Hà Nội thông qua 6 chế độ chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19

Thứ tư, 23/06/2021 18:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 23/6, tại kỳ họp thứ Nhất, HĐND TP khóa XVI, các đại biểu HĐND TP đã thảo luận và thông qua Nghị quyết quy định một số cơ chế chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà trình bày tờ trình tại kỳ họp. Ảnh: HNP

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà trình bày tờ trình tại kỳ họp. Ảnh: HNP

Bài liên quan

6 mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội gồm: Chi chế độ hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu đối với người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly; chế độ bồi dưỡng và chế độ hỗ trợ tiền ăn đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2; chế độ đối với người phải kéo dài thời gian cách ly tại cơ sở y tế, khu cách ly tập trung; hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép trên địa bàn thành phố phải thực hiện cách ly tập trung. 

Cụ thể: UBND các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách để bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức chi tối đa không quá 80.000 đồng/người/ngày. 

Về chế độ bồi dưỡng và chế độ hỗ trợ tiền ăn đối với 8 đối tượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng chống dịch 150.000 đồng/người/ngày. Riêng với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách tình nguyện tham gia phòng, chống dịch Covid-19 do thành phố huy động được hưởng chế độ bồi dưỡng chống dịch từ 200.000 đồng/người/ngày đến 300.000 đồng/người/ngày. Về lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.

Ngoài ra, học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách tình nguyện tham gia phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện 40.000 đồng/người/ngày. 

Đối với hỗ trợ thêm cho các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19; đối tượng được quy định tại Điều 2, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ được mức hỗ trợ thêm 70% mức chi chế độ phụ cấp, bồi dưỡng cho từng đối tượng tương ứng khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 Điều 2, Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ, về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19. Còn đối với những đối tượng đã nêu trên, mức hỗ trợ thêm bằng 70% mức chi bồi dưỡng chống dịch quy định tại Nghị quyết này. 

Về hỗ trợ chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, các đối tượng là tiếp xúc của tiếp xúc gần (F2); người có triệu chứng bệnh và có liên quan đến ca bệnh xác định; người đi, đến, ở, về từ vùng có dịch hoặc bệnh nhân mắc Covid-19; người trong khu vực có ổ dịch Covid-19 được khoanh vùng, phong tỏa; người ở khu vực có nguy cơ cao theo chỉ định của cơ quan y tế... sẽ được hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế (ngoài phần chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế nếu có). 

Về chế độ đối với người phải kéo dài thời gian cách ly tại cơ sở y tế, khu cách ly tập trung, sẽ được hỗ trợ chi phí tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày; các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày. 

Đối với việc hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép trên địa bàn thành phố phải thực hiện cách ly tập trung, nội dung và mức hỗ trợ gồm: Chi phí vận chuyển, áp tải đối tượng đến các cơ sở cách ly tập trung và thực hiện bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý sau khi kết thúc thời gian cách ly tập trung tại Việt Nam; chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2; chi phí tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày; các chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày. Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định một số cơ chế chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Minh Chí

Tin khác

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Hyosung đầu tư kinh doanh hiệu quả

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Hyosung đầu tư kinh doanh hiệu quả

(CLO) Tiếp ông Lee Sang Woon, Phó Chủ tịch, Giám đốc điều hành Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định: Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn đầu tư kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững.

Tin tức
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về ký kết hợp đồng lao động

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về ký kết hợp đồng lao động

(CLO) Cử tri kiến nghị lãnh đạo tỉnh An Giang chỉ đạo đơn vị chức năng xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp vi phạm về việc ký kết hợp đồng lao động.

Tin tức
Tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong phòng, chống thiên tai

Tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong phòng, chống thiên tai

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị từng địa phương tập trung nâng cao năng lực điều hành của mình; tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương bởi đây mới là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ, mới có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kịp thời xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kịp thời xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục bám sát tình hình, kịp thời xử lý các vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu.

Tin tức
Việt Nam sẽ giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, 'rút' số tàu cá tối đa xuống khoảng 83.600 chiếc

Việt Nam sẽ giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, "rút" số tàu cá tối đa xuống khoảng 83.600 chiếc

(CLO) Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, điều chỉnh tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Phấn đấu tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc.

Tin tức