Doanh nghiệp Việt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ bảy, 25/08/2018 07:15 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tạo ra các chuyển biến mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam, dù chỉ là giai đoạn khởi đầu nhưng thực sự cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang trở thành cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn của các nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp là nơi nhận diện rõ ràng nhất làn gió mới này.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt đã tạo ra hướng đi mới, phát triển mô hình kinh doanh online, xây dựng hệ thống dữ liệu đem lại doanh thu và nguồn lợi kinh tế. Hãy cùng NB&CL gặp gỡ một số doanh nghiệp đang tích cực ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 trong hoạt động để thấy được sự chuyển động này.

Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Sacombank: Sacombank luôn chú trọng đẩy mạnh công nghệ số, nâng cao chất lượng dịch vụ

Hiện nay, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân cùng sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam đã và đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội lẫn thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này cũng nói lên rằng, các doanh nghiệp cần phải tiếp cận một cách chủ động hơn trên nền tảng công nghệ số để các sản phẩm dịch vụ của đơn vị ngày càng có chất lượng cao hơn, an toàn và chính xác hơn. 

Báo Công luận
 Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Sacombank
Là một trong những ngân hàng Việt Nam được đánh giá cao về nền tảng công nghệ thông tin, Sacombank luôn chú trọng đẩy mạnh công nghệ số, nâng cao chất lượng dịch vụ, cho ra mắt nhiều sản phẩm với phương thức tiếp cận phù hợp, tính bảo mật cao, cung cấp các giải pháp thanh toán nhanh, công nghệ liên kết với các nhóm ngành như giải pháp thanh toán ứng dụng công nghệ không chạm, mã QR, ví điện tử… Đồng thời các sản phẩm dịch vụ mới cũng được Sacombank liên tục phát triển trên nền tảng hệ thống ngân hàng lõi hiện đại T24 của Temenos Thụy sỹ. 
Báo Công luận
 
Ngoài ra, Sacombank còn khởi động một loạt dự án như: “Hệ thống phần mềm khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng – LOS”, “Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM”, “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro” cũng sẽ hoàn thành vào năm 2019 và “Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng” sẽ hoàn thành vào năm 2020. Bên cạnh đó, blockchain đang là nền tảng công nghệ được cả thế giới quan tâm và đây cũng là một dự án rất quan trọng trong lộ trình chuyển đổi đến năm 2020 của Sacombank.

Tất cả điều này đều nói lên rằng Sacombank luôn chủ động tiếp cận áp dụng công nghệ 4.0 vào điều hành doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng cũng như mang lại sản phẩm dịch vụ mới, tốt nhất cho khách hàng. Mặt khác, đây cũng là cách để chúng tôi nắm bắt cơ hội một cách chủ động và đón đầu, tránh nguy cơ bị tụt hậu, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

CEO Nguyễn Huy Du – Người sáng lập dự án đèn học thông minh - Công ty cổ phần phát triển giáo dục thông minh: CMCN 4.0 yêu cầu “nghĩ khác biệt và làm nhanh hơn”

Cuộc cách mạng nào cũng luôn tạo ra những thách thức và cơ hội, mỗi doanh nghiệp đều có những chuẩn  bị cho riêng mình, ai chuẩn bị tốt sẽ thấy nhiều cơ hội hơn và ngược lại. Chúng tôi đã tự lùi lại gần 4 năm để chuẩn bị cho việc đón “cuộc chơi 4.0” tại Việt Nam. Khi bắt đầu, tôi thấy cơ hội và thách thức là ngang nhau, nhưng khi càng thêm sự chuẩn bị thì cơ hội chính là con đường mới mở ra rộng hơn và rõ ràng hơn. 

Nói về thách thức, có lẽ xin chia sẻ về yếu tố con người với 3 điểm quan trọng. Đầu tiên phải nói đến là kiến thức nền của thời 4.0, tất cả đều nhờ qua internet và những cuốn sách dịch. Nhân sự làm việc được đào tạo trong thời 3.0, nên kiến thức đó bị lỗi thời, không thể áp dụng, chỉ dùng được chút ít kinh nghiệm của họ. Tiếp theo là tư duy cũ, thời 4.0 yêu cầu “nghĩ ngược lại và làm khác đi”, nhiều nhân sự không thể hiểu và bắt nhịp kịp điều cốt lõi này. Cuối cùng là tốc độ làm việc, họ quen sự thong dong tuần làm việc 40 giờ. 

Báo Công luận

CEO Nguyễn Huy Du - Người sáng lập dự án đèn học thông minh - Công ty Cổ phần 
phát triển giáo dục thông minh. 

Nhưng với thời 4.0 thì khác, tốc độ là chìa khóa. Tính tự giác, chủ động hoàn thành trong công việc là trọng yếu và xác định “chỉ hết việc, không hết giờ”. Còn về cơ hội thì tôi thấy rộng mở, nhưng doanh nghiệp cần tập trung đúng sở trường thực tại, đừng nhìn về các thành tựu của quá khứ nhiều quá. Nếu cùng góc nhìn “suy nghĩ không cũ về những điều không mới” thì cơ hội mở ra tới mức không đủ sức mà làm. Chúng tôi thực hiện đúng yêu cầu của thời 4.0 là: nghĩ khác biệt, làm nhanh hơn và tập trung hơn. Khi kiến tạo hệ sinh thái giáo dục 4.0, chúng tôi đưa ra những sản phẩm thông minh theo xu hướng IoT (Internet of Things - Vạn vật kết nối) và một vài nền tảng số (Digital platform) với xu hướng kinh tế chia sẻ (sharing economy). Chúng tôi tập trung hơn vào những điều mà thời kinh doanh 3.0 ít quan tâm đến như: sở hữu trí tuệ, tác quyền, bản quyền... những điều này giờ đây lại được đặc biệt quan tâm. 

Đặc biệt nhất là thời 4.0 trong sản xuất “Made by” quan trọng hơn “Made in”, chúng tôi lựa chọn đúng sở trường của mình để đặt và tham gia đúng mắt xích phù hợp trong chuỗi cung ứng giá trị của doanh nghiệp. Bước đầu chúng tôi đã phát triển xong 2 trong 3 sản phẩm chiến lược là đèn học thông minh The Smart Light và bảng học thông minh Smart Desk. Nền tảng mạng dạy kèm kết nối gia sư thông minh uTeacher và học liệu thông minh uBASE cũng được công ty phát triển xong. Tất cả đang được chuẩn bị kỹ càng để đưa ra thị trường và đến tay người dùng trong thời gian sắp tới. Với mong muốn kiến tạo nên sản phẩm “Made by Vietnam” và khát vọng vươn ra biển lớn, mong rằng sự chuẩn bị gần 6 năm qua của một start-up như chúng tôi sẽ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng.

 

Hữu Phương – Chính Kỳ

Tin khác

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp