Hộ chiếu vắc xin của EU: Hợp lý nhưng có hợp tình?

Thứ tư, 03/03/2021 10:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban Châu Âu mới đây cho biết họ muốn cấp một chứng chỉ, được gọi là Thẻ xanh Kỹ thuật số, cho phép những người đã được tiêm chủng đi lại và di chuyển tự do hơn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: DW

Ảnh minh hoạ. Nguồn: DW

Bài liên quan

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã tweet vào hôm thứ Hai rằng, "Thẻ xanh kỹ thuật số nên tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của người dân châu Âu. Mục đích của nó là dần dần cho phép họ di chuyển an toàn ở bên trong Liên minh châu Âu hoặc thậm chí là ra nước ngoài để làm việc hoặc du lịch".

Bà von der Leye cho biết kế hoạch sẽ được triển khai vào cuối tháng này.

Các quốc gia Nam Âu như Hy Lạp và đảo Síp, những quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực du lịch, đã mạnh mẽ thúc đẩy việc triển khai hộ chiếu vắc xin trong nỗ lực khôi phục ngành kinh tế chủ đạo của mình.

Dự kiến ​​sẽ mất ít nhất ba tháng để thiết lập một hệ thống khả thi, cả về mặt kỹ thuật và hậu cần. Kèm theo đó là những vấn đề cần được xem xét.

Bà Melinda Mills, Giám đốc Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học tại Đại học Oxford, cho biết: “Trước khi giấy chứng nhận hoặc hộ chiếu vắc-xin được giới thiệu, điều kiện tiên quyết là một lượng lớn dân số sẽ cần được tiêm chủng, kèm theo đó là một nhóm lớn người dân cũng được chuẩn bị cho đợt tiêm phòng. Đối với châu Âu, các kế hoạch hiện tại dường như chỉ dừng ở mức 70% dân số châu Âu sẽ được chủng ngừa vào cuối mùa hè".

Hiện tại, chỉ có 6% dân số EU đã được tiêm chủng.

Theo Ủy ban châu Âu, hộ chiếu vắc xin sẽ không chỉ bao gồm lịch sử tiêm phòng mà sẽ còn chứa những thông tin mở rộng về tình trạng sức khoẻ của mỗi cá nhân. "Chúng tôi cũng sẽ xem xét các loại thông tin khác được công bố bên trong hộ chiếu vắc xin để tránh phân biệt đối xử giữa các công dân, chẳng hạn như kết quả kiểm tra hoặc giấy chứng nhận khỏi bệnh", phát ngôn viên của Ủy ban, bà Christian Wigand cho biết hôm thứ Hai (1/3).

Vấn đề đạo đức và quyền riêng tư

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đối với hộ chiếu vắc xin là các tiêu chuẩn đạo đức và các vấn đề về quyền riêng tư.

"Mối quan tâm chủ đạo về vấn đề đạo đức trước tiên là xác định xem ai sẽ không được cấp hộ chiếu này. Có một số người không thể tiêm vắc-xin vì lý do y tế như những người bị dị ứng hoặc phụ nữ mang thai. Ở một số quốc gia, một số dân tộc thiểu số nhất định sẽ đắn đo nhiều hơn trước khi tiêm phòng, và điều đó có nghĩa là nhóm này có thể bị loại trừ một cách vô tình", bà Mills nói.

Một báo cáo do bà Mills đồng tác giả và được xuất bản bởi nhóm SET-C tại Hiệp hội Hoàng gia nêu ra vô số vấn đề cần được giải quyết trước khi có thể đưa ra một hệ thống khả thi.

Một trong những tác giả chính khác của báo cáo, ông Chris Dye, giáo sư Dịch tễ học tại Khoa Động vật học của Đại học Oxford, đã chỉ ra trong báo cáo rằng mặc dù đã đạt được một số tiến bộ về các vấn đề đạo đức, quyền riêng tư và kỹ thuật, nhưng hộ chiếu vắc xin vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

"Nhiều lĩnh vực trong số này đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng chúng ta vẫn chưa ở vị trí tốt nhất để sử dụng hộ chiếu vắc xin. Hiện chúng tôi vẫn đang thu thập dữ liệu về hiệu quả chính xác của từng loại vắc xin trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và lây truyền, đồng thời xem xét thời gian miễn dịch là bao lâu", ông viết.

Các yếu tố khác như sự khác biệt trong tiến trình triển khai tiêm phòng giữa các nước trong khối EU hoặc thậm chí những thứ đơn giản khác như quyền truy cập kỹ thuật số cũng sẽ làm trầm trọng hoá tình trạng bất bình đẳng hiện tại.

"Hộ chiếu vắc xin này chỉ là thứ để đi du lịch quốc tế, hay để sử dụng trong y tế, hay rộng hơn là để kiếm việc làm, tham dự một trận đấu bóng đá hay thậm chí là cho những việc nhỏ nhặt hơn như ăn ở nhà hàng hay đi mua một ít sữa?", bà Mills đặt ra câu hỏi.

Hộ chiếu vắc xin sẽ chứa thông tin cá nhân nhạy cảm nên phải có các thông số được xác định rõ ràng như giới hạn mục đích và tối thiểu hóa dữ liệu.

Bảo vệ dữ liệu sức khỏe là một thành phần chính trong nhiệm vụ của Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECHR) nhằm bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân nhưng cũng để giảm thiểu những bất lợi liên quan đến tình trạng tiêm phòng của một người như tuổi tác, dân tộc hoặc giới tính.

Các yêu cầu về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu pháp lý cần được xem xét kỹ để tôn trọng cuộc sống riêng tư, bao gồm việc bảo vệ thông tin sức khỏe cá nhân và dữ liệu sinh trắc học.

Một phụ nữ xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng virus Corona trên điện thoại di động để tham gia một buổi hòa nhạc ở Tel Aviv. Tuy nhiên, hộ chiếu tiêm chủng có khả năng bỏ qua những người thiếu giấy tờ tùy thân hoặc không sở hữu hoặc không đủ tiền mua điện thoại thông minh - Ảnh: Abir Sultan / EPA / Shutterstock

Một phụ nữ xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng virus Corona trên điện thoại di động để tham gia một buổi hòa nhạc ở Tel Aviv. Tuy nhiên, hộ chiếu tiêm chủng có khả năng bỏ qua những người thiếu giấy tờ tùy thân hoặc không sở hữu hoặc không đủ tiền mua điện thoại thông minh - Ảnh: Abir Sultan / EPA / Shutterstock

Vấn đề kỳ thị

Ngoài ra, việc tiêm chủng là tự nguyện. Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với những người không muốn tiêm hoặc không thể tiêm chủng vì lý do y tế?

ECHR công nhận quyền bình đẳng và đảm bảo chống lại bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào. Đã có những lo ngại rằng hộ chiếu vắc xin có thể ảnh hưởng đến sự bảo vệ này nếu loại trừ một bộ phận dân số một cách vô tình.

Một trong những lập luận, cũng được Hội đồng Đạo đức của nước Đức nhấn mạnh, là việc hộ chiếu vắc xin có thể làm trầm trọng thêm những bất lợi về cơ cấu và dẫn đến sự kỳ thị của xã hội, đặc biệt là trong môi trường làm việc.

"Một số quốc gia đang xem xét liệu người sử dụng lao động có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người không được tiêm chủng hay không. Cũng có những câu hỏi liên quan đến những nguyên do mà một người có thể dựa vào để từ chối việc tiêm phòng, như vấn đề y tế, tôn giáo hay chính trị", bà Mills nói.

Ủy ban đang chịu áp lực phải xúc tiến các kế hoạch của mình, ít nhất là cho mọi người thấy rằng họ không phải là một "người già hay do dự". Thậm chí, EU có thể họ tham khảo từ Israel, bà Mills nhấn mạnh.

"Khi 'hộ chiếu xanh' được giới thiệu ở Israel vào ngày 21/2, quyền tiếp cận đã được cấp cho nhiều nhóm tuổi", bà Mills cho hay.

Hiện có nhiều quan điểm về câu chuyện về hộ chiếu vắc xin, ủng hộ có và phản đối cũng có. Tuy nhiên, dù thế nào thì có một thực tế là khi điều này được thực thi, sẽ xuất hiện một nhóm người không được hưởng những quyền lợi như những người được cấp hộ chiếu xanh này. 

Hoàng Việt

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế