Hàng loạt tranh dân gian được tái hiện trong MV mới "Kẻ cắp gặp bà già" của Hoàng Thùy Linh

Chủ nhật, 05/04/2020 15:51 PM - 0 Trả lời

CLO) Tối 4/4, MV "Kẻ cắp gặp bà già" của Hoàng Thùy Linh chính thức được phát hành. MV dựa trên nội dung trong những bức tranh Hàng Trống nổi tiếng như: Đám cưới chuột, Ngưu Lang Chức Nữ, Thuý Kiều gặp Kim Trọng, Mẫu Thượng Ngàn…Tất cả là những câu chuyện và hình ảnh gắn liền với tập quán, văn hoá của người Việt.

Sự kiện: Hoàng Thùy Linh

Được phát hành trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, Hoàng Thùy Linh hy vọng cô có thể mang tới niềm vui và hạnh phúc tới khán giả thông qua sản phẩm âm nhạc của mình.

Ca sĩ cho biết khi quay MV, ê-kíp đều phải đeo khẩu trang và liên tục sử dụng nước sát khuẩn để đảm bảo an toàn. "Ê-kíp phải cắt giảm nhân lực, đồng nghĩa một người sẽ phải làm gấp 2, 3 lần so với bình thường. Tâm lý của chúng tôi cũng vì thế mà khá căng thẳng", nữ ca sĩ tâm sự.

Kẻ cắp gặp bà già xoay quanh ván cờ gánh- vua và hoàng hậu

Hoàng Thùy Linh từng ước mơ tái hiện khung cảnh lộng lẫy, hoành tráng trong giai đoạn phồn thịnh nhất của nước Việt Nam là thời Lê trong sản phẩm của mình. Kẻ cắp gặp bà già chính là miền đất để nữ ca sĩ biến ước mơ ấy trở thành sự thật.

Hoàng Thùy Linh gây chú ý với nhiều MV gần đây như

Hoàng Thùy Linh gây chú ý với nhiều MV gần đây như "Để Mị nói cho mà nghe", "Duyên âm".

Kẻ cắp gặp bà già xoay quanh ván cờ gánh - một trò chơi dân gian Việt Nam - với hai đấu thủ là Vua và Hoàng hậu.

Mỗi ván cờ dựa trên nội dung trong những bức tranh Hàng Trống nổi tiếng như Đám cưới chuột, Ngưu Lang Chức Nữ, Thuý Kiều gặp Kim Trọng, Mẫu Thượng Ngàn… Lồng trong những khung cảnh mang tính biểu trưng được tái hiện từ loạt tranh có tuổi đời hàng trăm năm là nước cờ táo bạo của hoàng hậu để xoay chuyển những điều tưởng như không thể.

Hình ảnh được cắt ra từ MV Kẻ cắp gặp bà già

Hình ảnh được cắt ra từ MV Kẻ cắp gặp bà già

Theo chia sẻ của ê-kíp, bối cảnh thời gian của MV không nằm ở một thời đại hay triều đại cụ thể nào. Đó có thể là quá khứ, tương lai, là thực tế hoặc chỉ trong tưởng tượng.

Ván cờ giữa vua và hoàng hậu trong MV

Ván cờ giữa vua và hoàng hậu trong MV

MV là lời chiêm nghiệm của một phụ nữ sau khi trải qua các giai đoạn khó khăn trong đời. "Người đời có thể nhìn phụ nữ ở giai đoạn ấy như một kẻ từng trải, một người đủ bản lĩnh, thậm chí là “cáo già”. Nhưng cũng là người phụ nữ ấy, sau khi đã đi qua đủ đắng cay và chấp nhận, sẽ hiểu rằng cô ấy không thể một mình". Cô chia sẻ..

“Kẻ cắp” hay “bà già” đến cuối cùng không chỉ là hai đấu thủ ngang tài ngang sức, mà còn là thời điểm người ta tỏ rõ lòng mình nhất. Kỳ thực, điều Hoàng hậu mong muốn không phải là quyền lực trị vì hay một chiếc ngôi cao.

Có dành cả một quãng tuổi trẻ để lấy được quyền lực đi chăng nữa, cũng là để được ở cạnh người họ yêu. Cuộc đấu trên bàn cờ của Vua và Hoàng hậu, với những thế cờ quyền lực, nhưng mục đích thật sự lại là tình yêu.

Trang phục gây tranh cãi

Theo đó, trang phục của Hoàng Thùy Linh và các diễn viên trong MV do stylist Hoàng Ku lấy cảm hứng từ thời Lê. Không còn rào cản của thời đại, những bộ áo màu sắc nhất, tự do nhất, kì lạ nhất đã được ra đời.

Sự hòa trộn giữa phong cách cổ xưa và hiện đại là điều kiện tiên quyết trong từng bộ trang phục, để những người trẻ nhất, những người am tường nhất về thời trang cũng cảm thấy hài lòng.

Trang phục gây nhiều tranh cãi trong MV

Trang phục gây nhiều tranh cãi trong MV

Cô diện trang phục táo bạo với phần form dáng khiến nhiều người liên tưởng đến chiếc áo dài cách tân. Điều đáng chú ý là phần xẻ tà khá sâu nhưng nữ ca sĩ lại được cho là không mặc quần dài bên trong. Bỗng dưng trở thành chủ đề bị bàn tán khắp nơi, nữ ca sĩ vấp phải những ý kiến tiêu cực và trái chiều.

Sáng 5/4, trên trang cá nhân, Hoàng Ku - stylist của Hoàng Thùy Linh trong MV - lên tiếng. Anh viết: “Bộ trang phục này không phải áo dài cách tân như một số bạn hay các page đang bàn tán. Đây là bộ váy xẻ hai bên hông, liền bao tay, dùng họa tiết tranh Hàng Trống để in lên toàn bộ thân váy được đặt riêng cho Linh, thực hiện bởi NTK Lưu Ngọc Kim Khanh”.

Bên cạnh đó, anh cũng nói thêm việc sử dụng mẫu váy theo dáng minimalist (tối giản) để tôn lên họa tiết tranh Hàng Trống. "Vì có những bức tranh Hàng Trống là tranh thờ. Ví dụ như tranh Ngũ Hổ, Sơn Trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy... nên ekip cũng phải cân nhắc chọn lựa rất kĩ để không phạm huý khi in lên trang phục. Nên tất cả những bức tranh Ku chọn để in lên váy được gọi là tranh treo chơi, chủ đề dân dã như tranh cảnh “chợ quê”, “canh nông chi đồ”, “tố nữ”, “tứ dân”,..." - Hoàng Ku bộc bạch.

Đây tiếp tục là một sản phẩm của Hoàng Thùy Linh được đánh giá cao về mặt nghệ thuật sau Tứ Phủ, Để Mị nói cho mà nghe… Nhiều khán giả dành lời khen ngợi có cánh cho nữ ca sĩ.

X

Diệu Linh

Tin khác

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

Ra mắt sách “Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng”

(CLO) Nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, sáng nay 24/4, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách Con đường Văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

Khai mạc Hội thi Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ III

(CLO) Đờn ca tài tử là nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ và Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ.

Đời sống văn hóa
Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa