Động lực và không gian mới

Thứ hai, 02/05/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, việc xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Dự án tạo ra một mạch giao thông chủ lực từ Bắc vào Nam, đó chính là mạch máu nuôi sống nền kinh tế; đặc biệt là tạo động lực và không gian phát triển mới cho các địa phương.

Bài liên quan

Với tổng chiều dài 2.063km, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông được xác định là hành lang xương sống quốc gia trong thời kỳ mới. Việc đầu tư, đưa vào khai thác toàn tuyến sẽ tạo động lực và không gian phát triển mới cũng như tạo ra sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt là, góp phần thực hiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng XIII đã thông qua.

dong luc va khong gian moi hinh 1

TS. Nguyễn Xuân Thủy.

Xung quanh vấn đề nêu trên, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy - người đã có trên 30 năm nghiên cứu về lĩnh vực giao thông.

+ Dự án xây dựng cao tốc Bắc – Nam thời gian qua được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo nhằm hiện thực hóa 5.000km đường cao tốc vào năm 2025. Theo ông, việc xây dựng một tuyến đường thống nhất Bắc - Nam thời kỳ mới sẽ có ý nghĩa như thế nào trong việc kết nối vùng miền và lan tỏa về kinh tế - xã hội? Các địa phương cần sớm có phương án, chiến lược ra sao để đón đầu lợi thế phát triển?

- Thứ nhất, ý tưởng xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam hình thành từ trước năm 2010, lúc đó, Đảng, Nhà nước đã thấy rằng hệ thống giao thông Bắc - Nam đó là đường Quốc lộ 1 đã nâng cấp nhiều lần, cũng đã có 4 làn xe rồi nhưng hiện tượng quá tải, ùn tắc đã xuất hiện. Do đó, cần phải xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

Thứ hai là, tuyến đường sắt Bắc – Nam do người Pháp xây dựng tại nước ta đã có hàng trăm năm, nhưng hiện nay đã quá lạc hậu, đường đơn, vận chuyển mỗi năm chỉ vài ba triệu hành khách, vài ba triệu tấn hàng lại không cạnh tranh với đường bộ cho nên năng lực vận tải không đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, lưu lượng hành khách đi lại cao, số lượng hàng hóa lưu chuyển, vận chuyển càng ngày càng tăng. Trong khi đó, vận tải hàng không mỗi năm vào khoảng 10-15 triệu hành khách mà được coi như loại hình vận tải dành cho “nhà giàu” cho nên không thể sử dụng quá phổ thông bởi tốn kém, chi phí cao. Mặt khác, vận tải thủy thì lại ít vào sâu trong nội địa. Do đó, việc xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam là một chủ trương đúng.

Nếu dự án được xây dựng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng thì sẽ tạo ra một mạch giao thông chủ lực từ Bắc vào Nam. Mạch giao thông đó như một xương sống nối kết với các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, kể cả nối với đường sắt, đường thủy nội địa tạo ra một mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, đó chính là mạch máu nuôi sống nền kinh tế.

dong luc va khong gian moi hinh 2

Máy khoan phá đá được huy động phục vụ thi công.

Khi mà Nhà nước đã bỏ ra hàng tỷ USD để xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các địa phương phải đón đầu, chuẩn bị các cơ sở hạ tầng tốt hơn, nâng cấp các tuyến đường ở địa phương từ tỉnh lộ, huyện lộ nối về các xã. Đó chính là việc xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông đường bộ.

Các địa phương phải có cơ chế nhằm thu hút đầu tư, phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm gần tuyến cao tốc. Phát triển cả công nghiệp - nông nghiệp - du lịch một cách bài bản, tạo năng suất cao hơn, hiệu quả tốt hơn.

Đặc biệt, các địa phương cần năng động, nắm bắt thời cơ, nhận diện rõ thế mạnh của mình để ưu tiên phát triển. Địa phương đó nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nào thì phát huy mạnh mẽ khả năng kết nối vùng, tạo động lực, không gian phát triển mới cho vùng.

Nếu nối kết được đường bộ cao tốc đó vào các địa phương nó đi qua thì sẽ tạo ra mạng lưới giao thông rất hiệu quả, gắn kết Trung ương với địa phương, địa phương với địa phương, gắn kết các vùng với nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế. Như chúng ta đã nói, giao thông chính là mạch máu của nền kinh tế, do đó, giao thông phải đi trước, giao thông thông suốt sẽ đẩy mạnh lưu thông vận tải con người, hàng hóa của các địa phương và của chung cả đất nước.

+ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ cao tốc Bắc Nam, tuy nhiên, vai trò của các địa phương của rất quan trọng. Theo ông, người đứng đầu các địa phương cần có hành động, cần có trách nhiệm như thế nào trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện dự án?

- Có thể nói xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước. Do đó, mỗi địa phương phải có trách nhiệm trong xây dựng dự án, trách nhiệm chính thuộc về người đứng đầu của địa phương đó, là Bí thư, Chủ tịch tỉnh. Tất cả những gì chúng ta làm được có tốt hay không, có nhanh hay không, có hiệu quả hay không cũng đều do người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo.

Đối với công trường số một của đất nước này thì đồng chí Bí thư tỉnh, Chủ tịch tỉnh phải quan tâm sát sao, thường xuyên để nhanh chóng giải quyết những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc.

Người đứng đầu địa phương khi giải quyết vấn đề phải cụ thể, chi tiết, hiệu quả, ví dụ như vấn đề về cấp vật tư, nguyên vật liệu thi công dự án. Chủ tịch tỉnh phải đến thị sát tận nơi cấp vật tư, nguyên vật liệu xem vướng mắc chỗ nào? Phải chỉ đạo ngay cho Chủ tịch huyện, Chủ tịch xã là phải làm gì, cho thời hạn rõ ràng. Từ đó thể hiện năng lực, trách nhiệm, tài năng trong vấn đề điều hành của người đứng đầu đối với một vấn đề cụ thể ở đây là xây dựng cao tốc Bắc – Nam.

Nói ví dụ như vậy để thấy vấn đề con người là quyết định, nếu cán bộ địa phương đó tốt, có trách nhiệm thì việc giải quyết các yêu cầu đối với đường cao tốc sẽ tốt hơn.

Người đứng đầu địa phương mà làm vì nhân dân, vì đất nước thì phải tìm mọi cách tháo gỡ vướng mắc để cao tốc Bắc - Nam được xây dựng nhanh, xây dựng với giá thành thấp nhất bởi đó là tiền của nhân dân. Để sử dụng đồng tiền thuế của nhân dân một cách hiệu quả nhất thì phải giải quyết nhanh, giải quyết gọn, giải quyết hiệu quả để dự án về đích đúng thời hạn.

+ Tại chuyến kiểm tra dự án ngay sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Thủ tướng đã đề nghị các ban quản lý tổ chức hoạt động hợp lý, tránh một dự án quá nhiều nhà thầu, khiến khó trong quản lý, nhiều thủ tục, manh mún, chia cắt dự án. Cùng với đó là chống tiêu cực trong thực hiện dự án. Cơ quan có liên quan cần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng ra sao, thưa ông?

- Tôi hoàn toàn ủng hộ và đồng ý với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng bởi vấn đề chia cắt dự án là bài học phải rút kinh nghiệm của ngành giao thông vận tải. Việc một dự án quá nhiều nhà thầu, mà nhà thầu năng lực yếu, thiếu thiết bị, thiếu nhân lực có trình độ, thiếu tinh thần trách nhiệm, chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ dẫn đến dự án thiếu nối kết, kém hiệu quả. Vì vậy, Thủ tướng đã có kinh nghiệm, được báo cáo cho nên yêu cầu không chia nhỏ dự án là rất đúng.

Nói về vấn đề tiêu cực trong lĩnh vực giao thông vận tải thì có thể là vấn đề móc nối, làm vống giá thành thi công xây dựng, rút ruột công trình, làm không đúng quy trình hay thay thế vật liệu không đảm bảo tiêu chuẩn,… những vấn đề này có thể xảy ra.

Để chống tiêu cực, theo tôi, các Ban Quản lý dự án, nhà thầu phải lấy chất lượng trong thi công dự án đặt lên hàng đầu, cùng với đó là tiến độ phải đảm bảo theo đúng yêu cầu đặt ra. “Năng suất – chất lượng – hiệu quả” là những câu nói đã có từ lâu nhưng luôn đúng về sau này trong việc thi công bất kỳ dự án nào và đối với đường bộ cao tốc Bắc – Nam cũng vậy.

Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan có liên quan phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thi công dự án. Tiến hành công khai chi phí, công khai vật tư, công khai công nghệ… Cán bộ nào có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực thì phải xử lý ngay, công khai trước công luận.

Tại các địa phương, người đứng đầu địa phương phải chống tham nhũng, chống cửa quyền, chống nhiêu khê gây khó khăn, trở ngại trong xây dựng dự án cao tốc Bắc – Nam; có thưởng phạt rõ ràng đối với cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ để khích lệ tinh thần làm việc. Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh là người đứng đầu địa phương phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Sẽ có 5 địa điểm trông giữ phương tiện cho du khách dịp nghỉ lễ

Hà Nội: Sẽ có 5 địa điểm trông giữ phương tiện cho du khách dịp nghỉ lễ

(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 5 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận.

Giao thông
Lào Cai: Khuyến cáo tình trạng nhiều phương tiện Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc

Lào Cai: Khuyến cáo tình trạng nhiều phương tiện Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc

(CLO) Thời gian gần đây, tình trạng phương tiện Việt Nam bị lưu giữ trái phép tại thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) ngày càng nhiều.

Giao thông
Ngành đường sắt chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu khách dịp 30/4 - 1/5

Ngành đường sắt chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu khách dịp 30/4 - 1/5

(CLO) Hiện vé tàu các chặng dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã gần như hết. Nhằm phục vụ người dân đi lại, ngành đường sắt sẽ chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu khách.

Giao thông
Dịp 30/4 - 1/5, đã có những trạm dừng nghỉ nào trên cao tốc Bắc - Nam?

Dịp 30/4 - 1/5, đã có những trạm dừng nghỉ nào trên cao tốc Bắc - Nam?

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin về các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đã và sẽ đưa vào phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Đã có đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Đã có đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

(CLO) Để phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn, ùn tắc hoặc cần trợ giúp, hỗ trợ trên các tuyến cao tốc; lái xe có thể liên hệ với đường dây nóng 19008099 của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an).

Giao thông