Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Cần công bằng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang 'khát' vốn

23/06/2022 17:33

(CLO) Liên quan chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ gói ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần công bằng trong việc xét duyệt hồ sơ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay vì chỉ đến tay những doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp "khát" vốn

Kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi tích cực, doanh nghiệp cần vốn để khôi phục các chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy, mở rộng nhà xưởng, đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất, đào tạo, tuyển dụng lại lao động mới... Dù nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng mạnh nhưng việc tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn.

goi ho tro lai suat 2 can cong bang voi cac doanh nghiep vua va nho dang khat von hinh 1

Phục hồi sản xuất, các doanh nghiệp đang "khát" vốn - Nguồn: Kỳ Hoa

Bài liên quan

Dư vốn, tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng cầu Mai Dịch hơn 340 tỷ đồng

Phân bổ nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực y tế bảo đảm hiệu quả, đúng quy định

Làm rõ nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao năm 2022

Lấy lại sức sống, doanh nghiệp rất cần “Sự đồng hành của người bạn báo chí”

Cụ thể, ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) cho biết, việc tiếp cận vốn ngân hàng đang gặp khó vì nhiều ngân hàng thông báo hết hạn mức tăng trưởng, không thể giải ngân mới.

Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thực hiện; một số ngân hàng thương mại bắt đầu đăng ký hạn mức chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ gói ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng để triển khai tới khách hàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp đều cho rằng rất khó tiếp cận.

"Làm sao doanh nghiệp tiếp cận được, có cần làm đơn đề nghị không và yêu cầu cụ thể để được vay ưu đãi lãi suất này là gì?", ông Hiến đặt vấn đề.

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. HCM cũng cho biết, doanh nghiệp đang hết sức khó khăn do nguyên liệu đầu vào để sản xuất đang tăng cao, có loại vượt 40%, cùng với giá xăng dầu trong nước tăng cao kỷ lục. Nếu các doanh nghiệp áp vào giá thành chắc chắn sẽ đẩy giá bán sản phẩm lên cao.

“Chúng tôi đang 'khát' vốn. Trước đây, chỉ cần khoảng 100 tỷ đồng để dự trữ nguyên vật liệu, giờ chi phí tăng đẩy tiền dự trữ thêm 50%, nghĩa là phải cần 150 tỷ đồng. Kiến nghị các ngân hỗ trợ để nâng hạn mức khoản vay cho doanh nghiệp bằng cách đánh giá lại tài sản đảm bảo là bất động sản để tăng nguồn vốn vay”, bà Chi nói.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn

Liên quan chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ gói ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đến thời điểm hiện tại gói cho vay này vẫn ở giai đoạn khởi đầu, chưa có nhiều ngân hàng triển khai.

"Chưa biết các ngân hàng triển khai thế nào và NHNN phân bổ cho họ ra sao. Cũng chưa có con số thống kê công bố cho vay giải ngân được bao nhiêu", ông Hiếu nêu.

Để việc triển khai được công bằng, vị chuyên gia đề nghị nên phân bổ cho tất cả các ngân hàng chứ không phải chỉ những ngân hàng lớn, mạnh hay ngân hàng chính sách được hưởng. Nên chia đồng đều cho các ngân hàng dựa theo dư nợ tín dụng của họ trên tổng dư nợ của hệ thống.

goi ho tro lai suat 2 can cong bang voi cac doanh nghiep vua va nho dang khat von hinh 2

Chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Nguồn: NVCC

"Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận cần phải có quy chế riêng cho gói này. Tức là những tiêu chí mà nội bộ các ngân hàng đưa ra cho vay phải được NHNN ban hành trên cơ sở những tiêu chí này để xét duyệt hồ sơ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, yếu kém. Chứ không thì gói này cũng chỉ đến tay những doanh nghiệp lớn, khách hàng sộp của ngân hàng thôi. NHNN nên có cơ chế đưa ra những tiêu chí cho vay rất khách quan và các ngân hàng cứ theo các tiêu chí đó chứ không thể để cho các ngân hàng tự chủ động cho vay", TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Không chỉ riêng gói hỗ trợ lãi suất 2%, hiện nay các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn vay vốn ngân hàng. Do đó, ông Hiếu đánh giá cao vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng đảm bảo cho các doanh nghiệp. "Khi ngân hàng lắc đầu thì doanh nghiệp chạy đến Quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ bảo lãnh tín dụng xét hồ sơ xong sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng", ông Hiếu chỉ ra.

Song, vị chuyên gia cũng nhận định, hiện quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn rất mỏng, tùy thuộc vào ngân sách từng địa phương. Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, thực tế quy mô của Quỹ bảo lãnh tín dụng hầu hết còn nhỏ do nhiều địa phương chưa có nguồn lực để bố trí vốn điều lệ cho quỹ. Do đó, cần nâng cao năng lực về cả nguồn nhân lực, tài chính công nghệ của các quỹ này. Ngoài ra, rất cần có Quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia, để tiếp sức cho doanh nghiệp phục hồi.

"Việc hỗ trợ lãi suất trực tiếp bằng ngân sách đang được NHNN thực hiện, nhưng không chỉ mỗi ngành ngân hàng, để cứu và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Lúc này, cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bộ, ngành, các địa phương", ông Hiếu nhấn mạnh.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Cần công bằng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang 'khát' vốn
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO