(CLO) Giới chức ở nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cảnh giác cao độ để chống lại các nhóm khủng bố sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan và vụ tấn công khủng bố tại sân bay Kabul mới đây.
Indonesia, nơi có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới, được hiến pháp đảm bảo quyền tự do tôn giáo. Nhưng đất nước này không xa lạ với chủ nghĩa khủng bố, với các nhóm cực đoan tìm cách áp đặt luật Hồi giáo. Các nhà chức trách lo ngại tác động từ Afghanistan sẽ tạo ra sự bất ổn đến đất nước này. Đội chống khủng bố cảnh sát quốc gia Densus 88 đã bắt đầu theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội và các đối tượng lên tiếng ủng hộ Taliban.
Trong khi đó, chỉ vài giờ trước khi nhóm cực đoan ISIS-K tấn công liều chết sân bay ở Kabul, Ngoại trưởng Retno Marsudi của Indonesia đã gặp các quan chức cấp cao Taliban ở Doha để kêu gọi Afghanistan "không nên trở thành nơi sinh sôi cho các tổ chức khủng bố".
Ý kiến của ông được đưa ra sau cuộc họp với Thị trưởng Gibran Rakabuming Raka của thành phố Surakarta. Thành phố này gắn liền với Abu Bakar Ba'asyir, thủ lĩnh tinh thần của nhóm cực đoan Đông Nam Á Jemaah Islamiyah.
Cảnh sát quốc gia Indonesia đã bắt giữ 58 thành viên tổ chức cực đoan Jemaah Islamiyah trong khoảng thời gian từ ngày 12/08 đến 20/08, những người bị tình nghi lên kế hoạch tấn công khủng bố vào ngày 17/08, Ngày Độc lập của Indonesia.
Người nước ngoài thường là mục tiêu trong các cuộc tấn công khủng bố. Năm 2002, Jemaah Islamiyah đã thực hiện các vụ đánh bom ở Bali khiến hơn 200 người thiệt mạng. Năm 2009, nhiều vụ đánh bom nhắm vào các khách sạn Marriott và Ritz-Carlton ở Jakarta. Các thành viên Jemaah Islamiyah đã được huấn luyện quân sự ở Afghanistan trong những năm 1990, và nhóm này được cho là có quan hệ với al-Qaida.
Tại Philippines, Bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana, lưu ý về vụ tấn công Kabul, cho biết đất nước của ông thường xuyên theo dõi các nhóm cực đoan trong nước.
"Có Taliban hay không có Taliban, chúng tôi luôn coi chủ nghĩa cực đoan là mối quan tâm lớn", Lorenzana nói với Hãng thông tấn Philippines. "Afghanistan không phải là quốc gia duy nhất có thể khuyến khích và truyền cảm hứng cho những kẻ khủng bố địa phương".
Ông Lorenzana cho biết thêm, Philippines đã ký kết các thỏa thuận chia sẻ thông tin với các nước láng giềng Indonesia và Malaysia để đề phòng các hoạt động khủng bố.
Người Hồi giáo chỉ chiếm khoảng 6% dân số Philippines ở một quốc gia đa số theo đạo Thiên chúa này. Nhưng ở phía nam đảo Mindanao, một số người Hồi giáo đang khao khát thành lập nhà nước độc lập. Các chiến binh có vũ trang của họ đã chiến đấu với chính phủ trong gần nửa thế kỷ qua.
Năm 2017, chính phủ đã thực hiện một chiến dịch quân sự kéo dài 5 tháng sau cuộc tấn công vào Marawi, một thành phố ở Mindanao, nơi trú ngụ của nhóm cực đoan Abu Sayyaf. Hơn 1.100 người chết cho cả hai bên.
Khoảng 200 thành viên của các nhóm khủng bố vẫn đang ẩn nấp ở Mindanao. Giới chức Philippines cho rằng các nhóm khủng bố khó có thể lấy lại sức mạnh. Nhưng quân đội và cảnh sát vẫn trong tình trạng cảnh giác cao độ.
Trong khi đó, nhà chức trách Malaysia đang đề phòng nguy cơ các công dân của họ ở Afghanistan sẽ trở về nhà để thực hiện các vụ tấn công khủng bố.
Một số thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã nhận định việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và không còn muốn tạo dựng sự ảnh hưởng tại khu vực này sẽ khiến các nhóm cực đoan trỗi dậy.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đề cập đến mối liên hệ giữa Jemaah Islamiyah và al-Qaida ở Afghanistan trong cuộc họp báo chung với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vào ngày 23/8. Ông nói: “Những ý tưởng cực đoan đã được lan truyền từ đó sang khắp khu vực chúng tôi và đang đe dọa an ninh của Singapore”.
Việc di tản của người Afghanistan đang dấy lên lo ngại ở Đông Nam Á về sự lan rộng của chủ nghĩa cực đoan. Theo Jakarta Post, người Afghanistan đã trở thành nhóm người tị nạn lớn nhất được Indonesia tiếp nhận, với khoảng 7.490 người.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Marius Borg Høiby, 27 tuổi, con trai của Mette-Marit, người vợ của Thái tử Haakon Magnus, vừa bị cáo buộc liên quan đến vụ hiếp dâm thứ hai chỉ vài ngày sau khi bị bắt giữ vì nghi vấn tương tự.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.