Kế hoạch 1 nghìn tỷ USD và tham vọng thay đổi cơ sở hạ tầng Mỹ của Joe Biden

Thứ tư, 28/07/2021 21:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các cuộc đàm phán căng thẳng hôm thứ Ba (27/7) về dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ đô la đã rơi vào bế tắc, khi các Thượng nghị sĩ và Nhà Trắng cố gắng đạt được một thỏa thuận để thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng, nâng câp sơ cở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden.

Tổng thống Joe Biden phát biểu về nền kinh tế và chương trình cơ sở hạ tầng của mình tại Nhà Trắng. © Andrew Harnik, AP

Tổng thống Joe Biden phát biểu về nền kinh tế và chương trình cơ sở hạ tầng của mình tại Nhà Trắng. © Andrew Harnik, AP

Bài liên quan

Ban đầu, dự luật đã bị các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện phản đối sau khi họ chặn kế hoạch vào ngày 21 tháng 6. Các đảng viên Đảng Cộng hòa tỏ ra không đồng ý với việc tài trợ cho kế hoạch sử dụng nguồn dự trữ cứu trợ Covid-19 chưa sử dụng và bằng cách hoàn tác việc cắt giảm thuế năm 2017.

Nhưng giờ đây, sau một tháng đàm phán, dự luật cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng trị giá 1 nghìn tỷ đô la được cho là sắp hoàn thành. Nhà Trắng muốn có một thỏa thuận lưỡng đảng cho giai đoạn đầu, trước khi đảng Dân chủ giải quyết các ưu tiên rộng lớn hơn trong kế hoạch ngân sách 3,5 nghìn tỷ đô la đang được bàn bạc.

Kế hoạch nhiều nghìn tỷ đô la đầy tham vọng trong 8 năm bao gồm chi tiêu mới cho giao thông, hệ thống nước, năng lượng tái tạo, nhà ở, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng Mỹ hiện đang xếp thứ 13 trên toàn cầu về cơ sở hạ tầng, xếp sau các quốc gia như Pháp, Anh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Vận tải

Chỉ có Trung Quốc đầu tư nhiều hơn Mỹ vào các mạng lưới giao thông mới và hiện có. Tuy nhiên, Mỹ được xếp hạng thứ 12 trên toàn thế giới về giao thông vận tải.

Trong khi xếp hạng kết nối đường bộ và kết nối sân bay của Hoa Kỳ cao, chiếm vị trí hàng đầu toàn cầu cho cả hai lĩnh vực, cơ sở hạ tầng đường sắt của Hoa Kỳ đang bị tụt lại phía sau, được liệt kê ở vị trí thứ 48 trên toàn thế giới.

Singapore giành 'huy chương vàng' về cơ sở hạ tầng giao thông, đứng đầu bảng xếp hạng trên toàn thế giới.

Kế hoạch cơ sở hạ tầng của Tổng thống Biden bao gồm 621 tỷ USD để tài trợ cho việc cải thiện cầu, đường sắt, đường bộ, phương tiện công cộng, đường thủy, sân bay và các cơ sở hạ tầng giao thông khác. Phần này của dự luật cũng sẽ phân bổ tiền cho giao thông và giảm phát thải khí nhà kính bằng cách đầu tư vào thị trường xe điện.

Ông nói rằng tài trợ cho giao thông vận tải có thể tạo ra những công việc mới được trả lương cao và giúp đất nước cạnh tranh tốt hơn trong lĩnh vực này.

Hệ thống nước

Hoa Kỳ xếp hạng thấp trong chỉ số chất lượng nước của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Chỉ có 83% người được khảo sát, chỉ cao hơn một phần nhỏ so với mức trung bình là 81%, cho biết họ hài lòng với chất lượng nước của đất nước họ.

Hầu hết các nước OECD ở châu Âu đều dẫn trước Mỹ về chất lượng nước, trong đó Iceland đứng ở vị trí đầu tiên.

Nói chung, Hoa Kỳ không thể nói rằng họ có nước uống an toàn nhất trên thế giới. Chỉ số Hiệu suất môi trường do Đại học Yale nghiên cứu đã xếp quốc gia này thứ 23 trong số 180 quốc gia trên toàn thế giới. Điều này có thể được giải thích là do cơ sở hạ tầng cấp nước của Hoa Kỳ không đáng tin cậy lắm, được xếp hạng 30 trên toàn thế giới theo chỉ số của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2019.

Kế hoạch cơ sở hạ tầng của ông Biden sẽ phân bổ 111 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng cấp nước của Hoa Kỳ. Cụ thể hơn, phần ngân sách này sẽ hướng tới việc xây dựng lại các công trình hiện có, đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận nước sạch, cải thiện chất lượng nước chung và thay thế các đường ống dẫn của quốc gia. Nó cũng sẽ cho phép nâng cấp hệ thống nước thải và nước mưa.

Năng lượng sạch

Một lời hứa lớn khác trong chiến dịch ông Biden là thúc đẩy ngành năng lượng sạch của đất nước. Năng lượng tái tạo hiện chỉ chiếm 8% nguồn cung cấp năng lượng chính của Hoa Kỳ. 

Trên toàn thế giới, Hoa Kỳ đứng thứ 24 về quá trình chuyển đổi tổng thể sang năng lượng tái tạo. Chỉ có hai quốc gia trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Pháp và Anh, có được vị trí trong bảng xếp hạng cao nhất khi nói đến việc hướng tới các nguồn năng lượng sạch hơn.

Các quốc gia được xếp hạng trong top 10 về chỉ số năng lượng tái tạo chỉ chiếm 3% lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng và 2% dân số toàn cầu. Thụy Điển dẫn đầu bảng xếp hạng toàn cầu, tiếp theo là Na Uy và Đan Mạch.

Các quỹ dành cho năng lượng sạch là một phần của mảng sản xuất trong dự luật cơ sở hạ tầng của Biden, tổng số tiền lên tới 300 tỷ USD. Số tiền này nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn và y tế, nhưng các nhà sản xuất cũng tập trung vào năng lượng sạch và ô tô điện, cổng sạc và máy bơm nhiệt điện cho các tòa nhà.

Trường học và giáo dục

Khi nói đến cơ sở hạ tầng giáo dục và đào tạo đại học, Hoa Kỳ được xếp hạng thứ ba trên toàn thế giới. Chất lượng hệ thống giáo dục cao, đứng vị trí thứ tư. Tuy nhiên, trên một số cơ sở hạ tầng đơn giản, các vấn đề như truy cập internet trong trường học, Hoa Kỳ được xếp hạng 10 trên toàn thế giới.

Báo cáo năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về năng lực cạnh tranh toàn cầu cho biết: “So với các quốc gia được xếp hạng hàng đầu khác, Hoa Kỳ có thành tích kém về sức khỏe và giáo dục tiểu học, xếp thứ 29 mặc dù đã cải thiện 0,15 điểm so với năm ngoái”.

OECD xếp Mỹ thứ 20 trên 40 về giáo dục, xếp sau Latvia và chỉ hơn New Zealand một chút. Phần Lan được xếp hạng đầu tiên.

Trong dự luật cơ sở hạ tầng, Nhà Trắng đã phân bổ 100 tỷ USD để xây dựng các trường học mới trên toàn quốc và nâng cấp các tòa nhà hiện có, đặc biệt là các trường cao đẳng cộng đồng ở cấp tiểu bang. Phần này của dự luật cũng bao gồm tài trợ cho các cơ sở chăm sóc trẻ em, nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ cho những người cần nhất.

Quang Anh

Tin khác

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đến thăm Ấn Độ để tăng cường hợp tác giữa hai nước

(CLO) Ông Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, đã đến New Delhi hôm 28/3 trong chuyến thăm kéo dài hai ngày nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác song phương với Ấn Độ.

Thế giới 24h
Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

Colombia trục xuất các nhà ngoại giao Argentina sau phát biểu 'gây sốc' của Tổng thống Javier Milei

(CLO) Chính phủ Colombia đã ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao khỏi Đại sứ quán Argentina ở Bogota sau khi Tổng thống Argentina Javier Milei “phát biểu xúc phạm” người đồng cấp Colombia.

Thế giới 24h
Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

Xe buýt chở người đi Lễ Phục sinh rơi xuống vách đá, 45 người thiệt mạng ở Nam Phi

(CLO) Hàng chục tín đồ đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt đi dự Lễ Phục sinh lao xuống vách đá ở tỉnh Limpopo của Nam Phi vào thứ Năm (28/3).

Thế giới 24h
Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

Chính phủ Mỹ giải ngân trước 60 triệu USD để xây dựng lại cây cầu bị sập ở Baltimore

(CLO) Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm (28/3) đã trao cho bang Maryland 60 triệu USD cứu trợ khẩn cấp liên bang để ứng phó với vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, một khoản giải ngân rất nhanh sau một thảm họa như vậy.

Thế giới 24h
Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

Yếu thế trên chiến trường, ông Zelenskyy thúc giục Mỹ nhanh chóng viện trợ quân sự

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Chủ tịch Hạ viện Mỹ trong cuộc điện đàm hôm 28/3 rằng điều quan trọng là Quốc hội Mỹ phải nhanh chóng thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Kiev.

Thế giới 24h