Ép bán TikTok là sai lầm để đối phó với công nghệ Trung Quốc

Thứ năm, 06/08/2020 16:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước những lo ngại về vấn đề an ninh, chính quyền Trump đã dọa cấm TikTok hoạt động tại Mỹ và để muốn tiếp tục họ phải bán lại cho Microsoft hoặc một công ty khác của Mỹ. Tuy nhiên, đây không hẳn là một quyết định đúng.

Sự kiện: TikTok

Chính quyền Trump cho TikTok 45 ngày để chuyển giao cổ phần nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ - Ảnh: Reuters

Chính quyền Trump cho TikTok 45 ngày để chuyển giao cổ phần nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ - Ảnh: Reuters

Vào tháng 12 năm 2017, một công ty công nghệ Trung Quốc có tên ByteDance đã mua Musical.ly, một ứng dụng cho phép người dùng trẻ tuổi nhảy và hát nhép theo các video âm nhạc. Điều này không phù hợp vào thời điểm đó, bởi nó trông giống như một quyết định mang tính địa chính trị hơn là một thương vụ đầu tư.

Sau đó, ByteDance hợp nhất Musical.ly với một ứng dụng tương tự có tên TikTok, và nó bắt đầu phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngày nay, TikTok có 100 triệu người dùng ở Mỹ và cạnh tranh mạnh mẽ với Facebook và SnapChat.

Với sự phổ biến ngày càng tăng của TikTok và khi căng thẳng Trung-Mỹ lan rộng từ thương mại sang công nghệ, các quan chức chính phủ Mỹ và Tổng thống Donald Trump bắt đầu bày tỏ sự lo ngại về ứng dụng này.

Sau khi Ấn Độ cấm TikTok và nhiều ứng dụng khác của Trung Quốc, một số quốc gia trong đó Mỹ bóng gió về một hành động mạnh tay với TikTok. Đỉnh điểm của những lo lắng là tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về lệnh cấm hoàn toàn ứng dụng này, hoặc họ bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ trong thời hạn 45 ngày nếu muốn hoạt động ở Mỹ.

Quan điểm được đưa ra là bảo vệ dữ liệu của người dùng Mỹ. Tuy nhiên, hành động này được tờ The Economist bình luận như là “một ví dụ đáng buồn về chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến, đánh cắp niềm tự hào của Trung Quốc và nhiều khả năng sẽ dội gáo nước lạnh đầu tư vào Mỹ”.

Cơ sở pháp lý cho việc thoái vốn TikTok, đến từ Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) trong tuần này đã ra phán quyết rằng, thỏa thuận của Music.ly là chống lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.

Ngay sau các lời đe dọa, ông Trump lại mở ra một con đường cho sự tồn tại của TikTok trên đất Mỹ nếu chấp nhận một thương vụ chuyển nhượng. Trong số các đại gia công nghệ, Microsoft nổi lên là ứng viên khả dĩ nhất cho vụ “se duyên” đầy gượng ép này.

Microsoft, một gã khổng lồ phần mềm của Mỹ, đã sẵn sàng nhảy vào đàm phán để mua các hoạt động của TikTok tại Mỹ, cũng như các hoạt động ở New Zealand, Úc và Canada.

ByteDance là công ty mới nhất trong một loạt các công ty Trung Quốc, trong đó có nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu Huawei, được chính quyền Trump nhắm đến trong bối cảnh lo ngại về hoạt động gián điệp và tuyên truyền trên mạng.

Nhà chức trách Mỹ tuyên bố, mà không cung cấp bằng chứng cho thấy rằng các công ty đang hoặc có thể được sử dụng để truyền dữ liệu cá nhân của người Mỹ cho chính phủ Trung Quốc. Nhưng ByteDance sẽ không phải là người cuối cùng trong những mục tiêu của Mỹ.

Lenovo, một công ty cổ phần nhà nước Trung Quốc, bán rất nhiều máy tính ở Mỹ đang bị nhắm đến. Tencent, một gã khổng lồ truyền thông xã hội, sở hữu số lượng cổ phần lớn trong các studio trò chơi video với hàng triệu người dùng Mỹ, cũng đang nằm trong một chiến dịch “thanh trừng”.

Vào ngày 2 tháng 8, Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao, đề nghị Mỹ có thể hành động chống lại không chỉ ứng dụng TikTok mà cả ứng dụng Tencent, WeChat và một số công ty Trung Quốc khác cung cấp dữ liệu trực tiếp cho ... bộ máy an ninh quốc gia của họ.

Các mối đe dọa dữ liệu từ Trung Quốc có thể tiềm tàng. Nhưng chủ nghĩa cơ hội, quan điểm “đánh rắn dập đầu” từ các nhà chính trị diều hâu đang trở thành một mối lo ngại. Nó cho thấy sự bất chấp mọi quy tắc hay thủ tục nào, làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư vào Mỹ và gây áp lực chính trị lên các cơ quan như CFIUS...

Căng thẳng Mỹ-Trung đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó các công ty công nghệ là tâm điểm - Ảnh: Reuters

Căng thẳng Mỹ-Trung đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó các công ty công nghệ là tâm điểm - Ảnh: Reuters

Sau động thái với TikTok, người ta thấy rằng Mỹ cần sắp xếp chế độ bảo mật dữ liệu của chính mình, để tăng cường quá trình kiểm tra các khoản đầu tư công nghệ nước ngoài. Những cơ quan như CFIUS cần kết luận kịp thời hơn, khi phải mất hai năm để bắt đầu điều tra thỏa thuận của Music.ly.

Tổng thống Trump đang theo dõi các cuộc đàm phán của TikTok với Microsoft với sự hồi hộp. Ông thậm chí còn đề nghị Bộ Tài chính nên cắt giảm công đoạn để thực hiện thỏa thuận, một yêu cầu không có cơ sở pháp lý.

Chính quyền Trump nên thắt chặt Luật riêng tư. Mỹ gần đây đã thoải mái về việc bảo vệ dữ liệu của công dân và thù địch với các khái niệm an ninh mạng như mã hóa. Một luật bảo mật dữ liệu liên bang và an ninh mạng mới sẽ tạo ra các tiêu chuẩn minh bạch để xử lý dữ liệu của người Mỹ và các tin tặc nước ngoài.

Chính phủ cũng phải tìm cách đảm bảo chất lượng của các sản phẩm kỹ thuật số có chứa các thuật toán mờ, nên áp dụng cho tất cả các công ty, bất cứ nơi nào họ có trụ sở. Dự luật như vậy từ lâu đã được chờ đợi mòn mỏi trong Quốc hội. Nhà Trắng đã nỗ lực rất ít để hồi sinh mong đợi này.

Mỹ có quyền để ngờ vực Trung Quốc và ngược lại. Nhưng các công nghệ kỹ thuật số có bản chất là kết nối mở, vì thế việc đưa ra kết luận về tính ưu nhược điểm của nó là đặc biệt khó khăn, đôi khi không thể phân biệt.

Nói một cách khác, công nghệ kỹ thuật số như con dao hai lưỡi, với tính hai mặt mà người chơi khi quyết định đặt cược phải chấp nhận ngay từ đầu.

Giữa lúc căng thẳng Trung-Mỹ đang lên cao trên mọi lĩnh vực, quyết định “ép chết” TikTok không hẳn là câu trả lời. Nước Mỹ cần một phản ứng ít độc đoán và ít phản tác dụng hơn thế.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

Nga phủ quyết, Liên hợp quốc dừng giám sát lệnh trừng phạt hạt nhân đối với Triều Tiên

(CLO) Hôm thứ Năm (28/3), Nga đã phủ quyết việc tiếp tục giám sát các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên về chương trình hạt nhân.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h