(CLO) Được biết đến như là chủ đầu tư của nhiều dự án quy mô lên đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên Hưng Ngân Group của đại gia Nguyễn Đắc Điềm đã nhiều năm không phát sinh doanh thu đồng thời liên tục báo lỗ, cũng là con nợ "chây ì" của một ngân hàng với hàng loạt món nợ xấu.
“Đại gia" BĐS nhưng vẫn bị từ chối làm dự án
Tháng 5/2021, CTCP Đầu tư Nhà và Thương mại Hưng Ngân (Hưng Ngân Group) đã gửi đề xuất về việc khảo sát, tài trợ quy hoạch và thực hiện khu đô thị Nam Sông Đa Nhim với UBND Lâm Đồng.
Doanh nhân Nguyễn Đắc Điềm (bên trái) - Chủ tịch HĐQT Hưng Ngân Group. Nguồn: Internet.
Dự án được đề xuất với quy mô đất sử dụng lên tới 230ha, trong đó 45ha thuộc địa phận xã Phú Hội, Huyện Đa Nhim còn 175ha sẽ nằm trong địa phận thị trấn Liên Nghĩa với nhiều hạng mục xây dựng được đưa ra.
Đáng chú ý, Hưng Ngân Group cũng gửi văn bản đề xuất nghiên cứu tài trợ lập quy hoạch 1/500 và thực hiện dự án Cảng cạn Lạng Sơn ở địa bàn huyện Cao Lộc. Tuy nhiên, đề nghị này đã không được UBND tỉnh Lạng Sơn chấp thuận.
Thành lập từ năm 2007, CTCP Đầu tư Nhà và Thương mại Hưng Ngân (Hưng Ngân Group) lâu nay vẫn được biết đến là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản trải dài từ Bắc tới Nam với tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Có thể kể đến như Khu du lịch sinh thái Cửa Cạn (Phú Quốc, Kiên Giang), dự án Hưng Ngân Garden (quận 12, TP.HCM, 2,75ha, tổng mức đầu tư 1.880 tỷ); Dự án khu dân cư căn hộ cao tầng tại quận Gò Vấp, TP. HCM (2,973 ha, tổng mức đầu tư 2.140 tỷ); Khu du lịch Hưng Ngân Phú Quốc (20,4 ha, tổng mức đầu tư 2.350 tỷ), khu thương mại tài chính kho bãi tại hai bên đường dẫn cầu Bắc Luân, Quảng Ninh (181,38 ha, tổng mức đầu tư 8.000 tỷ)...
Ngoài ra, Hưng Ngân còn phát triển các dự án tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - quê hương của doanh nhân Nguyễn Đắc Điềm, người sáng lập nên Hưng Ngân Group với Dự án Khu đô thị và dịch vụ phía Tây Thị trấn Chờ phân khu A (quy mô 246,36ha, tổng vốn đầu tư dự án hơn 3.569 tỷ đồng); dự án nâng cấp TL.286 đoạn thị trấn chờ đến cầu Đo Lo huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hình thức BT với tổng kinh phí hơn 277 tỷ đồng.
Hệ sinh thái "xanh vỏ đỏ lòng" thua lỗ triền miên
Liên tục mở rộng quy mô trong những năm qua, tổng tài sản của Hưng Ngân đạt mức 2.145 tỷ đồng cuối năm 2020, tăng 376 tỷ đồng so với cuối năm trước chủ yếu do nợ phải trả tăng từ 336 tỷ đồng lên 660 tỷ đồng.
Hiện tại, "Hệ sinh thái" của Hưng Ngân Group bao gồm nhiều công ty thành viên như: CTCP Dịch vụ Quản lý Bất động sản Thiên Ngân (Hưng Ngân Services), CTCP Đầu tư Tây Á (Hưng Ngân Trading), CTCP Đầu tư Xây dựng Yên Minh (Hưng Ngân Construction), Sàn bất động sản Hưng Ngân (Hưng Ngân Land) và đặc biệt là CTCP Nhà Hưng Ngân (Hưng Ngân Houses).
Quy mô liên tục tăng tuy nhiên kết quả kinh doanh của Hưng Ngân lại không tương xứng, thậm chí có phần bết bát. Trong suốt giai đoạn 4 năm từ 2016 đến 2019, Công ty không hề phát sinh doanh thu đồng thời báo lỗ triền miên. Đến năm 2020, dù ghi nhận doanh thu gần 135 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp này vẫn là con số 0.
Những khoản lỗ dù không lớn nhưng cũng đang dần dần ăn mòn vốn chủ sở hữu của Hưng Ngân Group. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này giảm từ 1.478 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 1.433 tỷ đồng vào cuối năm 2019.
Tuy nhiên đến cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của Hưng Ngân đã bất ngờ tăng lên mức 1.485 tỷ đồng dù không có lợi nhuận. Không loại trừ khả năng, Công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ trong năm 2020 vừa qua.
Dự án không nổi nhưng chủ đầu tư nổi tiếng là con nợ "chây ì"
Trong hệ sinh thái của Hưng Ngân Group, nổi lên cái tên sáng giá nhất là Hưng Ngân House. Doanh nghiệp với quy mô vốn hơn 315 tỷ đồng được thành lập vào năm 2009 với 4 cổ đông sáng lập là: Hưng Ngân Group (55%), ông Nguyễn Đắc Điềm (25%), bà Nguyễn Thị Lương (5%), và bà Nguyễn Thị Đắc Ngân (15%).
Đến tháng 5/2018, trong khi hai cổ đông là Nguyễn Thị Lương và Nguyễn Thị Đắc Ngân thoái hết vốn thì tỷ lệ sở hữu của các cổ đông còn lại vẫn được giữ nguyên. Trong khi đó, ông Nguyễn Đắc Điềm, Chủ tịch HĐQT Hưng Ngân Group vẫn là người đại diện pháp luật của Hưng Ngân House.
Hưng Ngân House được biết đến là cái tên triển khai thường xuyên vướng phải lùm xùm về chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao chậm trễ, gây tổn thất tiền của gây xôn xao dư luận đơn cử như dự án Khu nhà ở cao tầng và khu phức hợp thương mại dịch vụ tại phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM (Chung cư Hưng Ngân Garden).
Nhằm thanh toán các chi phí triển khai dự án, Nhà Hưng Ngân đã vay ngân hàng số tiền gần 494 tỷ đồng. Đổi lại, công ty phải thế chấp nhiều bất động sản của ông Nguyễn Đắc Điềm, cùng con trai là Nguyễn Đắc Hưng và toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của dự án nêu trong hợp đồng tín dụng...
Thêm vào đó, phía ngân hàng cũng yêu cầu Nhà Hưng Ngân phải tất toán toàn bộ dư nợ và giải chấp tài sản bảo đảm tại ngân hàng khác để thế chấp toàn bộ quyền sử dụng đất (27.559,6m2) của dự án cho khoản vay. Tuy nhiên đến năm 2012, không hiểu vì sao phía ngân hàng đã chấp nhận tăng mức cho vay đối với Nhà Hưng Ngân lên xấp xỉ 691 tỷ đồng mà không cần nhận thêm tài sản thế chấp trên.
Khoản vay này sau đó đã bị ngân hàng xếp vào diện nợ nghi ngờ (nhóm 4) do Nhà Hưng Ngân không thể đảm bảo khả năng thanh toán gốc, lãi trong thời gian dài. Đến năm 2017, ngân hàng đã phải phát đi cảnh báo về khả năng chuyển vào nhóm nợ xấu (nợ có khả năng mất vốn).
Đầu năm 2020, phía ngân hàng sau đó đã phải rao bán khoản nợ của Nhà Hưng Ngân gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ là 518 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là 372 tỷ đồng và dư lãi vay là 146 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là bất động sản cùng nhiều khu đất của doanh nghiệp này tại TP.HCM và Hà Nội và Kiên Giang.
Sự lao dốc trong kết quả kinh doanh phần nào lý giải nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ của Nhà Hưng Ngân.
Năm 2016, doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận tới 1.052 tỷ đồng doanh thu tuy nhiên lại chỉ thu về vỏn vẹn 1 tỷ đồng lợi nhuận thuần. Sau một năm làm nhiều mà chẳng lãi được bao nhiêu, Nhà Hưng Ngân không còn phát sinh doanh thu và liên tiếp báo lỗ trong 4 năm sau đó.
Kinh doanh thua lỗ, quy mô của Nhà Hưng Ngân cũng bị thu hẹp so với năm trước với tổng tài sản ở mức 907 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống 287 tỷ đồng do khoản lỗ lũy kế. So với thời điểm cuối năm 2016, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bất động sản này đã lần lượt giảm 17,4% và 9,4%.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.