGS TS. Nguyễn Viết Lượng, Chính ủy Học viện Quân y cho rằng Việt Nam phải có chiến lược tiêm vaccine phù hợp để người dân có thể tiêm càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, cần cá nhân hóa trong phòng chống dịch; 5K cũng phải linh hoạt, điều chỉnh dần; các quy định phòng chống dịch cần tính lâu dài, ổn định để các doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

(CLO) Thời gian gần đây, xác ve sầu bất ngờ được thương lái thu mua với giá hàng triệu đồng/kg. Mức thu nhập này khiến nhiều người bỏ việc để đi “săn” xác ve sầu nhưng cuối cùng lại nhận về cái kết ngỡ ngàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

(CLO) Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 320 đồng, xuống 24.910 đồng; E5 RON 92 bớt 310 đồng, ở mức 23.910 đồng một lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Đạt mốc doanh thu 7.7 tỷ USD, Amway tiếp tục dẫn đầu danh sách 100 công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2024 dựa trên doanh thu năm 2023, kéo dài chuỗi thành tích 12 năm liên tiếp thống trị bảng xếp hạng này

Thị trường - Doanh nghiệp
Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp