Hệ luỵ khôn lường khi phê chuẩn thuốc chống Covid-19 quá dễ dàng

Thứ hai, 21/09/2020 15:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thuốc trị sốt rét, vaccine Nga và huyết tương ở người đã khỏi Covid-19, đâu là điểm chung của ba thứ này? Đấy là chúng đều được các chính phủ cho phép sử dụng để đối phó với đại dịch mà không hề có hoặc có rất ít tính hệ thống và chính xác.

Bài liên quan
Hệ luỵ khôn lường khi phê chuẩn thuốc chống Covid-19 quá dễ dàng. Ảnh minh hoạ: EPA

Hệ luỵ khôn lường khi phê chuẩn thuốc chống Covid-19 quá dễ dàng. Ảnh minh hoạ: EPA

Vào ngày 28 tháng 3, trước khi đại dịch sắp sửa diễn ra, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép sử dụng hydroxychloroquine khẩn cấp, một loại thuốc trị sốt rét tuy đã được công bố nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro.

Tranh cãi đã nổ ra khi một số người, trong đó có tổng thống Donald Trump, cho rằng loại thuốc này có khả năng chữa Covid.

Dựa vào “thí nghiệm trong ống nghiệm và dữ liệu thực nghiệm lâm sàng”, trong giấy phép trình bày rằng thật sự loại thuốc này đã hiệu nghiệm.

Vào ngày 11 tháng 8, Vladimir Putin, tổng thống nước Nga, đã tuyên bố rằng Nga là chính phủ đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine Covid-19, dù không trải qua đầy đủ các xét nghiệm theo quy trình.

Và vào ngày 23 tháng 8, ông Trung đã công bố phê duyệt việc sử dụng liệu pháp huyết tương dưỡng bệnh để điều trị Covid-19.

Ông nói đây là một “bước đột phá mang tính lịch sử” trên cở sở một nghiên cứu thống kê mà trong đó, người đứng đầu của FDA, Stephen Hahn, đã sai lầm một cách công khai và ngoạn mục.

Thật đáng tuyên dương khi các cơ quan quản lý hành động nhanh chóng trong những trường hợp khẩn cấp.

Nhưng ba ví dụ sau đây đã làm dấy lên những lo lắng rằng đôi khi họ đã hành động quá nhanh, và có lẽ động cơ cũng chưa đúng đắn.

Và thật vậy, mọi việc lại quay trở về vạch xuất phát.

Hydroxychloroquine đã bị hủy phê chuẩn vào ngày 15 tháng 6, sau một loạt các thử nghiệm được tiến hành kỹ lưỡng cho thấy loại thuốc này không có tác dụng với Covid-19.

Điều đáng lo ngại là hai cách tiếp cận còn lại có thể cũng vô ích - điều này sẽ đánh lạc hướng nỗ lực và sự chú ý khỏi những phương pháp đầy hứa hẹn, hoặc tệ hơn, sẽ gây ra những tác hại thật sự.

Tuyên bố của nước Nga là về quá trình hoạt động của Sputnik V, được chế tạo bởi Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya, Moscow.

Liều vaccine này có 2 lần tiêm, cách nhau 3 tuần

Mỗi mũi tiêm là một loại virus vô hại đã được biến đổi để biểu hiện một trong những protein được tạo ra bởi SARS-COV-2, loại virus gây ra Covid-19.

Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn hợp lý.

Lí do chính trị khiến nhiều quốc gia

Lí do chính trị khiến nhiều quốc gia "đi tắt" trong việc cấp phép thuốc chống Covid-19. Ảnh: The Week

Nhưng thật không may, Sputnik V vẫn chưa trải qua quá trình thử nghiệm, thường có sự tham gia của hàng nghìn người để có thể chứng minh được hiệu quả cũng như độ an toàn của vaccine.

Trên thực tế, chỉ mới có 76 người được thử nghiệm và không hề có kết quả gì được công bố (tương tự với tất cả những cuộc thí nghiệm động vật mà trước đó Viện tuyên bố vận hành).

Nói cách khác, Putin chỉ đơn giản vẽ lại vạch đích cho việc chế tạo vaccine, tự vượt qua nó, và tự mình tuyên bố thắng lợi.

Động thái của Mỹ cũng không tốt hơn là bao.

Đi theo vết xe đổ của Nga, cách tiếp cận của Mỹ về mặc nguyên tắc là hợp lý nhưng vẫn chưa được kiểm tra đầy đủ.

Liệu pháp huyết tương dưỡng cho phép truyền huyết tương từ bệnh nhân đã khỏi bệnh (người này chứa nhiều kháng thể chống lại kháng nguyên gây bệnh) sang bệnh nhân cần được điều trị.

Theo nhận xét của Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, liệu pháp này đã được sử dụng để chữa trị các bệnh truyền nhiễm trong hơn 100 năm và có hiệu quả với một số, nhưng không phải tất cả các loại bệnh.

Do đó, các thử nghiệm về phương pháp chữa trị Covid-19 vẫn đang được tiến hành trên toàn thế giới, nhưng Tiến sĩ Swaminathan cho biết kết quả đến nay vẫn là “chưa thể kết luận” và bản thân các thử nghiệm chỉ mang quy mô nhỏ.

Vì vậy, WHO coi đây là một “liệu pháp thử nghiệm”. FDA, hiển nhiên, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Ông Trump cùng với Tiến Sĩ Hahn đã đưa ra thông báo trên cùng một cương lĩnh chính trị.

Có hai việc khiến mọi người khó chịu về điều này.

Thứ nhất, cơ sở để phê chuẩn khẩn cấp là một nghiên cứu quan trắc về cách sử dụng huyết tương (trên dưới 3 ngày sau khi chẩn đoán) chứ không phải một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, trong đó một số bệnh nhân sử dụng giả dược thay cho liều thuốc thử nghiệm.

Thứ hai, ngay cả khi bỏ qua sự khác biệt trên thì những ưu điểm của quá trình nghiên cứu vẫn khó lòng bào chữa cho sự phê chuẩn đã được đưa ra.

Tiến sĩ Hahn mô tả những lợi ích của việc điều trị sớm bằng huyết tương dưỡng rằng: “nếu dữ liệu tiếp tục được truyền đi, (trong số) 100 người mắc Covid-19 sẽ có 35 người được cứu sống nhờ sử dụng huyết tương”.

Jonathan Reiner, giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học George Washington, đã tweet rằng điều này là một “sai lầm trầm trọng”, con số thực tế chỉ có 3,2.

Tiến sĩ Hahn sau đó đã đính chính rằng ông nhầm lẫn giữa giảm nguy cơ tử vong tương đối (35% giữa hai nhánh của nghiên cứu) với giảm nguy cơ tuyệt đối.

Đó là một sai lầm tương đối cơ bản.

Trong khi đó, ở Hồng Kông - một vùng lãnh thổ tưởng chừng đã có thể kiểm soát được SAR-COV-2 thì nổi lên tin tức về một bệnh nhân đã hồi phục Covid-19 nhưng hiện lại bị nhiễm một chủng virus mới hơi khác so với chủng trước đó.

Việc ngoại suy từ một trường hợp đơn lẻ là rất rủi ro, nhưng điều này đặt ra câu hỏi về việc một người sau khi bình phục sẽ giữ được khả năng miễn dịch khỏi tái nhiễm trong bao lâu.

Câu trả lời đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiểu được khả năng miễn dịch của người đối với virus sẽ phát triển như thế nào trong quần thể, và cũng có thể có những tác động đối với sự phát triển vaccine.

Các bác sĩ giờ đây sẽ chăm chỉ tìm kiếm các ví dụ tương tự để có thể cải thiện vốn hiểu biết này.

Vân Trần

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế